Bài 39: Biến Động Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể Sinh Vật - VOH
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết bài Biến Động Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể Sinh Vật môn Sinh 12 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.
- Lý thuyết
- Bài tập
Table of Contents
- I. Lý thuyết biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- 1. Biến động số lượng cá thể
- 2. Nguyên nhân gây biến động và sự đIều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- II. Bài tập luyện tập về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật của hệ thống trường Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông
- Phần 1: Câu hỏi tự luận
- Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm
I. Lý thuyết biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
1. Biến động số lượng cá thể
Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể. Gồm 2 dạng biến động: biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.
Biến động theo chu kì | Biến động không theo chu kì | |
Nguyên nhân | Những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. | Điều kiện bất thường của thời tiết như lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh,… hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên. |
Đặc điểm | Sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể có tính chu kì (ngày đêm, mùa, một năm, nhiều năm,...) | Sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể một cách đột ngột. |
Ví dụ | Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm. Ở đồng rêu phương Bắc, số lượng cá thể cáo và chuột lemmut theo chu kì 3 – 4 năm. Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động khoảng 10 – 12 năm. Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp. | Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3/2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng. Một số động vật nhỏ giảm mạnh số lượng sau lũ lụt. |
(Nguồn ảnh: Sách Sinh học của Campbell, tái bản lần thứ 7, Bản quyền © 2005 Pearson Education, Inc. được xuất bản bởi Benjamin Cummings)
2. Nguyên nhân gây biến động và sự đIều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
2.1 Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
- Gồm 2 nhóm nguyên nhân:
+ Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh.
+ Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh.
Quần thể | Nguyên nhân gây biến động quần thể | Phân loại nguyên nhân |
Cáo ở đồng rêu phương Bắc | Phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut | Thay đổi của NTST hữu sinh |
Sâu hại mùa màng | Vào mùa khí hậu ấm áp, sâu hại sinh sản nhiều | Thay đổi của NTST vô sinh |
Cá cơm ở vùng biển Pêru | Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt | Thay đổi của NTST vô sinh |
Chim cu gáy | Phụ thuộc vào nguồn thức ăn | Thay đổi của NTST hữu sinh |
Muỗi | Vào thời gian có nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao, muỗi sinh sản nhiều | Thay đổi của NTST vô sinh |
Ếch nhái | Vào mùa mưa, ếch nhái sinh sản mạnh | Thay đổi của NTST vô sinh |
Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam | Số lượng giảm bất thường khi có nhiệt độ xuống quá thấp (thấp hơn 8oC) | Thay đổi của NTST vô sinh |
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm | Số lượng giảm mạnh do lũ lụt bất thường | Thay đổi của NTST vô sinh |
Động thực vật rừng U Minh Thượng | Số lượng giảm do cháy rừng | Thay đổi của NTST vô sinh |
Thỏ ở Ôxtrâylia | Số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy | Thay đổi của NTST hữu sinh |
- Phân biệt đặc điểm của 2 nhóm nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể:
Thay đổi của các NTST vô sinh | Thay đổi của các NTST hữu sinh | |
Phụ thuộc mật độ quần thể | Không. | Có. |
Đặc điểm tác động lên sinh vật | Trực tiếp, một chiều. | Trực tiếp hoặc gián tiếp, tác động qua lại. |
Cơ chế gây biến động số lượng cá thể của quần thể | Ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Điều kiện không thuận lợi → sức sinh sản giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống con non thấp,… → giảm kích thước quần thể. | Cạnh tranh cùng loài; Số lượng kẻ thù ăn thịt; Sức sinh sản và mức độ tử vong; Nhập cư và xuất cư… |
Các ví dụ | Khí hậu là NTST vô sinh có ảnh hưởng tới các quần thể sinh vật thường xuyên, rõ rệt nhất. Nhiệt độ thấp là nguyên nhân gây chết nhiều động vật, đặc biệt là các loài biến nhiệt. | Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nở trứng. Những loài ít có khả năng bảo vệ lãnh thổ (cá, hươu, nai…) thì khả năng sống sót con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. Những loài có khả năng bảo vệ lãnh thổ (thú ăn thịt) thì khả năng cạnh tranh bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng tới kích thước quần thể. |
(Nguồn ảnh: Sách Sinh học của Campbell, tái bản lần thứ 7, Bản quyền © 2005 Pearson Education, Inc. được xuất bản bởi Benjamin Cummings)
(Nguồn ảnh: Sách Sinh học của Campbell, tái bản lần thứ 7, Bản quyền © 2005 Pearson Education, Inc. được xuất bản bởi Benjamin Cummings)
2.2 Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Các quần thể sinh vật luôn có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể để phù hợp với từng điều kiện môi trường sống:
+ Trong điều kiện sống thuận lợi (thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,…) → sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư có thể tăng → kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.
