Chuyên đề: HỘI CHỨNG SEROTONIN - Bệnh Viện Tâm Thần Bến Tre

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Nghiên cứu khoa học
  • Quản lý chất lượng
  • Danh mục DVKT
  • Công Tác Xã Hội
  • Cảm nhận
  • Khoa Phòng
  • Viện Phí
  • Liên hệ
  • Hướng Dẫn KCB
  • Trang nhất
  • Tin tức bệnh viện
Chuyên đề: HỘI CHỨNG SEROTONIN Thứ năm - 27/04/2017 09:15 1. ĐỊNH NGHĨA Serotonin là một chất trung gian hóa học quan trọng của hệ thần kinh trung ương, có tác dụng trên các cơ quan đích như thần kinh, tim mạch, máu, tiêu hóa, tiết niệu... Với một lượng serotonin bình thường trong máu sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Nhưng khi chất này tăng cao sẽ xuất hiện hội chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng gọi là “hội chứng serotonin”. Hội chứng serotonin là hậu quả của phản ứng tương tác thuốc nghiêm trọng. Khi dùng chung SSRI với các chất làm tăng sản xuất hay làm bền serotonin thì sẽ có tác dụng cùng chiều làm tăng lượng serotonin lên quá mức cần thiết. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi Sternbach bao gồm các biểu hiện ở hệ tự động nhận thức hành vi như: bứt rứt, tay chân run, có phản xạ rất nhạy, khó phối hợp vận động, đi đứng không vững, co giật cơ, sốt ra nhiều mồ hôi, ớn lạnh và tiêu chảy. Những triệu chứng này làm cho người bệnh thiếu thoải mái và trường hợp nặng hơn sẽ gây rối loạn mạnh hệ tự động có thể dẫn đến tử vong. 2. DỊCH TỄ Tỷ lệ mắc hội chứng serotonin tương đối không rõ ràng bởi vì các trường hợp ít nghiêm trọng thường được chẩn đoán sai do các dấu hiệu và các triệu chứng không đặc hiệu như tiêu chảy, tăng huyết áp hoặc cơn rung giật. Tuy nhiên tỷ lệ này đang tăng lên cùng với sự gia tăng sử dụng các thuốc tác động lên hệ serotonergic, sự phát triển của các thuốc mới và sự cải thiện của các tiêu chuẩn chẩn đoán. 3. NGUYÊN NHÂN Thông thường, hội chứng này là hậu quả của việc sử dụng kết hợp hai hay nhiều loại thuốc cùng một lúc khiến nồng độ serotonin trong cơ thể tăng vọt. Ví dụ như kết hợp các thuốc điều trị đau nửa đầu kèm với thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc kê đơn như kháng sinh, thuốc kháng virus để điều trị HIV/AIDS, và một số thuốc chống nôn, giảm đau có khả năng làm tăng lượng serotonin trong cơ thể. Các loại thuốc có thể dẫn tới hội chứng serotonin nếu sử dụng không đúng cách: - Các thuốc chống trầm cảm có thể gây hội chứng serotonin bao gồm: + Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) như Celexa, Zoloft + Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) như Effexor + Thuốc chống trầm cảm ba vòng như nortriptyline và amitriptyline + Thuốc ức chế monoamine oxidase như Nardil và Marplan - Các thuốc chống trầm cảm khác như Wellbutrin (cũng được sử dụng để kiểm soát cơn nghiện thuốc lá) - Thuốc điều trị đau nửa đầu (nhóm triptan). Thuộc nhóm này bao gồm: Axert, Amerge, Imitrex. - Các thuốc gây nghiện bất hợp pháp: LSD, Ecstasy (MDMA), Cocaine, Amphetamine - Các loại thực phẩm chức năng từ thảo mộc: St. John’s wort (cao chiết cây ban), Nhân sâm, Thuốc trị ho và cảm lạnh - Một số loại thuốc trị ho có chứa thành phần dextromethorphan có thể gây hội