BÀI 4: XÃ HỘI HÓA & PowerPoint Presentation, Free Download

SlideServe
  • Browse
    • Recent Presentations
    • Recent Stories
    • Content Topics
    • Updated Contents
    • Featured Contents
    • PowerPoint Templates
  • Create
    • Presentation
    • Article
    • Survey
    • Quiz
    • Lead-form
    • E-Book
  • Presentation Creator
  • Pro
  • Upload
Download Presentation Download b i 4 x h i h a 1 / 20 Download Download Presentation >> BÀI 4: XÃ HỘI HÓA &

Jun 23, 2012

441 likes | 1.88k Views

BÀI 4: XÃ HỘI HÓA &. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁI TÔI. I. XÃ HỘI HÓA LÀ GÌ?.

Share Presentation
Embed Code
Link
Download Presentation calandra calandra + Follow Download Presentation

BÀI 4: XÃ HỘI HÓA &

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript

  1. BÀI 4: XÃ HỘI HÓA & QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁI TÔI

  2. I. XÃ HỘI HÓA LÀ GÌ? • Khái niệm: Quá trình hình thành ý thức trong cách ứng xử của con người được gọi là quá trình xã hội hóa. Hay, quá trình xã hội hóa là quá trình mà trong đó chúng ta có thể tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã hội. • Trong quá trình xã hội hóa, cá nhân thu thập kinh nghiệm xã hội và học các chuẩn mực, khuôn mẫu một cách tự nhiên mà không chống đối lại được.

  3. Định nghĩa quá trình xã hội hóa • Neil Smelser (Mỹ), XHH là “quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phụ vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình” • Fichter đã xem "XHH là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu“ • Nhà XHH người Nga G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá: • Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội • Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.

  4. Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá. • Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình • Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường • Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội Ranh giới giữa các giai đoạn trên không phải lúc nào cũng rõ ràng mà chỉ mang tính ước lệ. Tức là nó không được phân chia một cách rạch ròi theo kiểu giai đoạn này kết thúc thì giai đoạn khác mới được bắt đầu. Vì trong thực tế cuộc sống, cá nhân có thể đã đi làm, đã có gia đình, nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ quan hay trong quan hệ vợ chồng, họ vẫn tìm đến cha mẹ để tìm một lời khuyên. Như vậy, quá trình xã hội hoá chỉ chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt mà thôi.

  5. Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình • Môi trường gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi vì hầu hết cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chịu sự giáo dục về những quan niệm đúng, sai của riêng gia đình và các phương cách ứng xử chuẩn bị cho việc gia nhập xã hội lớn hơn. Có thể xem gia đình như một tiểu văn hóa, với nền giáo dục, lối sống, truyền thống của gia đình, v.v.. mà cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm này. • Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của gia đình thường là không chính thức và không có chủ đích, vì nó là sản phẩm của sự tương tác qua lại giữa những người sống gần gũi nhau về mặt tinh thần và thể chất. Sự tiếp thu trong giai đoạn đầu của quá trình xã hội hóa này không đơn thuần thông qua những lời răn dạy, mà còn thông qua các hành vi của thành viên trong gia đình

  6. Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường • Dưới mái trường, trẻ con được học tập và vui chơi và dần dần trở thành một con người của xã hội thông qua hoạt động thu nhận những kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm và xã hội, thông qua giao tiếp và dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội. • Theo các nhà xã hội học, trường lớp không chỉ đơn thuần là cơ sở để truyền đạt kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, văn hóa - kinh tế - xã hội làm nền tảng cho cuộc sống sau này, mà còn là các cơ quan xã hội chính yếu. Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ học các kiến thức, mà học cả những qui tắc và cách thức xác định hành vi.

  7. Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội • Cá nhân tham gia vào xã hội thường dưới dạng thành viên của nhóm (từ nhóm sinh viên, đồng nghiệp, nhóm nghiên cứu, sáng tác,... đến thành viên của các hội đoàn, các tổ chức chính thống của xã hội). Lúc này, quá trình xã hội hóa của cá nhân được thể hiện thông qua các chuẩn mực chính thức (của xã hội) hay không chính thức (của nhóm). • Đây là một quá trình phức tạp và chồng chéo hơn nhiều so với hai giai đoạn trước (gia đình và nhà trường), và thường là một quá trình liên tục và kéo dài đến suốt đời. Khi đó, cá nhân thực hiện một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong toàn xã hội (làm chồng, vợ, viên chức…).