+ Trong điều kiện sống bất lợi (khi số lượng cá thể tăng quá cao làm thiếu hụt nguồn thức ăn, nơi ở,…) → cạnh tranh gay gắt → mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư có thể tăng cao → kích thước quần thể giảm xuống.
- Cạnh tranh gay gắt trong quần thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiện tượng động vật ăn thịt đồng loại.
2.3 Trạng thái cân bằng của quần thể
Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Quần thể đạt mức độ cân bằng khi các yếu tố: mức sinh sản (b), mức tử vong (d), xuất cư (e) và nhập cư (i) có quan hệ với nhau theo phương trình:
Mức sinh sản + nhập cư = Mức tử vong + xuất cư
(b + i = d + e)
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh đều có ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của quần thể.
II. Bài tập luyện tập về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật của hệ thống trường Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông
Phần 1: Câu hỏi tự luận
Câu 1: Đồ thị sau mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể diệc xám ở Anh từ năm 1928 đến năm 1970. Hãy cho biết nguyên nhân và rút ra nhận xét về sự biến động số lượng cá thể này.
Câu 2: Tại sao hiện tượng Trái Đất ấm dần lên có thể gây nguy hiểm cho nhiều loài sinh vật?
ĐÁP ÁNCâu 1: Hướng dẫn giải:
Vào các mùa đông khắc nghiệt thì số lượng diệc xám giảm mạnh. Nhiệt độ xuống thấp là nguyên nhân gây chết các cá thể diệc xám. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể diệc xám ở Anh là kiểu biến động không theo chu kì.
Câu 2: Hướng dẫn giải:
Nhân tố khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất lên sinh vật. Khi Trái Đất ấm dần lên thì kéo theo sự biến đổi khí hậu ở nhiều nơi trên Trái Đất, điều này có thể làm giảm kích thước quần thể của nhiều loài sinh vật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của chúng.
Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào sau đây là biến động số lượng cá thể theo chu kì mùa?
- Cháy rừng U Minh làm số lượng cá thể trong quần thể giảm đột ngột.
- Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
- Cá cơm ở biển Pêru có biến động số lượng cá thể theo chu kì 10 - 12 năm.
- Muỗi tăng số lượng vào mùa hè.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây là sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
- Số lượng ếch đồng tăng mạnh vào mùa mưa.
- Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
- Cháy rừng ở U Minh Thượng năm 2002 làm chết nhiều loài sinh vật rừng.
- Ở miền bắc Việt Nam, số lượng muỗi tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
Câu 3: Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?
- Các cá thể phát tán sang các quần thể khác.
- Giảm mức sinh sản, tăng mức tử vong.
- Tăng tỉ lệ cá thể nhóm tuổi trước sinh sản, giảm tỉ lệ cá thể nhóm tuổi đang sinh sản.
- Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát triển mạnh, tử vong tăng cao.
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là nguyên nhân dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Do sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong.
- Do sự xuất hiện của con mồi hoặc dịch bệnh.
- Do sự thay đổi có tính chu kì của khí hậu.
- Do sự di cư và nhập cư.
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 5: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
- Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
- Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
- Hổ và sư tử là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 6: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là biến động số lượng cá thể không theo chu kì?
- Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái và bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.
- Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đổi và giết chết nhiều sinh vật rừng.
- Chim cu gáy ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... hàng năm.
- Ở Ôxtrâylia, năm 1969 đến năm 1970, bệnh u nhầy làm số lượng thỏ giảm mạnh nhất.
- Ở Việt nam, sâu hại xuất hiện nhiều những tháng có nhiệt độ ấm áp.
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 7: Có bao nhiêu nhân tố sau đây thuộc nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ?
I. Nhiệt độ không khí. | IV. Sức sinh sản của cá thể. |
II. Sức sống của con non. | V. Độ ẩm không khí. |
III. Lượng chuột lemmut ở đồng rêu phương Bắc. | VI. Sự phát tán của các cá thể. |
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 8: Có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau đây thuộc nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
I. Nhiệt độ không khí. | V. Sức sinh sản của cá thể. |
II. Sức sống của con non. | VI. Độ ẩm không khí. |
III. Mức độ tử vong của các cá thể. | VII. Sự phát tán của các cá thể. |
IV. Nồng độ muối của nước biển. | VIII. Lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc. |
- 5.
- 4.
- 3.
- 7.
Câu 9: Vào mùa mưa ở nước ta các loài ếch nhái sinh sản mạnh, số lượng cá thể tăng cao là do
- độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, nguồn thức ăn dồi dào.
- trứng ếch được đẻ ra rất nhiều vào cuối mùa khô, đến đầu mùa mưa mới nở.
