Khai Cuộc Cờ Vua: Nguyên Tắc, Chiến Lược, Phương Pháp
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm, các nguyên tắc, phân loại khai cuộc trong cờ vua. Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc.
Mục lục ẩn 1. Khái niệm khai cuộc 2. Các nguyên tắc khai cuộc cờ vua 3. Phân loại khai cuộc: 4. Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc. 5. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc cờ vua1. Khái niệm khai cuộc
– Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc.
– Khai cuộc là nền tảng thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc, khai cuộc là sự tập trung huy động quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này cần phải đưa tốt lên chiếm giữ khu trung tâm tạo không gian để phát triển Tượng và Mã; sau khi các quân nhẹ T và M phát triển, thì có thể nhập thành (tuỳ vào thế cờ để đưa
Vua vào trí an toàn), đồng thời đưa Xe ra các cột quan trọng. Đến đây về cơ bản là kết thúc giai đoạn khai cuộc. (giai đoạn khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 đến 15 nước đi).
2. Các nguyên tắc khai cuộc cờ vua
*Nguyên tắc 1: Tranh giành quyền kiểm soát khu trung tâm.
Việc giành quyền kiểm soát khu trung tâm đóng vai trò quan trọng. Vì ở Trung tâm các quân có thể phát huy được tối đa sức mạnh của mình (trung tâm như một pháo đài chỉ huy bao quát toàn bộ bàn cờ); có thể huy động đến tất cả các hướng nhanh nhất và khống chế được các ô cờ ở mức tối đa. (VD: Quân Hậu ở TT khống chế 27 ô, ở góc là 23 ô ; Mã ở trung tâm khống chế được 8 ô cờ, còn ở góc chỉ khống chế được 2 ô cờ). Vì vậy trung tâm là điểm xuất phát để tấn công hay phòng thủ, trong giai đoạn này Tốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Ví dụ: 1.e4 e5 2.Mf3 f6? 3.Me5 fe 4.Hh5+ Ve7 5.He5+ Vf7 6.Tc4+ Vg6 7.Hf5+ Vh6 8.d4+ g5 9.h4 + –
*Nguyên tắc 2: Triển khai nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực lượng.
Để đảm bảo nguyên tắc này, người chơi cần tiến hành phát triển lực lượng của mình theo trình tự sau:
+ Tiến Tốt (Cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế khu trung tâm. Mở đường cho Hậu và Tượng triển khai.
+ Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm (Tượng, Mã)
+ Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).
+ Đưa các quân nặng (Hậu và Xe) vào những vị trí thuận lợi để tham chiến.
Lưu ý:
+ Không nên phát triển Tốt rời rạc hoặc quá xa khi bị tấn công không có quân bảo vệ.
+ Không nên phát triển tốt f, g, h ở những nước đi đầu tiên vì nếu thiếu thận trọng sẽ dẫn đến thua cờ.
+ Không nên đưa Hậu vào cuộc sớm vì Hậu có giá trị lớn, nếu đưa vào cuộc sớm rất dễ bị các quân yếu hơn của đối phương săn đuổi, đồng thời tạo điều kiện để triển khai quân.
Ví dụ: 1.e4 e5 2.Hf3 b6 3.Tc4 Mc6 4.Hf7 #
*Nguyên tắc 3: Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc.
Tốt tuy là quân cờ yếu nhất, kém cơ động nhất nhưng Tốt có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của thế cờ.
Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động quân, chưa nói đến khả năng phong cấp của chúng.
Khi di chuyển về phía trước Tốt hạn chế sự cơ động của các quân đối phương nhất là ở trung tâm. Vì vậy trong giai đoạn đầu của ván cờ, điều quan trọng là phải bố trí cấu trúc Tốt như thế nào cho hợp lí, vừa chiếm được không gian, vừa mở đường cho các quân khác triển khai.
Ví dụ: 1.d4 c5 2.dc e6 3.b4? a5 4.c3 ab 5.cb và 5… Hf6 – +
3. Phân loại khai cuộc:
Thông thường người ta chia khai cuộc thành 3 hệ thống: Hệ thống khai cuộc thoáng; hệ thống khai cuộc nữa thoáng, và hệ thống khai cuộc kín.
+ Hệ thống khai cuộc thoáng: là những khai cuộc được bắt đầu bằng nước đi 1. e4 e5
+ Hệ thống khai cuộc nửa thoáng: là những khai cuộc được bắt đầu bởi trắng đi 1. e4 nhưng đen đáp lại khác e5.