  8. II. SỰ HÌNH THÀNH CÁI TÔI CỦA CÁ NHÂN • Thông qua quá trình xã hội hóa, mỗi cá nhân dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mực xã hội và dần dần biến chúng thành những giá trị chuẩn mực của riêng mình. • Sự cá nhân hóa các giá trị chân lý, xã hội và qui tắc ứng xử để biến con người thành chủ thể xã hội này chính là quá trình hình thành “cái tôi” của con người, hay nói cách khác, “cái tôi” chính là kết quả của quá trình xã hội hóa.

  9. 1. Cơ sở hình thành cái tôi của con người • Người ta thường đề cập đến “Cái tôi” nhằm nói kinh nghiệm của các cá nhân trong quá trình xã hội hóa cũng như những đặc trưng nhân cách của cá nhân ấy trong quá trình tương tác xã hội. • Theo Talcot Parsons (1954), ứng xử của con người thường dựa trên 4 cấp độ: • Cấp độ văn hóa, liên quan đến những truyền thống, chẳng hạn như thiết chế hay các giá trị chuẩn mực • Cấp độ xã hội, liên quan đến tổ chức và bao hàm những khái niệm như nhóm, địa vị, vai trò… • Cấp độ nhân cách, gắn liền với cái tôi và những khái niệm mô tả về cái tôi cũng những những kinh nghiệm cá nhân. • Cấp độ cá nhân, liên hệ tới sinh vật sinh lý, cơ thể.

  10. Cơ sở hình thành cái tôi của con người (tt) • Bốn cấp độ trên đều thuộc khía cạnh ứng xử của con người, và qua quá trình xã hội hóa, con người sẽ không ngừng học tập, cải thiện mình để lĩnh hội được những kỳ vọng đối với hành vi và giá trị mà xã hội đó thừa nhận. • Tuy nhiên, sự kiểm soát của xã hội bằng các chế tài chỉ là từ bên ngoài (ngọai tại), các thành viên trong xã hội luôn tự tìm cách điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với những phản ứng đã được trù liệu trước.

  11. 2. Sự phát triển của cái tôi • Sự phát triển của cái tôi, theo lý thuyết biểu tượng, là quá trình cá nhân học hỏi để đáp ứng lại các kì vọng của người khác về cách thức họ đánh giá bản thân và thể hiện mình. • Cái tôi được phát triển thông qua sự tác động qua lại với những người khác, được họ đánh giá, hướng dẫn. Cái tôi mang tính phản chiếu và được Cooley (1922) mô tả thông qua hình tượng cái tôi trong gương: “cá nhân thực hiện hành vi nào đó và có thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của cá nhân khác, sau đó lí giải những đánh giá phản ứng đó về những hành vi của mình”.

  12. Sự phát triển của cái tôi (tt) • Nhờ quá trình “cái tôi trong gương”, cá nhân hiểu được cái tôi của mình và phản ứng tương đối với những đánh giá (dù chính xác hay không), bằng sự xấu hổ hoặc giận dữ (khi nhận được những phản ứng tiêu cực), hoặc tự hào (khi nhận được phản ứng tích cực. Những phản ứng của người khác là cơ sở cho sự đánh giá lại bản thân mình, và cũng là cơ sở để cá nhân ý thức về chính bản thân mình (cái tôi).

  13. Một số lí thuyết về sự hình thành cái tôi • Lý thuyết sinh học xã hội • Lý thuyết hình thành nhân cách theo lứa tuổi • Lý thuyết Freud • Lý thuyết về đạo đức • Lý thuyết tương tác biểu tượng về sự hình thành cái tôi (George Herbert Mead khởi xướng năm 1934) • Trong khuôn khổ của lý thuyết tương tác biểu tượng, G. Mead còn đề ra những khái niệm về “những người khác nói chung”, và “những người khác có ý nghĩa”

  14. Lý thuyết sinh học xã hội • Cho rằng những yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định hành động con người, ví dụ như quan điểm về phân loại chủng tộc cho rằng sự khác biệt chủng tộc quyết định sự khác biệt trong trí lực, sức kkhỏe của con người và vì vậy có người thông minh, có người ngu đần. • Những quan điểm này dễ dàng bị bác bỏ bằng phát triển phản xạ có điều kiện, và những nghiên cứu về lí thuyết hành vi cho thấy quá trình xã hội hóa mới là quan trọng (ví dụ: những đứa trẻ bị cô lập không phát triển bình thường được), yếu tố sinh vật chỉ đóng vai trò là điều kiện cần nhưng chưa đủ quyết định hành vi của con người.

