Bài 37: Đa Dạng Và đặc điểm Chung Của Lớp Lưỡng Cư - VOH

Picture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiPicture of the authorLớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Tra Cứu Điểm ThiDanh sách mônToán 7Ngữ Văn 7Vật Lý 7Khoa Học Tự Nhiên 7Sinh Học 7Tiếng Anh 7SGK Sinh Học 7»Ngành Động Vật Có Xương Sống»Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớ...Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

Lý thuyết đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư Sinh 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

Table of Contents

  • I. NỘI DUNG 1: ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI
  • II. NỘI DUNG 2: ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH
  • III. NỘI DUNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ
  • IV. NỘI DUNG 4: VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ
  • V. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CỦA HỆ THỐNG NGUYỄN KHUYẾN – LÊ THÁNH TÔNG
    • 1. CÂU HỎI TỰ LUẬN
    • 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Lớp lưỡng cư có sự đa dạng về thành phần loài với khoảng 4000 loài trên thế giới. Ở Việt Nam có nhiều đại diện như ếch đồng, cóc, ngóe, nhái bầu…

I. Nội dung 1: đa dạng về thành phần loài

Tên bộ Lưỡng cư

Đặc điểm phân biệt

Hình dạng

Đuôi

Kích thước chi sau

Có đuôi

Thân dài

Đuôi dẹp bên

4 chi tương đương nhau

Không đuôi

Thân ngắn

Không đuôi

2 chi sau dài hơn 2 chi trước

Không chân

Thân dài giống giun

Thiếu chi

II. Nội dung 2: đa dạng về môi trường sống và tập tính

Tên đại diện

Đặc điểm nơi sống

Hoạt động

Tập tính tự vệ

Cá cóc Tam Đảo

Chủ yếu sống trong nước

Chủ yếu ban ngày

Trốn chạy, ẩn nấp

Ễnh ương lớn

Ưa sống ở nước hơn

Ban đêm

Dọa nạt

Cóc nhà

Chủ yếu sống trên cạn

Chiều và đêm

Tiết nhựa độc

Ếch cây

Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

Ban đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

Ếch giun

Sống chui luồn trong hang đất

Cả ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp

bai-37-da-dang-va-dac-diem-chung-cua-lop-luong-cu-1

III. Nội dung 3: đặc điểm chung của lưỡng cư

Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

  • Da trần và ẩm.
  • Di chuyển bằng 4 chi.
  • Hô hấp bằng da và phổi.
  • Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
  • Là động vật biến nhiệt.

IV. Nội dung 4: vai trò của lưỡng cư

LỢI ÍCH

TÁC HẠI

  • Làm thức ăn cho người: ếch đồng, ngóe…
  • Một số lưỡng cư làm thuốc: bột cóc…
  • Là vật thí nghiệm trong nghiêm cứu và học tập: ếch đồng…
  • Diệt sâu bọ có hại: cóc, ếch…

Một số loài lưỡng cư là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ếch...

V. Bài tập và hướng dẫn giải của hệ thống Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Kể tên, nêu đặc điểm phân biệt các bộ Lưỡng cư?

Hướng dẫn trả lời:

Tên bộ Lưỡng cư

Đặc điểm phân biệt

Hình dạng

Đuôi

Kích thước chi sau

Có đuôi

Thân dài

Đuôi dẹp bên

4 chi tương đương nhau

Không đuôi

Thân ngắn

Không đuôi

2 chi sau dài hơn 2 chi trước

Không chân

Thân dài giống giun

Thiếu chi

Câu 2: Trình bày các tự vệ của các loài lưỡng cư sau: cóc nhà, ễnh ương lớn, ếch cây.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ếch cây: trốn chạy, ẩn nấp.
  • Cóc nhà: tiết nhựa độc.
  • Ễnh ương: dọa nạt.

Câu 3: Nêu nguyên nhân suy giảm các loài lưỡng cư và đề xuất biện pháp bảo tồn các loài lưỡng cư trong tự nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

  • Nguyên nhân suy giảm: do săn bắt quá mức, sử dụng thuốc trừ sâu rộng rãi và ô nhiễm môi trường.
  • Biện pháp bảo tồn: hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, gây nuôi những loài có giá trị kinh tế…

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đặc điểm của bộ Lưỡng cư có đuôi là

  1. thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  2. thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
  3. thân dài, không đuôi, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  4. thân ngắn, đuôi tròn, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

Câu 2. Đặc điểm của bộ Lưỡng cư không đuôi là

  1. thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  2. thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
  3. thân ngắn, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  4. thân dài, đuôi dài, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

Câu 3. Đặc điểm của bộ Lưỡng cư không chân là

  1. thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  2. thiếu chi, thân dài giống giun, có mắt, miệng, răng và kích thước lớn hơn giun.
  3. thân dài, kích thước giống giun, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
  4. thân ngắn, không có răng, mắt, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

Câu 4. Nhóm gồm các loài động vật thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi là

  1. ếch đồng, ếch giun.
  2. ếch đồng, ếch cây.
  3. cá cóc, rắn giun.
  4. giun, cóc nhà.

Câu 5. Hình thức tự vệ của cóc nhà là

  1. trốn chạy.
  2. dọa nạt.
  3. tiết nhựa độc.
  4. tiết nọc độc.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án A: bộ Lưỡng cư có đuôi có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

Đáp án B sai do hai chi sau và hai chi trước của bộ này là phải tương đương nhau, không phải là hai chi sau dài hơn hai chi trước.

Đáp án C sai vì bộ Lưỡng cư này phài có đuôi, không phải là không đuôi.

Đáp án D sai vì bộ Lưỡng cư này có đuôi dẹp bên, không phải là đuôi tròn.

Câu 2: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án B: bộ Lưỡng cư không đuôi có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.

Đáp án A, C, D sai vì bộ Lưỡng cư này không có đuôi.

Câu 3: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án B: bộ Lưỡng cư không chân thiếu chi, thân dài giống giun, có mắt, miệng, răng và kích thước lớn hơn giun.

Đáp án A, C, D sai vì bộ Lưỡng cư này thiếu chi.

Câu 4: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án B: ếch đồng và ếch cây là những loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi.

Đáp án A sai vì có ếch giun thuộc bộ Lưỡng cư không chân.

Đáp án C sai vì có cá cóc thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi. Rắn giun thuộc lớp Bò sát.

Đáp án D sai vì có giun thuộc các ngành Giun.

Câu 5: Hướng dẫn trả lời:

Đáp án C: hình thức tự vệ của cóc nhà là tiết nhựa độc.

Đáp án A, B, D sai (học sinh xem lại phần lí thuyết nội dung 2 của bài).

Giáo viên biên soạn: Đỗ Thu Hiền

Đơn vị: Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh

Bài 35: Ếch đồngBài 38: Thằn lằn bóng đuôi dàiGiải Bài tập Sách giáo khoa
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 2 Trang 122
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 1 Trang 122
  • Giải Bài Tập SGK Sinh 7 Bài 3 Trang 122

Cổng thông tin chia sẻ nội dung giáo dục miễn phí dành cho người Việt

Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12Picture of the author Giấy phép: số 114/GP-TTĐT cấp ngày 08/04/2020 © Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Giám đốc: Lê Công ĐồngQuảng cáo - Tài trợ | Đối tác | Tòa soạn© Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.

Từ khóa » đa Dạng Của Lớp Lưỡng Cư