Bài 4: Nghiệp (Karma) - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN HOA SEN
Có thể bạn quan tâm
- Thư Viện Hoa Sen
- Kinh
- Luật
- Luận
- Tịnh Độ
- Thiền
- Kim Cang Thừa
- THƯ VIỆN E BOOKS
- TIN TU HỌC
- Danh Mục Khác
- Trang nhà
- ›
- Luận
- ›
- Phật Học Cơ Bản
- Phật Học Cơ Bản Tập Một
- Phật Học Cơ Bản Tập Hai
- Phật Học Cơ Bản Tập Ba
- Phật Học Cơ Bản Tập Bốn
TẬP MỘT
Phần II - Bài 4 Nghiệp (Karma) Thích Tâm ThiệnA- Dẫn nhập
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: «Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa« (Owners of their karma are the beings, heirs of their karma. The karma is their womb f rom which they are born, their karma is their friend, their refuge - 155). Như thế, sự hiện hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện từ (vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi con người cá thể là điểm trung tâm của nghiệp; ngoài mỗi cá thể ấy sẽ không có bất kỳ một cái nghiệp nào được bàn đến.
B- Nội dungI- Định nghĩa Nghiệp là gì? Theo từ nguyên, nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động có tác ý (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. II- Nội dung của nghiệp Thông thường, nói đến nghiệp là nói đến vấn đề thiện, ác trong vòng sinh diệt và tương tục của đời sống con người. Thông qua việc tạo nghiệp (thiện hay ác) mà con người tự xây dựng cho mình một định nghiệp - một đời sống khổ đau hay hạnh phúc. Nhưng khổ đau hay hạnh phúc là những cảm nhận của riêng mỗi con người khác nhau và nó là những pháp sinh diệt, tương tục trên cơ sở tâm lý khác nhau. Vì thế, sẽ không có một khuôn mẫu ước lệ nào có thể quy ước một cách đầy đủ về nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở của nghiệp là tâm (ý), do đó, khảo sát về nghiệp chính là khảo sát về cội nguồn của tâm. Đức Phật dạy:«Ý dẫn đầu các pháp Ý làm chủ tạo tác Nếu với ý nhiễm ô (ác) Nói năng hay hành động Khổ não bước theo sau Như chiếc xe theo chân con vật kéo« -- (Dhp 1)Qua bài kinh trên, chúng ta nhận rõ rằng chính mối tương quan nhân-quả từ nơi tâm ý của con người đã hình thành nên cái nghiệp thiện hay ác mà con người phải thọ nhận. Vì thế, Đức Phật dạy về nghiệp là nhằm đánh thức con người thức tỉnh từ nơi tâm ý của chính mình (tự tịnh kỳ ý) để từ đó đi vào một đời sống an lạc giải thoát. Tất nhiên, cái mà gọi là nghiệp ở đây là những gì thuộc pháp hữu lậu (nghiệp hữu lậu), tức là những gì thuộc thiện-ác, khổ đau-hạnh phúc v.v..., nó gắn liền với đời sống đạo đức, luân lý của con người, với những cảm thọ vui buồn - khổ lạc, mà không phải là những gì thuộc vô lậu - giải thoát. Do đó, trong một số trường hợp, khi các kinh văn đề cập đến nghiệp và lậu, chúng ta cần hiểu rằng đó là một lối diễn đạt nhằm phân biệt giữa cái thiện, ác và cái đã thoát ly mọi ý niệm về thiện, ác. Chẳng hạn tham-sân-si là nghiệp bất thiện, nghiệp ác; nhưng tự thân không tham-không sân-không si đã là thanh tịnh giải thoát rồi. Ở đây, trên phương diện