chứng serotonin như: Robitussin DM, Delsym 4. CƠ CHẾ Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh nguồn gốc từ L-tryptophan và được tìm thấy trong hạt nhân Raphe ở cuống não cũng như trên cơ trơn ngoại vi và hệ thống tiêu hóa. Sự hoạt hóa serotonin trung ương điều hòa sự tỉnh táo, sự điều nhiệt, các hành vi tình cảm, nôn và các hành vi tình dục. Sự hoạt hóa serotonin ngoại vi điều hòa nhu động ruột và trương lực mạch máu. 7 thụ thể serotonin được chia thành các phân nhóm (ví dụ: 5-hydrotryptamin [5-HT] 1A và [5-HT] 1B). Bằng chứng cho thấy rằng các thụ thể [5-HT] 2A có liên quan chặt chẽ nhất với hội chứng serotonin, và [5HT]1A ở mức độ thấp hơn. Nhiều cơ chế do điều trị có thể gây nên kích thích quá mức các thụ thể serotonin (bảng 1). Mỗi cơ chế hoặc tăng nồng độ serotonin ở trong synap hoặc tăng sự kích thích trực tiếp các thụ thể serotonin. Ngoài ra, CYP2D6 và CYP3A4 cũng liên quan đến sự điều hòa chuyển hóa của serotonin. Nếu bệnh nhân có sự đột biến gen các enzym này hoặc đang dùng các thuốc như: fluoxetin, paroxetin, các chất ức chế protease, và các thuốc chống nấm nhóm azol có tác dụng ức chế enzyme trên gây giảm chuyển hóa serotonin. Điều này làm serotonin tăng cao trong khe synap dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng serotonin. co che Bảng 1: Các cơ chế của hội chứng serotonin 5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Các triệu chứng của hội chứng serotonin khác nhau ở từng người, có thể bao gồm: - Bồn chồn; - Tiêu chảy; - Đổ mồ hôi; - Sốt; - Giảm khả năng thăng bằng; - Lẫn lộn; - Run rẩy; - Tăng huyết áp, tim đập nhanh. - Thở nhanh nông. Người bị mắc hội chứng serotonin có thể có các triệu chứng khác như sau: - Hưng phấn, kích thích - Tăng phản xạ, phản xạ Babanski hai bên. - Co giật cơ bắp không tự nguyện (rung giật cơ) - Giãn đồng tử, mất phản xạ đồng tử Trong một số trường hợp nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như: Bất tỉnh, Hôn mê, Co giật, Loạn nhịp tim. Hội chứng serotonin có thể xảy ra trong các bệnh lý nghiệm trọng như: - Suy tạng - Hội chứng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis) - Động kinh - Suy thận - Suy hô hấp 6. CHẨN ĐOÁN 6.1. Chẩn đoán xác định Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng có thể được thực hiện. - Hiện chưa có xét nghiệm đặc hiệu xác định hội chứng serotonin. Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện nhanh vài phút hoặc vài giờ sau khi dùng các thuốc có nguy cơ gây hội chứng serotonin như đã liệt kê ở trên. - Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm mang thai BHCG, xét nghiệm nước tiểu, chụp x-quang. Có thể bổ sung: xét nghiệm độc chất trong nước tiểu hoặc trong huyết thanh. Hai công cụ thường được sử dụng để chẩn đoán hội chứng serotonin bao gồm: tiêu chuẩn Sternbach và tiêu chuẩn độc tính serotonin của Hunter. Cả hai bộ tiêu chuẩn bao gồm sự bổ sung gần đây hoặc sự gia tăng liều của các chất tác động lên serotonergic. Tiêu chuẩn Sternbach có những hạn chế do dựa trên 4 tiêu chí liên quan đến sự thay đổi trạng thái tâm thần (lú lẫn, hưng cảm nhẹ, bồn chồn và mất điều hòa). Tiêu chuẩn độc tính serotonin của Hunter đơn giản hơn với tập hợp của các quy định (hình 1) với độ nhạy cao hơn (84% so với 75%) và đặc hiệu hơn (97% so với 96%) khi so sánh với tiêu chuẩn Sternbach. