BÀI 4 HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HỘI CHỨNG SEROTONIN (Serotonin ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Khám chữa bệnh
- Phổ biến kiến thức
- Chỉ đạo tuyến
- Tin tức
- Tin bệnh viện
- Tin chuyên ngành
- Thông báo chào giá
- Video
- Điện thoại tư vấn trực tiếp
- Trang chủ
- Phổ biến kiến thức
- BÀI 4 HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HỘI CHỨNG SEROTONIN (Serotonin Syndrome)
BÀI 4 HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HỘI CHỨNG SEROTONIN (Serotonin Syndrome)
BÀI 4 HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ HỘI CHỨNG SEROTONIN (Serotonin Syndrome)
I. Khái niệm - Hội chứng serotonin là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Hội chứng serotonin thường gây ra bởi sự tích tụ của serotonin trong cơ thể, thường là do uống thuốc chữa đau nửa đầu cấp tính kết hợp với thuốc chống trầm cảm. - Hội chứng serotonin được miêu tả lần đầu tiên trong y văn từ năm 1960 khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về trị liệu đơn lẻ và phối hợp thuốc chống trầm cảm. Cơ chế tiềm ẩn của hội chứng serotonin bao gồm: Gia tăng tổng hợp hoặc thải trừ serotonin; Ức chế sự tái hấp thu hoặc chuyển hóa serotonin và kích hoạt trực tiếp thụ thể serotonin. II. Lâm sàng Các triệu chứng của hội chứng serotonin khác nhau ở từng người, có thể bao gồm: - Bồn chồn; - Tiêu chảy; - Đổ mồ hôi; - Sốt; - Giảm khả năng thăng bằng; - Lẫn lộn; - Run rẩy; - Tăng huyết áp, tim đập nhanh. - Thở nhanh nông. Người bị mắc hội chứng serotonin có thể có các triệu chứng khác như sau: - Hưng phấn, kích thích - Tăng phản xạ, phản xạ Babanski hai bên. - Co giật cơ bắp không tự nguyện (rung giật cơ) - Giãn đồng tử, mất phản xạ đồng tử - Co giật, hôn mê Hội chứng serotonin có thể xảy ra trong các bệnh lý nghiệm trọng như: - Suy tạng - Hội chứng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) - Động kinh - Suy thận - Suy hô hấp III. Nguyên nhân Các loại thuốc có thể dẫn tới hội chứng serotonin nếu sử dụng không đúng cách - Thuốc chống nôn như metoclopramid (Reglan và ondansetron (Zofran). - Một số thuốc đau nửa đầu cấp tính như triptans và dihydroergotamines. - Một số thuốc phòng ngừa đau nửa đầu, chống động kinh như acid valproic. - Thuốc chống trầm cảm như các chất ức chế serotonin tái hấp thu có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptyline). - Một số thuốc giảm đau như tramadol (Ultram) hoặc thuốc giãn cơ cyclobenzaprine (Flexeril). - Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng không hợp pháp (chẳng hạn cocaine). - Một số thuốc trị cảm lạnh không theo toa như dextromethorphan (Robitussin). Để phòng ngừa hội chứng serotonin, bạn không nên tự ý sử dụng các nhóm thuốc nêu trên để tránh làm tăng lượng serotonin trong cơ thể. IV. Chẩn đoán - Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng có thể được thực hiện. - Hiện chưa có xét nghiệm đặc hiệu xác định hội chứng serotonin. Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện nhanh vài phút hoặc vài giờ sau khi dùng các thuốc có nguy cơ gây hội chứng serotonin như đã liệt kê ở trên. - Bên cạnh đó cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng bệnh lý giống hội chứng serotonin như hội chứng kháng cholin cấp, tình trạng tăng thân nhiệt ác tính, cơn cường giáp cấp, hội chứng cai rượu… - Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm mang thai BHCG, xét nghiệm nước tiểu, chụp x-quang. Có thể bổ sung: xét nghiệm độc chất trong nước tiểu hoặc trong huyết thanh. - Tiêu chuẩn độc tính serotonin của Hunter: V. Xử trí Xử trí hội chứng serotonin phụ thuộc vào mức độ của bệnh. - Nếu biểu hiện nhẹ, chỉ cần ngừng các thuốc nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau 24 giờ. - Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ có thể rửa dạ dày, cho than hoạt để loại bỏ các thuốc gây hội chứng serotonin. - Phối hợp điều trị hạ sốt bằng chườm mát, cho thuốc hạ sốt, bù đủ dịch, cho các thuốc an thần như nhóm benzodiazepin, cho các thuốc làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp như chẹn bêta giao cảm, nitropress, cho thở ôxy hoặc đặt ống nội khí quản, thở máy nếu có suy hô hấp nặng… - Có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu là cyproheptadine để làm giảm sản xuất serotonin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. - Thuốc nhóm Benzodiazepine (Diazepam, Lorazepam) điều trị triệu chứng kích động, giảm trương lực cơ, chống co giật. - Các thuốc điều trị tim mạch: hạ huyết áp, giảm nhịp tim. - Hội chứng serotonin mặc dù hay xảy ra và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như cả bệnh nhân và thầy thuốc chú ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc có thể gây hội chứng này để theo dõi và phòng ngừa trong quá trình điều trị bệnh.
Tin mới
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư 22/2023/TT-BYT Quy trình trích sao bệnh án của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc Phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần bằng phương pháp y học cổ truyền Đại hội Công đoàn Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2023 - 2028 NHẬN BIẾT SỚM BỆNH TÂM THẦN ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ Liên kết site Bộ y tếCổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh PhúcCục quản lý khám chữa bệnhSở y tế Vĩnh PhúcTổ chức y tế thế giớiTừ khóa » Thuốc Serotonin Là Gì
-
Hội Chứng Serotonin: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Hội Chứng Serotonin Là Gì Và Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Hội Chứng Serotonin - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng Serotonin: Nghe Lạ Nhưng Rất Dễ Bị
-
Cảnh Giác Hội Chứng Serotonin Do Thuốc Chống Trầm Cảm
-
Hội Chứng Serotonin: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí • Hello Bacsi
-
Bạn Biết Gì Về Hội Chứng Serotonin
-
Làm Gì để Tăng Hormone Serotonin Tự Nhiên Trong Cơ Thể? - YouMed
-
Thuốc Và Hội Chứng Serotonin | VIAM - Viện Y Học ứng Dụng Việt Nam
-
Chuyên đề: HỘI CHỨNG SEROTONIN - Bệnh Viện Tâm Thần Bến Tre
-
Một Số Loại Thuốc Chống Trầm Cảm Phổ Biến Và Những Lưu ý Khi Sử ...
-
Serotonin Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Hội Chứng Serotonin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Serotonin Do Thuốc Và Xử Lý