  15. Lý thuyết hình thành nhân cách theo lứa tuổi Jean Piaget (1896-1980): quá trình hình thành nhân cách của con người trải qua 4 giai đoạn: • Giai đọan cảm giác (0-2 tuổi), nhận thức thị giác bằng các giác quan qua tiếp xúc mang tính vật chất; • Giai đoạn tiền thao tác (2-7 tuổi), nhận thức thông qua biểu tượng và ngôn ngữ, đứa trẻ phân biệt tư tưởng và thực tại khách quan bằng cách cho mình là trung tâm; • Giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi), bắt đầu lý luận nhưng dựa vào những tình huống cụ thể chứ chưa nâng lên mức trừu tượng; • Giai đoạn lý luận hình thức (11 tuổi trở lên), có tư duy trừu tượng cao, có thể hình dung khả năng của thực tế

  16. Lý thuyết Freud • Do Etik Emikson sáng lập (ông là học trò của Freud), chú ý đến quá trình học hỏi trong việc hình thành nhân cách con người. • Ông cho rằng sự hình thành cái tôi của con người là một quá trình xã hội, trong đó cá nhânlựa chọn và cố gắng bắt chước hành vi người lớn hoặc những người mình ngưỡng mộ (quá trình cố gắng đồng nhất hóa – Identification). • Quá trình này kéo dài suốt cuộc đời của con người, nhưng những khía cạnh cơ bản nhất và quan trọng nhất được hình thành từ thời ấu thơ

  17. Lý thuyết về đạo đức Do Lowtence Kolbeng (học trò của Jean Piaget) sáng lập, chú ý quá trình hình thành nhân cách về mặt đạo đức, thông qua 3 giai đoạn: • Giai đoạn tiền qui ước, trong đó hành vi đạo đức cá nhân chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn chế tài (khen thưởng hay trừng phạt); • Giai đọan qui ước, hiểu được cái đúng cái sai của luật lệ hay luật pháp; • Giai đoạn hậu qui ước, cá nhân phân biệt được những qui chuẩn của luật pháp và các nguyên tắc đạo đức. Lí thuyết này bị phê phán là không chú trọng đến sự khác biệt giữa các nền văn hóa và khác biệt giới tính

  18. Lý thuyết tương tác biểu tượng về sự hình thành cái tôi • Đưa ra sự giải thích về cách thức cá nhân học tập để đáp ứng lại các kỳ vọng của người khác và cách thức họ tự đánh giá về bản thân mình mỗi khi bị phản ứng. • Cái tôi hình thành nhờ sự tương tác với người khác và nó quyết định cách thức hành động trong quan hệ xã hội. • Cái tôi vừa là chủ thể (vì là tác nhân của hành động), vừa là đối tượng (vì có thể nhìn chính mình qua phản ứng của người khác). Quá trình này được phân tích thông qua khái niệm phản ứng “cái tôi trong gương”

  19. Cái tôi trong gương • Cá nhân thực hiện hành vi và được mọi người xung quan quan sát và phản ứng lại, • Cá nhân tiếp nhận và lý giải những phản ứng của người khác đối với ứng xử của mình, • Sau đó, cá nhân phản ứng lại với những đánh giá của những người khác bằng sự kiêu hãnh hay xấu hổ

  20. “những người khác nói chung”, và “những người khác có ý nghĩa” • Khi cá nhân sống trong xã hội và được kì vọng một số vai trò nào đó. • Kết hợp những vai trò được kỳ vọng này được gọi là “những người khác nói chung”, theo đó khi cá nhân đóng một vai trò nào đó, cá nhân cũng coi mình như người khác (ví dụ: cô bé đóng vai cô bảo mẫu để chăm sóc các búp bê) và thông qua đó làm cá nhân hiểu người khác hơn (cô bé khi đóng vai cô bảo mẫu phải làm những công việc phù hợp với vai trò bảo mẫu, từ đó hình thành ý niệm về thái độ, hành vi ứng xử của người bảo mẫu). • Tuy nhiên, đối với những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của cá nhân (cha mẹn, anh chị, bản thân, thầy cô), cá nhân ý thức về những người này như là “những người khác có ý nghĩa”, và cố gắng làm điều gì đó để vừa lòng họ, mong muốn tuân theo lời khuyên hay hướng dẫn của họ, từ đó hình thành nhân cách