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc Serotonin của Hunter thường dùng để chẩn đoán hội chứng serotonin. Chẩn đoán đòi hỏi ít nhất một trong các dấu hiệu hoặc các nhóm dấu hiệu sau đây: - Rung giật cơ tự ý - Rung giật cơ với kích động hoặc toát mồ hôi - Rung giật nhãn cầu không kiểm soát hoặc xuất tiết - Run và tăng phản xạ - Tăng trương lực cơ, nhiệt độ tăng trên 100.4oF (38oC) và rung giật nhãn cầu. senotonin 6.2. Chẩn đoán phân biệt: Hội chứng serotonin với hội chứng phó giao cảm, sốt ác tính và hội chứng ác tính thuốc an thần kinh. Một số bệnh lý hay trường hợp khác cũng có những triệu chứng tương tự hội chứng serotonin bao gồm: nhiễm trùng, sử dụng thuốc quá liều, hội chứng cai rượu và các vấn đề về hormon. 7. ĐIỀU TRỊ Điều trị hàng đầu hội chứng serotonin là làm thải trừ các thuốc thủ phạm và chăm sóc tích cực. Xử trí hội chứng serotonin phụ thuộc vào mức độ của bệnh. - Nếu biểu hiện nhẹ, chỉ cần ngừng các thuốc nghi là nguyên nhân và theo dõi tình trạng bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau 24 giờ. - Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ có thể rửa dạ dày, cho than hoạt để loại bỏ các thuốc gây hội chứng serotonin. - Phối hợp điều trị hạ sốt bằng chườm mát, cho thuốc hạ sốt, bù đủ dịch, cho các thuốc an thần như nhóm benzodiazepin, cho các thuốc làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp như chẹn bêta giao cảm, nitropress, cho thở ôxy hoặc đặt ống nội khí quản, thở máy nếu có suy hô hấp nặng… - Có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu là cyproheptadine để làm giảm sản xuất serotonin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. - Thuốc nhóm Benzodiazepine (Diazepam, Lorazepam) điều trị triệu chứng kích động, giảm trương lực cơ, chống co giật. - Các thuốc điều trị tim mạch: hạ huyết áp, giảm nhịp tim. Các biến chứng của hội chứng serotonin: Co thắt cơ nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương và thoái hóa các mô cơ. Hiện tượng này có thể gây tổn thương thận nặng. Trong trường hợp này có thể cần phải sử dụng các thuốc làm liệt cơ tạm thời để ngăn ngừa tổn thương nặng hơn. Bệnh nhân có thể phải hỗ trợ thở máy. Hội chứng serotonin mặc dù hay xảy ra và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như cả bệnh nhân và thầy thuốc chú ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc có thể gây hội chứng này để theo dõi và phòng ngừa trong quá trình điều trị bệnh./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trọng Tuân (2010), “kiểm soát hội chứng serotonin”, Chuyên đề tâm thần, lược dịch Laurie Baclay,MD. 2. Viện y học ứng dụng Việt Nam (2016), Bạn biết gì về hội chứng Serotonin, theo Healthline 3. Sở Y tế Quảng Ninh (2016), “Hướng dẫn xử trí hội chứng serotonin”, phác đồ ngành y tế Quảng Ninh 4. Hà Thủy Phước (2015), “Thế nào là hội chứng serotonin”, tạp chí Sức khỏe & Đời sống. 5. Spinner et al. Pharmacotherapy 2015;35(2):234–238 (Nguyễn Tú Sơn, Đại học Dược Hà Nội).

