Bài 32. Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội Năng - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
1. Nội năng
Các phân tử chuyển động không ngừng nên chúng có động năng. Động năng này phụ thuộc vào vận tốc của phân tử.
Ngoài động năng, giữa các phân tử có lực tương tác nên chúng có thế năng tương tác phân tử, gọi tắt là thế năng phân tử. Thế năng này phụ thuộc vào sự phân bố các phân tử.
Trong nhiệt động lực học, người ta gọi nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Kí hiệu: \(U\)
- Đơn vị: J
2. Độ biến thiên nội năng
Độ biến thiên nội năng \(\Delta U\) của vật là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi của vật trong một quá trình.
3. Các cách làm thay đổi nội năng
Có hai cách làm biến đổi nội năng là thực hiện công và truyền nhiệt
a. Thực hiện công
- Khi thực hiện công để cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nội năng của miếng kim loại đã thay đổi.
- Khi thực hiện công để ấn mạnh và nhanh pít-tông của xi-lanh chứa khí, thì thể tích khí trong xi-lanh giảm đồng thời nhiệt độ khí tăng lên, nội năng của khí đã thay đổi.
Các quá trình làm thay đổi nội năng như trên được gọi là quá trình thực hiện công.
Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác (ví dụ cơ năng) sang nội năng.
b. Truyền nhiệt
Có thể làm miếng kim loại hay khí nóng lên bằng cách truyền nhiệt cho chúng, khi đó nội năng của miếng kim loại hay khí cũng thay đổi.
Quá trình làm thay đổi nội năng không thực hiện công như trên gọi là quá trình truyền nhiệt.
Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Nhiệt lượng
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt gọi là nhiệt lượng (còn gọi tắt là nhiệt)
\(\Delta U = Q\)
Ta đã biết, nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc chất lỏng thu vào hay tỏa ra khi thay đổi nhiệt độ là
\(Q=mc\Delta t\)
Trong đó: Q là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J)
m là khối lượng của vật (kg)
c là nhiệt dung riêng của chất (J/kgK)
∆t là độ biến thiên nhiệt độ (oC hoặc K)
Từ khóa » Delta U đơn Vị
-
Nội Năng Là Gì? Sự Biến Thiên Nội Năng, Cơ Sở Nhiệt động Lực Học
-
Nội Năng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quá Trình đẳng áp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Nguyên Lí Của Nhiệt động Lực Học
-
Vật Lý 10 Bài 33: Các Nguyên Lí Của Nhiệt động Lực Học
-
Hóa đại Cương: Nhiệt Hóa Học [Lưu Trữ] - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học
-
Nguyên Lý I Nhiệt động Học | Vật Lý Đại Cương
-
Chương 6, 7 - Nhiệt động Học Hóa Học | CTCT - Chúng Ta Cùng Tiến
-
Công Thức Tính độ Biến Thiên Nội Năng Vật Lý đại Cương
-
Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 33 : Các Nguyên Lí Của Nhiệt động Lực Học
-
Cơ Điện Delta: Đơn Vị Cung Cấp Tủ Cứu Hỏa, Tủ PCCC Chất Lượng Cao
-
Công Thức Hóa Đại Cương - Học Để Thi
-
Nội Năng - Wiki Tiếng Việt 2022 - Du Học Trung Quốc
-
Nội Năng - Tieng Wiki
-
Lý Thuyết Kèm Bài Tập Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội ... - Học Thật Giỏi
-
Hoa Dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành Cho Sinh Viên đại Học))