nào đó, không cần thiết phải gọi không tham-không sân-không si là cái nghiệp thiện, hay cái nghiệp thanh tịnh-giải thoát. Bởi lẽ, thanh tịnh-giải thoát tự nó đã thoát ly mọi khái niệm thiện-ác, hữu-vô. Do vậy, khi bàn đến nội dung của nghiệp, ở đây chúng ta chỉ thuần túy nói đến nghiệp thiện và nghiệp ác, tức là nghiệp hữu lậu mà không nói đến nghiệp vô lậu. Cố nhiên, định nghĩa «Nghiệp là hành động có tác ý hay hành động phát sinh từ tâm« chỉ được dùng cho tất cả nghiệp hữu lậu, tức là mọi vấn đề liên quan đến thiện và ác. III- Phân loại nghiệp Thông thường, nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý hay còn gọi là tâm. Như thế, khi xét đến nghiệp của một con người là xét đến thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Ngoài ba nghiệp này, không còn một cái nghiệp nào khác. Tuy nhiên, nghiệp có những tính chất và chức năng khác nhau nên chúng được phân làm nhiều loại và có nhiều tên gọi khác nhau. 1)- Phân loại 1 (theo tên gọi): Theo trình tự, trước hết, giáo lý về nghiệp được chia thành hai loại:«Ý dẫn đầu các pháp Ý làm chủ tạo tác Nếu với ý thanh tịnh (thiện) Nói năng hay hành động An lạc bước theo sau Như bóng không rời hình« -- (Dhp 2)
a- Nghiệp thiện: Tư duy và hành động về các điều lành như thực hành Ngũ giới và Thập thiện giới.Từ hai loại nghiệp trên, chúng ta phải xét đến quá trình tạo tác, tư duy và hành động để hình thành nên nghiệp (thiện hay ác). Do đó, nếu xét về tiến trình của nghiệp (process of karma) thì nghiệp lại được chia thành hai loại nữa:b- Nghiệp ác: Tư duy hành động về các điều ác như thực hành những điều trái ngược với Ngũ giới và Thập thiện giới.
a- Nghiệp nhân: Những tư duy, hành động tạo nghiệp chưa đưa đến một kết quả.Trong thực tế, khi nói đến nghiệp, hàng Phật tử thường chú trọng đến nghiệp báo (nghiệp quả) hơn là nghiệp nhân. Và đây là chỗ thiếu sót của chúng sanh khi đối diện với nghiệp. Và cũng chính điều này khiến cho chúng sanh quan tâm đến quả báo hơn là gieo nhân. Nghiệp quả hay nghiệp báo còn được gọi là quả dị thục (nghiệp đã chín muồi). 2)- Phân loại 2 (theo tiến trình): Xét theo tiến trình (từ nhân đến quả) của nghiệp thì có hai loại nghiệp cơ bản:b- Nghiệp quả: Những tư duy, hành động tạo tác sau một tiến trình đã tạo thành nghiệp, còn gọi là nghiệp quả hay nghiệp báo.
a- Định nghiệp: Là nghiệp được lưu chuyển trong thời gian ổn định và từ nhân đến quả thống nhất với nhau. Ví dụ, trứng gà sau khi được ấp trong một thời gian sẽ nở ra con gà. Nói chung, các nghiệp nhất định sẽ đưa đến kết quả (như ăn thì sẽ no) thì được gọi là định nghiệp.3)- Phân loại 3 (theo thời gian): Nếu căn cứ theo thời gian, chúng ta nhận ra hai loại nghiệp, một đã chín muồi và một đang và sẽ diễn tiến trong dòng nghiệp tạo tác:b- Bất định nghiệp: Là nghiệp không dẫn đến kết quả, hoặc kết quả sẽ thành tựu trong thời gian bất định, hoặc có thể giữa kết quả và nguyên nhân không hoàn toàn thống nhất với nhau, thì được gọi là bất định nghiệp.