Nguồn tin: Lan Vy - Phòng KHTT

Từ khóa: cơ quan, kháng sinh, nguy cơ, tác dụng, nghiêm trọng, cơ thể, đặc biệt, dấu hiệu, thoải mái, gọi là, thần kinh, tỷ lệ, phát triển, định nghĩa, trung gian, hóa học, quan trọng, trung ương, mạch máu, tiêu hóa

Những tin mới hơn

  • Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà (07/09/2017)
  • Dinh dưỡng hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa các bệnh tâm thần (11/09/2017)
  • Một số hoạt động chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại khoa nội trú A (13/09/2017)
  • Rượu bia và những điều cần biết (03/10/2017)
  • Cảnh báo về các loại ma túy mới tại Việt Nam (06/09/2017)
  • Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà (28/06/2017)
  • HSA: Giới hạn chỉ định của risperidon trong điều trị sa sút trí nhớ do Alzheimer (22/05/2017)
  • Thành lập tổ công tác xã hội bệnh viện tâm thần (22/05/2017)
  • Phục hồi chức năng đối với người bệnh tâm thần (29/05/2017)
  • Bệnh viện tâm thần Bến Tre tập huấn tuyên truyền PCCC (27/04/2017)

Những tin cũ hơn

  • Ngày hội 5S trong bệnh viện (27/04/2017)
  • Bệnh động kinh và những điều cần biết nên làm và nên tránh (27/04/2017)
  • Bệnh rối loạn giấc ngủ và những điều cần biết (26/04/2017)
  • FDA: Kháng sinh Fluoroquinolon và nguy cơ xảy ra (26/04/2017)
Tin mới nhất
  • Tác hại của việc sử dụng rượu bia quá mức Tác hại của việc sử dụng rượu bia quá mức
  • Rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh Rối loạn tâm thần trong bệnh động kinh
  • Thông báo mời chào giá thực phẩm nấu ăn cho bệnh nhân nội trú Thông báo mời chào giá thực phẩm nấu ăn cho bệnh nhân nội trú
  • Làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn do lo lắng quá mức? Làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn do lo lắng quá mức?
  • Tại sao chúng ta cảm thấy lo lắng nhiều hơn vào dịp cuối năm? Tại sao chúng ta cảm thấy lo lắng nhiều hơn vào dịp cuối năm?
Thư viện ảnh Anh hoat dong Tin xem nhiều
  • Ám ảnh xã hội là gì? Ám ảnh xã hội là gì?
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì ? Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì ?
  • Rối loạn hoảng sợ là gì? Rối loạn hoảng sợ là gì?
  • Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • Rối loạn lo âu do chia ly ở trẻ là gì ? Rối loạn lo âu do chia ly ở trẻ là gì ?
  • Sức khoẻ tâm thần và những kỳ thị Sức khoẻ tâm thần và những kỳ thị
  • Cách gọi tên và nhận diện cảm xúc Cách gọi tên và nhận diện cảm xúc
  • Chương trình công tác xã hội năm 2024 tại Bệnh viện Tâm thần Chương trình công tác xã hội năm 2024 tại Bệnh viện Tâm thần
  • Thông báo về việc tổ chức khám cấp giấy xác nhận Thông báo về việc tổ chức khám cấp giấy xác nhận
  • Bệnh viện tâm thần bến tre tổ chức họp mặt cuối năm cho bệnh nhân nội trú Bệnh viện tâm thần bến tre tổ chức họp mặt cuối năm cho bệnh nhân nội trú
Benh vien tam than lich lam viec moi Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Bác sĩ rất tận tình chu đáo. Khám chữa bệnh chuyên nghiệp. Phục vụ bệnh nhân ân cần Tất cả các ý kiến trên Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,637
  • Tháng hiện tại10,082
  • Tổng lượt truy cập2,130,936
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
  • Giấy phép số: 0657/SYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: Ấp 2, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
  • Điện thoại: 0753 820 005
  • Fax: 0753 510 939
  • Email: benhvientamthanbt@gmail.com

Từ khóa » Thuốc Serotonin Là Gì