+ Hệ thống khai cuộc kín: là những khai cuộc được bên trắng bắt đầu bằng nước đi không phải là 1. e4
VD: Hệ thống khai cuộc thoáng
- Gambít Vua: e4 e5 2. f4
- Ván cờ Nga: e4 e5 2. Mf3 f6
- Khai cuộc bốn Mã: e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Mc3 Mf6
- Ván cờ Italia: e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4. b4
- Phòng thủ hai Mã: e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 Mf6
VD: Hệ thống khai cuộc nữa thoáng
- Phòng thủ Alêkhin: 1. e4 Mf6 e5 Md5
- Phòng thủ Pháp: e4 e6
VD: Hệ thống khai cuộc kín
- Gam bít Hậu: d4 d5 2. c4
- Phòng thủ An độ: d4 Mf6 2. c4 e6 3.Mf3
- Phòng thủ Hà Lan: 1. d4 f5
4. Chiến lược chơi trong các hệ thống khai cuộc.
a. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc thoáng.
Đặc trưng của loại khai cuộc này là cuộc chiến căng thẳng giành trung tâm và đe dọa các vị trí yếu của nhau của cả 2 bên. Cả 2 bên đều nhanh chóng triển khai lực lượng, ván cờ xảy ra sôi động với những đòn chiến thuật hoặc các thế biến phức tạp đòi hỏi người chơi phải tính toán chính xác các thế biến.
b. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc nửa thoáng.
Trong hệ thống khai cuộc này, không phải Đen nhường trung tâm cho Trắng và không tham gia cuộc đấu tranh giành trung tâm, mà ở đây Đen tạm thời “nhường” trung tâm cho Trắng, sau đó dùng quân gây áp lực lên các Tốt trung tâm của Trắng. Trong hệ thống khai cuộc này, cuộc đấu tranh giữa 2 bên được thực hiện với nhịp độ chậm hơn so với khai cuộc thoáng.
c. Chiến lược chơi trong hệ thống khai cuộc kín.
– Các cách ra quân thuộc khai cuộc kín có rất nhiều và phần lớn đều rất phức tạp và khó nắm vững. Khai cuộc kín dựa trên cơ sở đối chọi giữa áp lực bằng quân và trung tâm Tốt. Điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự am hiểu những nét tinh tế trong lối chơi thế trận. Nếu khai cuộc thoáng, tư tưởng chỉ đạo là phối hợp – chiến thuật, thì trong khai cuộc kín gọi là vận chuyển – chiến lược.
– Cần ghi nhớ rằng, cách phân loại trên chỉ là tương đối và mang nặng tính lịch sử. Nhiều khai cuộc như Khai cuộc Tây Ban Nha là khai cuộc thoáng nhưng lại có những phương án kín. Ngược lại, khai cuộc Gambit Hậu là khai cuộc kín nhưng lại có những phương án thoáng với những đường mỡ…
– Một số loại khai cuộc cơ bản:
– Ván cờ ý
Θ | 1.e4 | e5 |
Θ | 2. Mf3 | Mc6 |
Θ | 3.Tc4 | Tc5 |
Sau nước đi thứ 3 bên Trắng có 2 phương án chơi chính: Phương án 1 gắn liền với sự phát triển đối xứng, yên tĩnh. Phương án 2 đặt cơ sở trên những cố gắng của Trắng nhằm đạt được ưu thế trong khai cuộc bằng cách chiếm trung tâm, cuộc chiến đó diễn ra gay gắt, sôi động.
– Phòng thủ Pháp:
– 1.e4 e6
– 2.d4 d5 (Hình dưới)
– Phòng thủ Pháp là khai cuộc nửa thoáng nên nhịp độ trận đấu có chậm hơn so với các loại khai cuộc thoáng. Khai cuộc này có tên gọi như vậy từ sau khi trận đấu của Pazit – Vận động viên cờ người Pháp thắng lợi tại Luân Đôn năm 1934. Bên Đen củng cố vững chắc ô trung tâm d5 bằng e6. Khuyết điểm vốn có ở khai cuộc này là Tượng c8 của Đen rất khó phát triển, vì thế Đen phải thường xuyên chú ý đến việc tăng cường tích cực của quân Tượng này.
5. Phương pháp nghiên cứu khai cuộc cờ vua
Qua những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau, nội dung và tính chất của ván cờ đổi thay cùng với sự hiểu biết tri thức Cờ Vua ngày càng sâu sắc hơn. Ngày nay, nhờ sự phát triển rộng rải của môn Cờ Vua cũng như sự tăng cường các quan hệ trao đổi giữa vận động viên các nước, sự phát triển lý thuyết Cờ vua diễn ra rất nhanh chóng.
Vậy cần tiến hành công tác nghiên cứu các loại khai cuộc như thế nào? Phải chăng chúng ta cần thiết phải học thuộc lòng và ghi nhớ tất cả các thế trận?