a- Nghiệp cũ: Là nghiệp đã được tích lũy từ nhiều đời sống quá khứ, và hiện tại nó đã chín muồi. Chẳng hạn thân thể của ta (cao, thấp, mập, ốm, thông minh, ngu đần, hạnh phúc hay bất hạnh v.v...) ngày nay là do cái nghiệp đã gieo từ trong vô thủy. Các nghiệp quả (y báo và chánh báo) của thân này là quả dị thục của các nghiệp nhân từ vô thủy. Ngoài thân này, không hề có một cái nghiệp riêng lẻ, cũ xưa nào khác.Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã chỉ rõ cái nghiệp cũ và mới của con người:b- Nghiệp mới: Nếu như thân thể này là nghiệp cũ thì mọi tạo tác đang làm và sẽ làm của chính thân thể này là nghiệp mới. Ví dụ, sự thành đạt của ta ngày hôm nay là do các tạo tác trước đó. Và sự thành đạt của ngày mai như thế nào sẽ tùy thuộc vào tư duy và hành động của ngày hôm nay. Kinh Tương Ưng IV, Đức Phật dạy: «Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là nghiệp cũ. Các hành động của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý trong hiện tại là nghiệp mới«.
«Sư rằng phúc họa đạo trời Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra Có trời mà cũng có ta Tu là cội phúc, tình là dây oan«Họa và phúc (thiện, ác) là đạo trời, nhưng cái đạo trời ấy cội nguồn của nó chính ở tại lòng người (tâm, ý) mà sinh ra. Và trời ở đây là nghiệp cũ, còn ta chính là nghiệp mới. 4)- Phân loại 4 (theo tính chất): Như đã trình bày, nghiệp báo là sự chín muồi (quả dị thục) của các nghiệp thuộc về bất thiện. Do đó, khi nói đến nghiệp báo (nghiệp quả) là nói đến tiến trình nhân - quả của nghiệp. Theo giáo lý về nghiệp, một nhân không thể tạo thành một quả, mà phải có các duyên phụ trợ. Cho nên, nói đủ phải nói là nhân - duyên - quả. Duyên là các nhân phụ làm cho nhân chính thành quả; như nước, phân, đất, sự cần mẫn chăm bón của con người (là các duyên) làm cho hạt giống thành tựu nẩy nở. Vì thế, khi tìm hiểu về quả dị thục (sự chín muồi) của nghiệp, ta phải tìm hiểu về 3 đặc tính sau:a- Dị thời nhi thục: Thời gian chín muồi của nghiệp quả khác với thời gian tạo nghiệp (nghiệp nhân). Ví dụ như trái xoài, thời điểm khi sinh ra cho tới khi nó chín muồi là khác nhau (khác thời mà chín).5)- Phân loại 5 (theo năng lực): Năng lực của nghiệp được hình thành theo từng loại nghiệp khác nhau trong một tiến trình tâm lý rồi đưa đến sự hình thành các đặc tính của nghiệp.b- Dị loại nhi thục: Kết quả bị biến chất (dị loại) so với thời gian mới tạo nghiệp. Ví dụ, trái xoài khi nhỏ thì chua, nhưng khi chín thì ngọt (biến chất rồi mới chín).
c- Biến dị nhi thục: Kết quả bị biến thái và biến tướng (biến dị) so với thời gian mới tạo nghiệp. Ví dụ trái xoài non thì màu xanh, đến khi chín thì màu vàng.
a- Tập quán nghiệp: Là nghiệp được huân tập bởi một thói quen trong đời sống hàng ngày. Có thể đó là thói quen thuộc tâm lý, hành vi, cách ứng xử v.v... Ví dụ, hút thuốc lá là một tập quán nghiệp.6)- Một số danh từ về nghiệp mà bạn cần biết:b- Tích lũy nghiệp: Là các nghiệp được tích lũy dần như rót nước vào thùng, có thể xem thân của ta như là một tích lũy nghiệp từ vô thủy.
c- Cực trọng nghiệp: Là các nghiệp gây ấn tượng xấu ác cực mạnh và sâu trong tâm lý của con người như phạm các tội ngũ nghịch (giết cha, mẹ (giết người) v.v...).
