Bài 30: Nói Với Con - Soạn Bài Online

Lượt xem ( 2024): 451

NÓI VỚI CON

(Y Phương)

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả – tác phẩm

a) Tác giả

– Y  Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.

– Quê : Trùng Khánh – Cao Bằng, dân tộc Tày.

-1993: Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

– Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

b) Tác phẩm

– Bài thơ trích trong cuốn “Thơ Việt Nam” (1945-1985), NXB Giáo dục 1997

c) Chủ đề bài thơ

– Lời người cha nói với con về lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm hai phần

– Phần 1 (từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương nâng đỡ của cha mẹ trong đời sống lao động của quê hương.

– Phần 2 (còn lại) : Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống đó.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước chạm tiếng cười

– Hình dung đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, vui mừng của cha mẹ.

– Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút. Con lớn lên từng ngày trong sự thương yêu, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

– Diễn tả sự trưởng thành của con trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

– Hình ảnh thơ  gợi công việc lao động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với  các danh từ (nan hoa – câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con từng ngày lớn lên.

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Vẫn bằng cách miêu tả mộc mạc, gợi cảm giác mạnhmẽ, tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống.

2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong muốn của người cha đối với con

– Bền gan vững chí:

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

– Yêu tha thiết quê hương:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

– Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt:

Sống như sông, như suối.

Người đồng mình thô sơ da thịt.

  • Mạnh mẽ giàu chí khí – niềm tin, và tự hào về quê hương mình.

 Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

 Tóm lại, cách nói của người dân  miền núi diễn đạt vừa cụ thể (ví von so sánh cũng cụ thể  có lúc như mơ hồ, đằng sau cái diễn đạt có lúc như mơ hồ lại là sự chính xác hợp lý), sức gợi cảm đặc biệt bộc lộ nội dung đặc sắc:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

Qua cách viết cách nói ấy ta thấy được niềm tự hào của người cha khi nói với con về quê hương mình

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.

– Từ việc diễn tả “người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình, đồng thời mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.

Bài tập

“Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”

(Nói với con, Y Phương)

Khi viết đoạn văn (theo kiểu diễn dịch) cảm nhận về những câu thơ trên, một bạn học sinh đã mở đầu đoạn văn của mình với câu chủ đề (câu chốt): “Những câu thơ trên thể hiện niềm mong ước, giục giã của cha để con sống có ý chí, kế tục truyền thống cao đẹp của quê hương”. Theo em, câu chốt ấy có sát không? Hãy giải thích ngắn gọn ý kiến của mình?

Xem thêm:

  •  Soạn bài Nói với con của Y Phương
  •  Phân tích Nói với Con 1
  •  Phân tích Nói với Con 2
  •  Người cha nói gì với con trong bài Nói với con

Bài liên quan:

  • Nghị luận về sự việc, hiện tượng | Học vẹt, học tủ là gì ?Nghị luận về sự việc, hiện tượng | Học vẹt, học tủ là gì ?
  • Đề thi Văn 9: Đợi mưa trên đảo Sinh TồnĐề thi Văn 9: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn
  • Tiết 1: Các phương thức biểu đạt văn tự sự ( Phần 2, chuyên đề 1 )Tiết 1: Các phương thức biểu đạt văn tự sự ( Phần 2, chuyên đề 1 )
  • Tiết 5,6: Các Kiểu Câu ( chuyên đề 2: Ngữ pháp )Tiết 5,6: Các Kiểu Câu ( chuyên đề 2: Ngữ pháp )
  • Tiết 3: Cụm từ ( chuyên đề 2: Ngữ Pháp )Tiết 3: Cụm từ ( chuyên đề 2: Ngữ Pháp )
  • TỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪTỪ XÉT VỀ NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

Từ khóa » Bài Thơ Nói Với Con