BÀI 4. VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Máy tiện CNC
  • Động cơ đốt trong
  • Công nghệ chế tạo máy
  • Máy công cụ
  • Vẽ kỹ thuật
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Tài...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kỹ Thuật - Công Nghệ » Cơ khí - Chế tạo máy BÀI 4. VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG

Chia sẻ: Ngo Thi Huyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

Thêm vào BST Báo xấu 940 lượt xem 148 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực, vận tốc của xilanh thủy lực được điều khiển thông qua điều khiển lưu lượng dầu vào các khoang của xilanh bằng cách sử dụng các thiết bị điều khiển lưu lượng đó là van điều khiển lưu lượng. Các thiết bị điều khiển lưu lượng thường dùng là: van tiết lưu, bộ ổn tốc, bộ phân dòng.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Hệ thống truyền động thủy khí
  • hệ thống điều khiển thủy lực
  • van điều khiển
  • van đảo chiều
  • van điều khiển lưu lượng
  • xilanh truyền động

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: BÀI 4. VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG

  1. BÀI 4. VAN ĐIỀU KHIỂN LƯU LƯỢNG (FLOW CONTROL VALVES) Nội dụng: 1. Van tiết lưu Chức năng 1.1. Nguyên lý hoạt động 1.2. Kết cấu tiết diện của van tiết lưu 1.3. Các loại van tiết lưu 1.4. Sự phụ thuộc tải trọng, áp suất, lưu lượng 1.5. 2. Bộ ổn tốc Chức năng 2.1. Kết cấu bộ ổn tốc 2.2. Cách lắp bộ ổn tốc 2.3. 3. Bộ phân dòng Trong hệ thống điều khiển bằng thủy lực, vận tốc của xilanh thủy lực được điều khiển thông qua điều khiển lưu lượng dầu vào các khoang của xilanh bằng cách sử dụng các thiết bị điều khiển lưu lượng đó là van đi ều khi ển l ưu l ượng. Các thi ết bị điều khiển lưu lượng thường dùng là: van tiết lưu, bộ ổn tốc, bộ phân dòng. 1. Van tiết lưu (Throttle Valves) Chức năng: 1.1. Van tiết lưu có chức năng điều chỉnh lưu lượng dòng chảy qua nó. Nguyên lý hoạt động 1.2. Van tiết lưu làm việc dựa trên nguyên lý lưu lượng dòng ch ảy qua van ph ụ thuộc vào sự thay đổi tiết diện cho dòng chảy qua của van. Lưu lượng dầu Q v qua van được tính theo công thức Torricelli như sau: – hệ số lưu lượng Trong đó: – diện tích mặt cắt khe hở van tiết lưu [m2] – hiệu áp suất trước và sau khe hở van tiết lưu [N/m2] – khối lượng riêng của dầu [kg/m3] Hình 4.1. Hiệu áp suất và lưu lượng qua van tiết lưu
  2. Kết cấu tiết diện của van tiết lưu 1.3. Có 2 dạng hình học của lỗ tiết lưu: – Dạng vòi phun: lưu lượng qua van phụ thuộc vào độ nhớt động học và nhiệt độ. – Dạng bướm tiết lưu: lưu lượng qua van không phụ thuộc vào độ nhớt động học và nhiệt độ. Hình 4.2. Kết cấu tiết diện của van tiết lưu a – dạng vòi phun; b – dạng bướm tiết lưu Các loại van tiết lưu 1.4. Có 2 loại van tiết lưu: Van tiết lưu hai chiều (hình 4.3 a và b): loại này cho d ầu đi qua theo c ả 2 – chiều, và có 2 loại: van tiết lưu 2 chiều điều chỉnh được tiết lưu và van tiết lưu 2 chiều có tiết lưu không đổi. Van tiết lưu một chiều (hình 4.3.c): chỉ điều chỉnh được tiết lưu theo 1 – chiều. Khi điều chỉnh vít (1), tiết diện khe hở (3) thay đ ổi, ti ết l ưu đ ược đi ều chỉnh từ A sang B, còn từ B sang A dầu đi tự do qua van một chiều (2) .