  • Related
  • More by User
B i 4 nh lut phn x nh s ng

B i 4 nh lut phn x nh s ng

169 views • 1 slides

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación. Javier Aparicio División de Estudios Políticos, CIDE javier.aparicio@cide.edu Primavera 2011 http:// www.cide.edu/investigadores/aparicio/metodos.html. Similitudes con regresión simple.

1.17k views • 28 slides

H Ř I B Y

H Ř I B Y

H Ř I B Y. H Ř Í B K Y. a H Ř Í B E Č K Y. Použité suroviny: 800 g čerstvých hub | 1 ks cibule | 100 g másla | 8 ks vajec | sůl a pepř | Houby očistíme ostrým nožem, pak opláchneme ve vlažné vodě a nakrájíme na plátky.

375 views • 24 slides

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación

Regresión Lineal Múltiple y i = b 0 + b 1 x 1i + b 2 x 2i + . . . b k x ki + u i A. Estimación. Javier Aparicio División de Estudios Políticos, CIDE javier.aparicio@cide.edu Curso de Verano ENCUP http://publiceconomics.wordpress.com/verano2009 Julio 2009.

955 views • 29 slides

H o m o p h o b i a

H o m o p h o b i a

H o m o p h o b i a. By Abbie. W h a t i s H o m o p h o b i a ?. Homophobia is a fear or hatred of homosexuals or people who are identified or perceived as being lesbian, gay, bisexual or transgender (LGBT).

213 views • 10 slides

H A R I B O

H A R I B O

H A R I B O. I . Die geschichte und die Einführung der Firma. Ein bisschen Geschichte . 1920 : Gründung der Firma . H A ns RIegel BOnn Das Starkapital : . Ein Familienunternehmen In 15 Europaländer 6000 Mitarbeiter in der Welt Umsatz : 2 Milliarden Euro.

1.83k views • 27 slides

Dimelis , S. a , Giotopoulos , I. b,c,d , Louri , H. a,b

Dimelis , S. a , Giotopoulos , I. b,c,d , Louri , H. a,b

Credit Crunch and Firm Growth during the Recent Financial Crisis in EU: What is the Role of Banking Concentration?. Dimelis , S. a , Giotopoulos , I. b,c,d , Louri , H. a,b a Athens University of Economics and Business, b Bank of Greece,

340 views • 24 slides

a. g(x) = f(x) + 5 b. h(x) = f(x+1)

a. g(x) = f(x) + 5 b. h(x) = f(x+1)

Suppose that f ( x ) and g ( x ) are functions for which g ( x ) = f ( x ) + 3 for all values of x . a. How are the graphs of f ( x ) and g ( x ) related geometrically?

171 views • 7 slides

Sin 20 = A x / 145 A x = 49.6 m Cos 35 = B x /105 B x = 86.0 m A x + B x = 135.6 m

Sin 20 = A x / 145 A x = 49.6 m Cos 35 = B x /105 B x = 86.0 m A x + B x = 135.6 m

A jogger runs 145m in a direction 20.0 degrees east of north (vector A), and then runs 105m in a direction 35.0 degrees south of east (vector B). Using components, determine the magnitude and direction of the resultant vector C for these two displacements.

369 views • 7 slides

x b

x b

The Quotient Rules. x a. x a. x a. 1. =. x a – b. if a > b. 1. x a. x b. x b. 2. =. if b > a. 3. =. x 0. = 1. x b – a. The Quotient Rules. x a. =. x a – b. if a > b. 1. x b. 5. Divide. 10 13. a. 10 7. 10 13 – 7. 10 6.

372 views • 21 slides

B i s t b u b e i m i r j . s . b a c h

B i s t b u b e i m i r j . s . b a c h

http:// www.josephabrahammusic.com/wp-content/uploads/2011/06/tour_dates_2011_sebastian-bach_130288035815.png.jpeg. http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6a/Johann_Sebastian_Bach.jpg/220px-Johann_Sebastian_Bach.jpg. B i s t b u b e i m i r j . s . b a c h.