- kẻ thù ăn ếch nhái đến mùa mưa bị giảm sút rất nhanh.
- tác động tổng hợp của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 10: Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
- Kích thước của quần thể.
- Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Tốc độ sinh sản của loài.
- Tỉ lệ giới tính của quần thể.
Câu 1: Đáp án: D
Hướng dẫn giải:
Đáp án A – biến động số lượng cá thể không theo chu kì.
Đáp án B – biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm.
Đáp án C – biến động số lượng cá thể theo chu kì nhiều năm.
Câu 2: Đáp án: C
Hướng dẫn giải:
Các đáp án A, B và D mô tả sự biến đổi số lượng cá thể xảy ra vào mùa nhất định trong năm.
Câu 3: Đáp án: C
Hướng dẫn giải:
Kích thước của quần thể được điều chỉnh thông qua sinh sản - tử vong, xuất cư - nhập cư. Cấu trúc tuổi thay đổi không phải là cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Câu 4: Đáp án: B
Hướng dẫn giải:
Có 2 ý đúng là II và III.
I và IV là các cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Còn nguyên nhân dẫn đến biến động số lượng cá thể của quần thể phải do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
Câu 5: Đáp án: D
Hướng dẫn giải:
Những loài có khả năng bảo vệ vùng sống thì khả năng cạnh tranh bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng nhiều đến số lượng cá thể trong quần thể vì đa số chúng là loài ăn thịt.
Câu 6: Đáp án: C
Hướng dẫn giải:
Có 3 trường hợp đúng là I, II và IV.
Câu 7: Đáp án: A
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối vởi mật độ cá thể của quần thể. Có 2 nhân tố không phụ thuộc mật độ là I và V.
Câu 8: Đáp án: A
Hướng dẫn giải:
Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. Có 5 nhân tố phụ thuộc mật độ là II, III, V, VII và VIII.
Câu 9: Đáp án: A
Hướng dẫn giải:
Các loài ếch nhái là loài lưỡng cư, đời sống cũng như quá trình sinh sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước của của môi trường. Mùa mưa có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và gia tăng kích thước của các quần thể ếch nhái.
Câu 10: Đáp án: B
Hướng dẫn giải:
Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Do đó, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Giáo viên biên soạn: Lê Minh Trọng
Đơn vị: Trường TH, THCS, THPT Lê Thánh Tông
Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Sinh
Bài 38: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật (tiếp theo)Giải Bài tập Sách giáo khoa- Giải Bài tập SGK Sinh 12 Bài 1 Trang 174
- Giải Bài tập SGK Sinh 12 Bài 2 Trang 174
- Giải Bài tập SGK Sinh 12 Bài 3 Trang 174
- Giải Bài tập SGK Sinh 12 Bài 4 Trang 174
- Giải Bài tập SGK Sinh 12 Bài 5 Trang 174
Cổng thông tin chia sẻ nội dung giáo dục miễn phí dành cho người Việt
Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Giấy phép: số 114/GP-TTĐT cấp ngày 08/04/2020 © Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Giám đốc: Lê Công ĐồngQuảng cáo - Tài trợ | Đối tác | Tòa soạn© Copyright 2003 - 2023 VOH Online. All rights reserved.Từ khóa » Cáo ở đồng Rêu Phương Bắc
-
đồng Rêu Phương Bắc, Số Lượng Cáo Biến động Liên Quan đến Chuột ...
-
4 Năm Số Lượng Cáo Lại Tăng Lên Gấp 100 Lần đúng Theo Chu Kì Biến ...
-
Ở đồng Rêu Phương Bắc Số Lượng Cáo Biến động Liên Quan đến ...
-
Ở đồng Rêu Phương Bắc, Số Lượng Cáo Biến động Liên... - CungHocVui
-
Bài 39: Biến động Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể Sinh Vật
-
Ở đồng Rêu Phương Bắc, Theo Chu Kì 3-4 Năm/lần, Số Lượng Cáo Lại ...
-
Ở đồng Rêu Phương Bắc, Số Lượng Cáo Biến động Liên Quan đến ...
-
đồng Rêu Phương Bắc, Số Lượng Cáo Biến động Liên ...
-
Giải Bài Tập Sinh Học 12 Bài 39. Biến động Số Lượng Cá Thể Của ...
-
Hãy Nêu Những Nguyên Nhân Gây Nên Sự Biến động Số Lượng Cá Thể ...
-
Ví Dụ Sau, Có Bao Nhiêu Ví Dụ Về Sự Biến động Số Lượng Cá Thể Của ...
-
Bài 39: Biến Động Số Lượng Cá Thể Của Quần Thể ... - HocTapHay
-
Hãy Nêu Những Nguyên Nhân Gây Nên Sự Biến động ...