  3. a, b, c, d Hình 4.3. Các loại van tiết lưu a – van tiết lưu 2 chiều tiết lưu không đổi; b – van tiết lưu 2 chiều tiết lưu thay đổi được; c – van tiết lưu một chiều; d – hình dáng ngoài Sự phụ thuộc tải trọng, áp suất, lưu lượng (hình 4.4) 1.5. Khi tiết diện chảy của van tiết lưu không thay đổi, tổn th ất áp su ất qua – van tiết lưu sẽ thay đổi khi tải trọng Fw thay đổi. Như vậy dẫn đến vận tốc v của cơ cấu chấp hành thay đổi. Khi tải trọng Fw tăng thì áp suất P2 tăng, hiệu áp giảm, lưu lượng qua – van tiết lưu QT giảm, vận tốc v giảm và khi tải trọng F w giảm thì áp suất P2 giảm, hiệu áp tăng, lưu lượng qua van tiết lưu QT tăng, vận tốc v tăng. Ví dụ ứng dụng: quá trình cưa phôi trên hình 4.5. yêu cầu nh ư sau: khi – mới cắt, lực cắt nhỏ (Fw nhỏ), vận tốc pit-tông (vận tốc cắt) có thể lớn, nhưng khi càng cắt vào sâu, thì diện tích tiếp xúc càng lớn, do đó lực cắt F w càng lớn yêu cầu vận tốc chuyển động của pit-tông v nhỏ để quá trình cắt đảm bảo đ ược an toàn. Muốn vậy, ta lắp van tiết lưu vào hệ thống như trên hình 4.5. Khi đó tổn thất áp suất trước và sau van tiết lưu sẽ thay đổi theo lực cắt F w , do đó lưu lượng và vận tốc v cũng thay đổi theo.
  4. Hình 4.4. Sự phụ thuộc của tải trọng Fw, áp suất, lưu lượng QT qua van tiết lưu Hình 4.5. Ví dụ ứng dụng van tiết lưu trong quá trình cưa bằng máy thuỷ lực 2. Bộ ổn tốc (Pressure-compensated flow control valves) Chức năng 2.1. Trong những cơ cấu chấp hành cần chuyển động êm, độ chính xác cao, thì các hệ thống điều chỉnh đơn giản dùng van tiết lưu để điều ch ỉnh tốc độ của c ơ c ấu chấp hành không thể đảm bảo được, vì nó không kh ắc ph ục đ ược nh ững nguyên nhân gây ra sự không ổn định chuyển động, như sự thay đổi của tải trọng, s ự thay
  5. đổi độ đàn hồi của dầu, độ rò dầu, sự thay đổi của nhiệt độ. Ngoài những nguyên nhân trên, hệ thống còn bị ảnh hưởng do những thiếu sót về kết cấu như: các cơ cấu điều khiển chế tạo không chính xác,… Để khắc phục những nguyên nhân trên, trong hệ thống đó dùng các bộ ổn tốc. Bộ ổn tốc có chức năng điều chỉnh và ổn định vận tốc cơ cấu chấp hành b ằng cách điều chỉnh và ổn định lưu lượng dầu qua nó. Trên hình 4.6 mô tả mạch thủy lực sử dụng bộ ổn tốc để điều ch ỉnh và ổn định tốc độ của xilanh thủy lực. Hình 4.6. Hoạt động của bộ ổn tốc trong mạch thuỷ lực Kết cấu và hoạt động của bộ ổn tốc 2.2. Bộ ổn tốc được cấu tạo từ : van tiết lưu và van giảm áp. – Hoạt động: Bộ ổn tốc điều chỉnh lưu lượng qua nó (dẫn đến đi ều ch ỉnh – được vận tốc CCCH) bằng van tiết lưu điều chỉnh được tiết l ưu và ổn đ ịnh l ưu lượng này bằng cách giữ hiệu áp suất giữa 2 đầu van tiết lưu không đổi nh ờ van giảm áp của nó, do đó vận tốc của CCCH cũng được giữ ổn định. Sau đây là một số phương pháp lắp van tiết lưu và van giảm áp để tạo bộ ổn tốc: a) Van giảm áp lắp trước van tiết lưu Trên hình 4.7 mô tả cấu tạo và ký hiệu của bộ ổn tốc có van gi ảm áp lắp trước van tiết lưu.Gọi: P1 - áp suất trước van giảm áp; P 2 - áp suất qua van giảm áp; P3 - áp suất sau van tiết lưu; - hiệu áp sau và trước van tiết lưu. Khi đó: Phương trình cân bằng lực tác động lên con trượt 2:
  6. Hiệu áp : không đổi, do đó lưu lượng qua van tiết lưu không đổi và vận tốc không đổi. Hình 4.7. Bộ ổn tốc: van giảm áp lắp trước van tiết lưu 1 – van tiết lưu; 2 – con trượt van giảm áp b) Van giảm áp lắp sau van tiết lưu Trên hình 4.8 mô tả cấu tạo và ký hiệu của bộ ổn tốc có van giảm áp lắp sau van tiết lưu.Gọi:: P1 - áp suất trước van tiết lưu; P 2 - áp suất sau van tiết lưu; P 3 - áp suất qua van giảm áp; - hiệu áp sau và trước van tiết lưu. Phương trình căn bằng lực tác động lên con trượt 2: Hiệu áp : không đổi, do đó lưu lượng qua van tiết lưu không đổi và vận tốc không đổi. Hình 4.8. Bộ ổn tốc: van giảm áp lắp sau van tiết lưu
  7. 1 – van tiết lưu; 2 – con trượt van giảm áp c) Van giảm áp lắp song song với van tiết lưu Hình 4.9. Bộ ổn tốc: van giảm áp lắp song song với van tiết lưu 1 – van tiết lưu; 2 – con trượt van giảm áp Trong hình 4.9, ta gọi: P1 - áp suất trước van tiết lưu; P2 - áp suất sau van giảm áp; P3 - áp suất qua van tiết lưu; - hiệu áp sau và trước van tiết lưu. Phương trình căn bằng lực tác động lên con trượt 2: Hiệu áp : không đổi, do đó lưu lượng qua van tiết lưu không đổi và vận tốc không đổi. d) Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 2 đường
  8. Hình 4.10. Sự thay đổi hiệu áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 2 đường khi tải trọng thay đổi theo thời gian a – biểu đồ thay đổi của tải trọng theo thời gian; b – biểu đồ thay đổi của hiệu áp suất 2 đầu van tiết lưu ; c – biểu đồ thay đổi của lưu lượng qua van tiết lưu. Để hiểu rõ hơn hoạt động của bộ ổn tốc 2 đường, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn 2 đường qua trên hình 4.10. Ta thấy khi tải trọng thay đổi theo thời gian hiệu áp su ất 2 đầu van ti ết l ưu không thay đổi và lưu lượng qua van tiết lưu cũng không thay đổi, do đó vận tốc của cần đẩy xilanh thuỷ lực cũng không thay đổi. e) Tải trọng, áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 3 đường Trên hình 4.11 trình bày các biểu đồ cho th ấy sự biến đổi áp su ất và l ưu l ượng qua bộ ổn tốc 3 đường. Qua các biểu đồ thấy được rằng: khi t ải trọng thay đ ổi(tăng, giảm) thì áp suất P3 và P1 cũng thay đổi theo (tăng (giảm) tuyến tính cùng với sự tăng (giảm) của tải trọng), nhưng hiệu áp suất giữa 2 đầu van tiết lưu của b ộ ổn t ốc 3 đường không thay đổi, do đó lưu lượng qua van tiết lưu của bộ ổn tốc cũng không thay đổi, điều đó có nghĩa là vận tốc chuyển động của pitton cũng không đổi và ổn định ở mức được điều chỉnh không phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng.
