Bài 32. Địa Lí Các Ngành Công Nghiệp (tiếp Theo) (Địa Lý 10)

IV. Công nghiệp điện tử – tin học 1. Vai trò Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. 2. Phân loại (cơ cấu) Gồm 4 phân ngành: – Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ… – Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia… – Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… – Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc… 3. Đặc điểm sản xuất và phân bố – Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật. – Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 1. Vai trò Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh 2. Đặc điểm sản xuất và phân bố – Đặc điểm sản xuất: + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng. + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận. + Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn. + Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,… – Phân bố: Ở các nước đang phát triển *Ngành công nghiệp dệt-may: – Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển – Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,… – Thị trường tiêu thụ rộng lớn, mức tiêu thụ trên 150 tỉ USD/năm.

VII. Công nghiệp thực phẩm 1. Vai trò – Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống. – Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển. – Làm tăng giá trị của sản phẩm. – Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống. 2. Đặc điểm – phân bố – Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh. – Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… – Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới. + Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng. + Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 130 SGK Địa lý 10) Em hãy kể tên các mặt hàng của ngành công nghiệp thực phẩm đang tiêu thụ trên thị trường Việt Nam? – Rượu: Pháp, Nga, vang Đà Lạt… – Bia: Heniken, Tiger, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội. Halida,… – Nước giải khát: Pepsi, Coca Cola,… – Đường: Lam Sơn, Biên Hòa, Hiệp Hòa,… – Sữa: Hà Lan, Pháp, Vinamilk, TH true… – Đồ hộp: Visan, Hạ Long,…

? (trang 130 SGK Địa lý 10) Em hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử- tin học? + Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tế – xã hội lên một trình độ cao mới. + Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

? (trang 130 SGK Địa lý 10) Dựa vào hình 32.9 (trang 130 SGK Địa lý 10), em hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới?

Hinh 32.9. Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000

Hinh 32.9. Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000

– Sản xuất ô tô và máy thu hình tập trung chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển (Hoa Kì, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin, Tây Ban Nha, Ma-lai-xi-a. – Đây là những nước có nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

Chia sẻ:

  • WhatsApp
  • Thêm
  • In
  • Reddit
  • Telegram
  • Email
  • Chia sẻ lên Tumblr
  • Pocket
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » địa Lý Lớp 10 Bài 32 Tt