Một ván cờ chứa đựng muôn vàn khả năng khác nhau. Những trận biến đó chỉ là những nước đi tiếp tục đã được kiểm nghiệm trong thi đấu, trong từng thế trận ra quân đều có thể tìm kiếm thêm những nước đi hoàn toàn áp dụng được. Do đó, việc “học vẹt” các thế biến khai cuộc là không cần thiết, thậm chí còn có hại, vì nó hạn chế tính sáng tạo của vận động viên Cờ Vua. Cần ghi nhớ không phải những kết luận mà là các phương pháp chơi, phương pháp chơi linh hoạt nó có thể giúp ích trong mọi trường hợp”.
Mặc dù các nguyên lý về sự triển khai nhanh chóng lực lượng, về ý nghĩa các ô trung tâm… đôi lúc tưởng chừng hết sức đơn giản dễ ghi nhớ. Nhưng thậm chí cả các VĐV Cờ Vua có kinh nghiệm nhiều lúc ngay từ những nước cờ ban đầu vẫn phải cố gắng tìm cách phối hợp để thu được các ưu thế về lực lượng, phá vỡ các quy chế cân bằng thế trận. Trong quá trình nghiên cứu khai cuộc, không được bỏ qua những chỗ chưa thấu đáo. Nếu chưa hiểu mục đích của một nước đi nào đó trong khai cuộc mà ta nghiên cứu thì hãy cố gắng tìm hiểu thêm những điều chỉ dẫn trong sách cũng như xem các ván cờ của các kiện tướng về đề tài đó.
Cuối cùng cần nhớ rằng, không nên có thái độ mù quáng, tôn sùng trước các nguyên tắc chung hay các phương án lý thuyết. Các nguyên tắc chung có ý nghĩa như các kết luận rút ra từ số lớn các trường hợp thực tế, thông thường các nguyên tắc chung này rất đúng đắn. Nhưng mọi quy luật đều có ngoại lệ và trong một số trường hợp riêng nào đó, các nguyên tắc chung này không áp dụng được.
Nhưng, những kiến thức thu được sẽ chỉ là tài sản nằm bất động nếu như không áp dụng trong thực hành thi đấu các phương án mà ta quan tâm. Nên ghi chép cẩn thận các ván cờ đã chơi, sau đó dành thời gian phân tích và xác định nước đi nào đã sai lầm, cũng như chỗ nào có thể đi hay hơn. Vấn đề trang bị “vốn” khai cuộc như kinh nghiệm cho thấy, hay hơn cả là bắt đầu nghiên cứu khai cuộc thoáng, ở phần này các khái niệm cơ bản như: Trung tâm, phát triển quân… đặc biệt được thể hiện rõ nét.
Môn Cờ Vua có sức hấp dẫn lớn chính là do nó đòi hỏi cách đặt vấn đề sáng tạo, cách đánh giá sâu sắc và khả năng nhìn tới tương lai.
Tóm lại: Nghiên cứu khai cuộc cần phải được thực hiện tuần tự, nghiêm túc theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu bước đầu về các phương án, hệ thống khai cuộc.
- Giai đoạn 2: Làm sáng tỏ tất cả ý đồ, mục đích chiến lược của hệ thống, phương án mà chúng ta đang nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Áp dụng khai cuộc đó vào tất cả các ván đấu có thể để kiểm nghiệm hệ thống khai cuộc đó và biến chúng thành kiến thức riêng của mình.
(Nguồn: Dương Lê Bình, Bài giảng môn cờ vua, Trường ĐH Phạm Văn Đồng)
5/5 - (2 bình chọn)Bài viết liên quan:- Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Cờ vua
- Hướng dẫn Cách chơi cờ vua đầy đủ chi tiết
- Tàn cuộc cờ vua: kỹ thuật, chiến thuật & chiến lược
- Trung cuộc cờ vua: chiến thuật, đòn phối hợp, đánh giá thế trận
Từ khóa » Khai Cuộc Cờ Vua ý
-
Cờ Vua: Khai Cuộc Italy (Tập 1) - YouTube
-
Khai Cuộc Cờ Vua - Ván Cờ Italia (Italian Opening) - YouTube
-
Học Khai Cuộc Cùng The CHESS HOUSE: KHAI CUỘC ITALIAN
-
BÀI 3: Ván Cờ Ý Yên Tĩnh Và Sôi động (phần 1) - Khai Cuộc
-
Bài 1: Tổng Quan Về Khai Cuộc
-
Bài 23: Khai Cuộc ITALIAN - Trung Tâm đào Tạo Cờ Vua T-CHESS
-
Khai Cuộc Cờ Vua - Ván Cờ Italia (Italian Opening) | Hocviencanboxd
-
Tổng Quan Về Khai Cuộc Thoáng - Blog Cờ Vua
-
Bí Quyết Chiến Thắng Thần Tốc Với Các Bẫy Khai Cuộc Cờ Vua
-
Bẫy Khai Cuộc Trong Cờ Vua Là Gì? Các Thế Khai Cuộc Hay
-
Cách Khai Cuộc Cờ Vua - Tutukit