Slide.xã Hội Hóa & Hành Vi Sức Khỏe ương Trọng Hoàng, 30 Trang

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Slide.xã hội hóa & hành vi sức khỏe ths.trương trọng hoàng, 30 trang
  • pdf
  • 30 trang
XÃ HỘI HÓA & HÀNH VI SỨC KHỎE BS, ThS Trương Trọng Hoàng Bộ môn Khoa học Hành vi & Giáo dục Sức khỏe Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Mục tiêu học tập Bài học này tạo điều kiện để sinh viên có khả năng: 1. Nắm được các khái niệm hành vi, nhân cách, tiến trình xã hội hóa, hành vi sức khỏe 2. Có cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe Hành vi là gì? Hành vi (behavior) là sự ứng xử của mỗi người trước một lời nói, một cử chỉ, một hành động hoặc một sự kiện nào đó. Có thể biểu hiện ra bên ngoài (overt behavior) hoặc ẩn ở bên trong (covert behavior) Có thể tự ý (voluntary) hoặc vô ý (involuntary). Hành vi sức khỏe Có 3 loại hành vi tùy vào tác động đối với SK: Hành vi có lợi cho sức khỏe: tập thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ đủ chất, chủng ngừa, đi khám bệnh ở cơ sở y tế điều trị đúng cách, uống thuốc đủ, đều... Hành vi có hại cho sức khỏe: hút thuốc lá, bỏ trị giữa chừng... Hành vi không lợi không hại: quăng răng sữa lên mái nhà... Nhân cách Nhân cách là gì? Tổng hợp những đặc trưng về mặt ứng xử và cảm xúc của một người cụ thể. Xã hội hóa Nhân cách do đâu mà có? Xã hội hóa Nhân cách được hình thành qua một quá trình gọi là quá trình xã hội hóa (socialization). Xã hội hóa là gì? Là một quá trình diễn ra suốt đời người, qua đó cá nhân phát triển những tiềm năng về nhân tính của mình và học tập các khuôn mẫu văn hóa (Macionis). Xã hội hóa Xã hội hóa là một quá trình qua đó người ta tiếp thu những tín ngưỡng, thái độ, giá trị, phong tục của nền văn hóa của họ. Đồng thời qua quá trình này mỗi cá nhân phát triển một nhân cách đặc biệt vì mỗi người tiếp thu theo đặc tính riêng của mình (Glynn). Xã hội hóa ->Có 2 yếu tố khiến một người này có nhân cách khác với người khác: Yếu tố bên trong: tình trạng thể chất, cơ địa, loại hình thần kinh, khí chất v.v… Yếu tố bên ngoài: tác động của môi trường, giáo dục, thông tin v.v… trong đó người ta học lấy các chuẩn mực ứng xử thông qua bắt chước, được dạy dỗ hoặc được khơi gợi… Xã hội hóa Hippocrates đề cập 4 khí chất (temperament): máu (sanguine-nhiệt huyết) dịch (phlegmatic-điềm tĩnh) mật vàng (choleric-nóng nảy) mật đen (melancholic-u sầu) Xã hội hóa Xuất tâm Nhập tâm Xã hội hóa Cần phân biệt khái niệm xã hội hóa (socialization) ở đây với từ “xã hội hóa” mà ta thường thấy trong đời sống có nghĩa là lôi cuốn mọi người trong xã hội tham gia - còn được gọi là vận động xã hội (social mobilization). Xã hội hóa Quá trình XHH diễn ra mạnh mẽ ở lứa tuổi nào? Một đặc điểm đó là quá trình XHH không diễn ra đồng đều ở các lứa tuổi mà đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở tuổi trẻ. Càng lớn tuổi, thần kinh kém linh hoạt, con người càng khó tiếp thu những chuẩn mực, giá trị mới. Xã hội hóa Đặc biệt khi có sự thay đổi môi trường sống đột ngột (di dân) hoặc sự tiếp xúc đột ngột với một nhóm có những chuẩn mực văn hóa khác xa có thể xảy ra hiện tượng “sốc văn hóa” (cultural shock) – hiện tượng cá nhân không dung nạp được những chuẩn mực, giá trị văn hóa quá khác biệt. Xã hội hóa Quá trình tái xã hội hóa (re-socialization): là quá trình “tái huấn luyện” về mặt tâm thần và cảm xúc một người để họ có thể hoạt động được trong một môi trường khác với môi trường họ quen thuộc trước đây. Ví dụ: Giáo dục hội nhập cho những công nhân nhập cư để họ điều chỉnh những thói quen cho phù hợp với môi trường mới: không vứt rác bừa bãi; học và tuân thủ những quy định về lao động, về giao thông… Xã hội hóa nghề nghiệp Ngoài quá trình xã hội hóa chung, người ta còn đề cập đến quá trình xã hội hóa nghề nghiệp Là quá trình trong đó cá nhân học tập các cách nghĩ cũng như cách làm (khuôn mẫu suy nghĩ và ứng xử) đặc thù riêng của ngành nghề. Tải về bản full

Từ khóa » Slide Xã Hội Hóa