  9. Hình 4.11. Sự thay đổi hiệu áp suất và lưu lượng qua bộ ổn tốc 2 đường khi tải trọng thay đổi theo thời gian a – biểu đồ thay đổi của tải trọng theo thời gian; b – biểu đồ thay đổi của hiệu áp suất 2 đầu van tiết lưu ; c – biểu đồ thay đổi của lưu lượng qua van tiết lưu. Cách lắp bộ ổn tốc 2.3. Trong mạch thủy lực, để thực hiện chức năng điều chỉnh và ổn định tốc độ của cơ cấu chấp hành, bộ ổn tốc 2 đường có thể được lắp ở các vị trí khác nhau như: trên đường dẫn dầu vào xilanh (hình 4.12.a), trên đường dầu ra từ xilanh (hình 4.12.b), trên đường rẽ nhánh đường vào (hình 4.12.c). Ngoài ra cũng có thể sử dụng bộ ổn tốc 3 đường như trên sơ đồ hình 4.13.
  10. a, b, c, Hình 4.12. Cách lắp bộ ổn tốc 2 đường 1,3 – van tràn; 2 – bộ ổn tốc 1 chiều; a – bộ ổn tốc đặt ở đường vào; b – bộ ổn tốc đặt ở đường ra: c – bộ ổn tốc đặt ở rẽ nhánh Hình 4.13. Cách lắp bộ ổn tốc 3 đường 1 – van tràn; 2 – bộ ổn tốc. a, Bộ ổn tốc đặt ở đường vào - Ưu điểm: + Xilanh làm việc theo áp suất yêu cầu + Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ - Nhược điểm: + Phải đặt van tràn ở đường dầu về bể; + Năng lượng không dùng chuyển thành nhiệt trong quá trình tiết lưu. b, Bộ ổn tốc đặt ở đường ra - Ưu điểm: + Xilanh làm việc được với vận tốc nhỏ và tải trọng lớn + Có thể điều chỉnh lượng vận tốc nhỏ
  11. + Không phải đặt van tràn ở đường dầu về; + Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu. Nhược điểm: - + Lực ma sát của xilanh lớn; + Van tràn phải làm việc liên tục. c, Bộ ổn tốc đặt ở rẽ nhánh đường vào - Ưu điểm: + Bơm làm việc theo tải trọng, hiệu suất lớn; + Nhiệt sinh ra sẽ về bể dầu. - Nhược điểm: + Không thể sử dụng bình trích chứa; + Tải trọng ngược chiều không thích hợp. d, Bộ ổn tốc 3 đường đặt ở đường vào - Ưu điểm: + Bơm làm việc theo tải trọng, hiệu suất lớn; + Nhiệt sinh ra nhỏ. - Nhược điểm: + Không thể sử dụng bình trích chứa; + Tải trọng ngược chiều không thích hợp. 3. Bộ phân dòng (Flow Dividers) Bộ phân dòng có chức năng phân dòng chảy đến những cơ cấu ch ấp hành khác nhau và có lưu lượng không đổi. Ngoài ra, bộ phân dòng còn có nhi ệm v ụ nh ư b ộ ổn tốc (hình 4.14). a, b,
  12. c, d, Hình 4.14. Bộ phân dòng a – cấu tạo; b – ký hiệu; c – ví dụng ứng dụng bộ phân dòng; d – bộ phân dòng của hãng Festo 1,2 – lỗ tiết lưu; 3,4 – hai đầu nòng van; 5 –nòng van; 6,7 – cửa ra; 8,9 – cửa ra tiết lưu; 10,11 – đường dẫn; 12 – xi lanh thuỷ lực Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày chức năng, cấu tạo, ký hiệu, phân loại, và sự phụ thuộc tải trọng, áp suất, lưu lượng qua van tiết lưu? 2. Trình bày chức năng, kết cấu, nguyên lý hoạt động, ký hiệu và cách lắp đặt bộ ổn tốc trong mạch thủy lực? 3. Trình bày chức năng, cấu tạo, ký hiệu và ví dụ sử dụng bộ phân dòng trong mạch thủy lực?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.15: Bộ Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí 65 tài liệu 2431 lượt tải
  • Bài giảng Kỹ thuật điều khiển tự động: Bài 4 - Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

    pdf 28 p | 30 | 4

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Bộ ổn Tốc