d- Cận tử nghiệp: Là nghiệp lúc sắp chết hay những sức mạnh tâm lý của con người trước lúc tắt thở. Nghiệp này cực kỳ hệ trọng trong việc hướng dẫn nghiệp thức đi tái sinh. Những tư tưởng cuối cùng của người sắp chết sẽ tạo nên một cận tử nghiệp (thiện hoặc bất thiện). Một người có thể suốt đời làm ác, nhưng trước lúc tắt thở, nỗ lực sinh khởi ý thức về thiện pháp, về những điều thiện trong đời, và nhờ ý lực đó có thể tái sinh vào cõi tốt đẹp (tương tự như vậy đối với trường hợp ngược lại). Từ đó, qua những kinh nghiệm cận tử, chúng ta cần huân tập các thiện nghiệp trong đời sống của mình để tạo thành một sức mạnh (ý lực) đoạn trừ các ác nghiệp ngay trong đời sống hàng ngày và cả đến giờ phút lâm chung.
- Bạch nghiệp (nghiệp trắng): các nghiệp thiện - Hắc nghiệp (nghiệp đen): các nghiệp ác - Phi hắc phi bạch nghiệp: các hành động duy tác (không thiện không ác) - Biệt nghiệp: nghiệp riêng của mỗi người - Cộng nghiệp: nghiệp chung của tập thể (gia đình) - Thánh nghiệp: nghiệp đưa đến thánh đạo - Duy tác nghiệp: nghiệp không có sanh y (không có quả) - Chướng nghiệp: nghiệp cản trở sự kết thành của quả - Đoạn nghiệp: nghiệp tiêu diệt các năng lực sanh nghiệpIV- Thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong giáo lý nghiệp báo. Vì mỗi người đều có cái nghiệp riêng do vô minh, ái thủ đã tạo nên, do đó đương nhiên phải đối diện với quả báo của mình. Sự trốn tránh nghiệp lực là điều vô ích. Cụ Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, đã nói rằng:«Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài«Vì thế, vấn đề quan trọng được đặt ra đối với người đang trên đường tu tập không phải là nghiệp báo mà chính là thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp. Kinh Nipata, Đức Phật dạy rằng: «Người đã tiêu diệt ảo kiến, phá tan lớp tối tăm dày đặc trong tâm sẽ không còn thênh thang đi mãi. Đối với người ấy, vấn đề nhân quả (nghiệp báo) không còn nữa«. Đoạn kinh trên cho ta thấy rằng tâm lý của người giải thoát sẽ hóa giải mọi nghiệp lực của chính họ. Như một nhà sư vô cớ bị tù, ở trong tù mà lòng thì vô cùng bình an, không hề dao động; nghĩa là nhà sư ấy không còn bị nghiệp lực chi phối nữa. Chẳng hạn, cùng một hành động xảy ra đối với hai người, nhưng thái độ thọ nhận hành động (nghiệp) ấy của hai người thì hoàn toàn khác nhau như trường hợp «nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột«. Do đó, đối với nghiệp, thái độ tâm lý của người tiếp thọ thì quan trọng hơn là chính cái nghiệp ấy. Ngài Huyền Giác, trong Chứng đạo ca, bảo rằng: «Sát na diệt khước A Tỳ nghiệp«, có nghĩa là khi đã giác ngộ thì mọi nghiệp chướng (nặng như A Tỳ) trong tích tắc cũng đều băng tiêu. Vì lý do này, nên trong kinh thường nói đến thọ nghiệp (chịu đựng nghiệp) và phi thọ nghiệp (không bị chi phối bởi nghiệp). C- Kết luậnĐức Phật dạy rằng: «Không ai làm cho ta nhiễm ô, cũng không ai làm cho ta trong sạch; trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta làm cho ta trong sạch« (Dhp). Lời dạy trên đã mở ra cho con người một hướng đi rất chủ động trong việc tạo nên một đời sống an lạc giải thoát ngay tại cuộc đời này./.
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập1)- Nghiệp là gì? 2)- Có bao nhiêu loại nghiệp cơ bản? 3)- Hãy trình bày cách phân loại nghiệp. 4)- Hãy trình bày vai trò của thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp.
Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000TrướcSauIn TrangTạo bài viết1234567Trang sauTrang cuối
01. Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này
18/10/2012(Xem: 146046)- Khánh Hỷ
- ,
- Sri Dhammananda
02. Cốt Lõi Của Giáo Huấn Phật Giáo Là Gì?
16/10/2012(Xem: 150942)- Hoang Phong
- ,
- Buddhadasa
- ,
- Buddhadasa Bhikkhu
03. Hỏi Đáp Phật Pháp
16/10/2012(Xem: 163409)- Tâm Diệu
04. Câu Chuyện Một Con Đường
25/01/2012(Xem: 361086)- Hoang Phong
05. Để Hiểu Đạo Phật
07/07/2011(Xem: 94656)- Phương Bối
06. Bước Đầu Học Phật
23/05/2011(Xem: 237251)- Thích Thanh Từ
07. Mười Nghiệp Lành
02/02/2014(Xem: 217988)- Minh Đức Triều Tâm Ảnh
08. Phật Giáo Yếu Lược
10/12/2010(Xem: 151849)- Thích Trí Chơn
10 Sách Phật giáo cho người mới bắt đầu
06/11/2020(Xem: 109877)- Paul Bonea
- ,
- Tịnh Thủy
10. Nền tảng Phật Giáo - Mười quyển sách Ebook PDFcủa Tỳ khưu Hộ Pháp
01/03/2019(Xem: 41703)- Tỳ Khưu Hộ Pháp
11. Đạo Nào Cũng Là Đạo
14/10/2013(Xem: 88257)- Tâm Diệu
12. Bốn pháp căn bổn
07/12/2016(Xem: 67873)- Quảng Tánh
13 Hướng dẫn thiền tập
30/11/2023(Xem: 219658)- Minh Đức Triều Tâm Ảnh
- ,
- Thanissaro Bhikkhu
- ,
- Nguyên Giác
14 Thiền Tập Nhập Môn
06/08/2017(Xem: 81671)9. Năm Phút Giới thiệu Phật Giáo (song ngữ)
05/05/2016(Xem: 29359)- Tường Anh
An Bình Tĩnh Lặng
17/08/2010(Xem: 121926)- Bình Anson
Ánh Đạo Vàng
17/08/2010(Xem: 90919)- Võ Đình Cường
Ba cửa của giải thoát
31/08/2018(Xem: 19939)- Nguyễn Vĩnh Thượng
Ba điểm tinh yếu của đường đạo
13/06/2018(Xem: 16229)- Khangser Rinpoche
- ,
- Pháp Đăng
Ba Pháp Ấn
16/10/2012(Xem: 68774)Bài Học Nhân Quả
22/05/2022(Xem: 9236)- Thích Chân Tính
Bạn Có Tin Vào Tái Sinh Không?
14/04/2023(Xem: 109921)- Alexander Berzin
Bản Đồ Tu Phật
28/04/2013(Xem: 62657)- Thích Thiện Hoa
Bản đồ tu Phật
24/02/2016(Xem: 42673)- Thích Thiện Hoa
Bằng Tất Cả Tấm Lòng
17/08/2010(Xem: 67357)- Thích Chân Tính
Bánh Xe Pháp
23/10/2011(Xem: 70375)Basic Buddhist Teachings (Song ngữ Vietnamese-English))
06/10/2023(Xem: 3552)- Tâm Diệu
- ,
- Nguyên Giác
Bất – Chánh Niệm
12/07/2021(Xem: 5912)- Thích Nhuận Hùng
Bát Chánh Đạo
01/08/2011(Xem: 514920)- Huệ Giáo
Bát Chánh Đạo
07/07/2014(Xem: 39134)- Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Bát Chánh Đạo
27/02/2017(Xem: 34353)- Nguyễn Vĩnh Thượng
Bát Chánh Đạo Hữu Lậu & Bát Chánh Đạo Vô Lậu
23/09/2022(Xem: 5877)- Thích Thắng Giải
Bát Chánh Đạo là phương pháp phát triển trí tuệ và đạo đức cho xã hội
24/03/2017(Xem: 23107)- Thích nữ Tịnh Quang
Bát chính đạo con đường đưa đến hạnh phúc viên mãn
25/05/2017(Xem: 19588)- Thích Đạt Ma Phổ Giác
Bắt Đầu Từ Nơi Đâu
10/02/2012(Xem: 202035)- Nguyễn Duy Nhiên