161 views • 6 slides

7 H a b i t s

7 H a b i t s

Synergize. 7 H a b i t s. Begin with the end of mind. Think win-win. Be Proactive. Put first things first. Seek first to understand than to be understood. Sharpen the saw. #1- Be Proactive.

224 views • 9 slides

4 A B

4 A B

4 A B. Typical verbal entries found in an English-English dictionary: Ø Cripple / krípl / v. to seriously damage X . The Great Depression crippl ed several economies. Ø Follow / fálou / v. go after. Some agreements follow ed World War I. Ø Blame n. accusation; v. accuse of, censure.

248 views • 13 slides

If a, b and c are rational numbers then a x (b x c) = (a x b) x c

If a, b and c are rational numbers then a x (b x c) = (a x b) x c

How can we use the Commutative and Associative Properties to transform the expression 25 x (-16 x -4) into (25 x -4) x -16?. In this lesson you will learn to solve multiplication problems by using the Commutative and Associative P roperties. Associative Property of Multiplication.

394 views • 20 slides

Binary Acid ( H X ( aq ) )--I

Binary Acid ( H X ( aq ) )--I

Binary Acid ( H X ( aq ) )--I. Name according to the following format:. First word. Second word. hydro. stem of X. ic. acid. Indicates (aq) or water solution. -ic suffix. Derived from “H” first. H F (aq). hydro. fluor. ic. acid. Binary Acid ( H X (aq) )--II.

129 views • 5 slides

h-x (i-x) diagram gyakorlatok

h-x (i-x) diagram gyakorlatok

Tankönyvi példák. h-x (i-x) diagram gyakorlatok. Határozza meg a relatív nedvesség tartalmat ha a vízgőz parciális nyomása 1,55 kPa és a levegő hőmérsékletéhez tartozó telített gőz nyomása 3,2 kPa. 1 Feladat. A két vonal találkozása megadja a relatív nedvesség tartalmat jelen esetbe  =0,47.

773 views • 21 slides

I B A D A H

I B A D A H

I B A D A H. IBADAH dalam pengertian khusus adalah segala perbuatan, ucapan, dan itikad dalam melakukan hubungan langsung dengan Alloh. (Trangkum dlm rukun Islam). 1. SYAHADAT. Syahadat artinya pengakuan .

661 views • 19 slides

Area a x a + Area b x b = Area c x c

Area a x a + Area b x b = Area c x c

c. a. b. Area a x a + Area b x b = Area c x c. If a x a = 9 Then a =. c. a. b. Area a x a + Area b x b = Area c x c. If a x a = 9 Then a = 3. c. a. b. Area a x a + Area b x b = Area c x c. If b x b = 16 Then

295 views • 13 slides

I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T

I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T

IP v 6 The T w o - W a y I n t e r n e t. L u x e m b o u r g 2 0 0 9. I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T. NAT. NAT. STUN-ned. From to. InterNET. InterNAT. From. Network of Networks. to. NATwork of NATworks. Internet Generations. 10 4 Pioneers Email, FTP

490 views • 42 slides

I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T

I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T

IP v 6 The T w o - W a y I n t e r n e t. R i y a d t h 2 0 0 9. I P v 6 T h e N E X T B I G B A I L - O U T. The Heart Won First The Brain Still Second. Ancient Egyptians believed the h eart was the center of intelligence and emotion.

499 views • 43 slides

LU Ậ T B ẢO HI Ể M X Ã H Ộ I

LU Ậ T B ẢO HI Ể M X Ã H Ộ I

LU Ậ T B ẢO HI Ể M X Ã H Ộ I. SALOG - Tháng 12. 2008 Tr ìn h b ày : NGUYỄN PHƯỚC THUẬN. 3 LOẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI. 1- BHXH bắt buộc : có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 2- BHXH tự nguyện : có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 3- Bảo hiểm thất nghiệp : có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.

406 views • 21 slides

H  b b

H  b b

H  b b. M H ° = 120 GeV. BR (H bb) = 71.3%. b. - -. s = 17.57 (pb) Pythia. ------. b. Fondo QCD in P T-hat (30-170) GeV. Canale dominato dal Fondo !! Utile per capire ricostruzione masse invarianti  Applicazione di Energy Flow

265 views • 14 slides

Loading... More Related

Từ khóa » Slide Xã Hội Hóa