Bát Thánh Đạo - Ebook PDF
31/12/2021(Xem: 10622)- Thích Minh Tâm
Bơ Và Những Viên Đá Cuội
12/11/2010(Xem: 80381)- Tâm Diệu
Bốn Chân Lí Cao Quý
14/07/2012(Xem: 116691)- Đặng Hữu Phúc
Bốn Chân lý cao quý - bản văn Ngài Long Thọ viết lại
18/01/2016(Xem: 16205)- Đặng Hữu Phúc
- ,
- Chr. Lindtner
Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp
10/10/2012(Xem: 100423)- Đạt Lai Lạt Ma
- ,
- Hồng Như
Bổn phận của người xuất gia & tại gia
17/09/2020(Xem: 7057)- Quảng Tánh
Bốn pháp giới
16/01/2015(Xem: 21015)- Nguyễn Thế Đăng
Bốn Pháp Tế Độ - Tứ Nhiếp Pháp
20/02/2014(Xem: 40730)- Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Bốn phương pháp cảm hóa lòng người
05/02/2023(Xem: 10384)- Thích Chân Tính
Bốn Sự Thật Và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
17/08/2010(Xem: 90216)- Thích Đức Thắng
Các Bài Học Phật
06/10/2011(Xem: 68422)- PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông
Các Khái Niệm Chủ Yếu Trong Phật Giáo
10/03/2012(Xem: 151951)- Hoang Phong
- ,
- Fabrice Midal
Cách "giải hạn" mà không cần "cúng sao"
09/02/2019(Xem: 21433)- Thích Tánh Tuệ
Cách Phát Tâm Bi (Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)
05/05/2022(Xem: 4182)- Alexander Berzin
- ,
- Matt Linden
- ,
- Lozang Ngodrub
Cách Tu Tập
08/03/2019(Xem: 17907)- Alexander Berzin
- ,
- Lozang Ngodrub
- ,
- Võ Thư Ngân
- Pháp Luận
- Phật Học
- Phật Học Cơ Bản
- Phật Học Vấn Đáp
- Duy Thức Học
- Tánh Không
- Phật Học Ứng Dụng
Lời Đức Phật
(Xem: 168125)Lời Đức Phật..
(Xem: 69097)Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 118870)Thư Pháp
(Xem: 73976)Ngày Lễ Phật Giáo
(Xem: 158788)TIN TỨCHội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025
- THÍCH THIỆN NHƠN
- ,
- Thích Nhật Từ
Uống Nước Nhớ Nguồn
- Hoa Lan Thiện Giới
Trung Tâm Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Của Myanmar Sẽ Tham Gia Dự Án Vườn Phật Giáo Lớn Nhất Châu Âu Xây Tại Tây Ban Nha
- Nguyên Giác
Từ khóa » Thuyết Karma
-
Karma - Tiểu Sử - Vũ Trụ Liên Minh Huyền Thoại
-
Nghiệp (Phật Giáo) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Karma - Tướng
-
Nghiệp Chướng - Karma - Wikipedia
-
Vài Nét Về Thuyết Nghiệp Của đạo Phật Trong Văn Hóa VN
-
Karma X Okuda | Tiểu Thuyết, Ảnh Vui, Cặp đôi - Pinterest
-
Karma X Okuda | Tiểu Thuyết, Trường Học, Cặp đôi - Pinterest
-
Karma Trong Ấn Độ Giáo - Wikimedia Tiếng Việt
-
Tính Nhân Văn Trong Tư Tưởng Karma - Samsara Của Phật Giáo
-
100 Answers For Your Relationship, From The Ancient Wisdom Of Tibet
-
Sự Giấu Mặt Của Luật Nhân Quả - Karma Is Invisible - Ph.D Of Law
-
Liên Minh Huyền Thoại, Profile Picture - Facebook
-
Company Karma Dự án - SANOVO TECHNOLOGY GROUP