Bài 44 - Chu Trình Sinh địa Hóa Và Sinh Quyển

  • TRANG CHỦ
  • THƯ VIỆN GIÁO VIÊN
    • Phân tích bài
    • Bài giảng điện tử
    • Tài liệu tham khảo
  • THƯ VIỆN HỌC SINH
    • Nội dung bài học
    • Video bài học
    • Em có biết?
  • ALBUM ẢNH
    • Bài 40
    • Bài 41
    • Bài 42
    • Bài 43
    • Bài 44
    • Bài 45
  • TRẮC NGHIỆM
    • Bài 40
    • Bài 41
    • Bài 42
    • Bài 43
    • Bài 44
    • Bài 45
  • VIDEO
  • SƠ ĐỒ TƯ DUY
[E-LEARNING] SINH HỌC 12

Bài 44 - Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Phân tích bài 44 -Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Cấu trúc logic của bài

I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa - Khái niệm - Thành phần - Vai trò II. Một số chu trình sinh địa hóa 1. Chu trình cacbon 2. Chu trình nước - Vòng tuần hoàn nước - Các biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất III. Sinh quyển - Khái niệm sinh quyển - Khái niệm khu sinh học (biôm) -Những khu sinh học của sinh quyển + Các khu sinh học trên cạn + Các khu sinh học dưới nước
Trọng tâm bài - Khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa, chu trình cacbon và chu trình nước trong tự nhiên. - Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước. Các khái niệm có trong bài cùng định nghĩa -Chu trình sinh địa hóa: là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo con đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. -Sinh quyển: gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. -Khu sinh học (biôm): là các HST cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó. Phương pháp
Phương pháp Nội dung
Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp GV cho HS quan sát hình 44.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: QXSV và sinh cảnh quan hệ với nhau thông qua cái gì? HS: Thông qua phần vật chất trao đổi giữa QX và môi trường. Chu trình trên khép kín khi nào và không khép kín khi nào? Theo chiều mũi tên trong sơ đồ, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất và chu trình sinh địa hóa? HS: Dựa vào hình 44.1 trả lời. Thể hiện chu trình sinh địa hoá.Thể hiện trao đổi vật chất trong QX. GV: Như vậy sự trao đổi vật chất giữa giữa QXSV và sinh cảnh tạo thành một chu trình khép kín hoặc không khép kín. Người ta gọi đó là chu trình sinh địa hóa. Vậy, chu trình sinh địa hóa là gì? Chu trình bao gồm các thành phần nào? HS: Dựa vào SGK trả lời. Có phải tất cả các chất vô cơ trong môi trường đều tuần hoàn và vận chuyển qua hệ sinh thái không? HS: Không phải, chỉ có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống. Như vậy, vai trò của chu trình sinh địa hóa là gì? Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp Dựa vào SGK yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của C đối với sự sống? Cacbon đi vào chu trình dưới dạng nào? HS: Trả lời nhanh. Yêu cầu HS quan sát hình 44.2: Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi vật chất trong QX và trở lại môi trường không khí và môi trường đất? Có phải tất cả lượng cacbon trong quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao? HS: Dựa vào hình 44.2 và SGK trả lời. Nguyên nhân làm nồng độ khí trong khí quyển tăng lên? Hậu quả và cách hạn chế? Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? HS: Liên hệ trả lời. GV sơ đồ hóa kiến thức chu trình cacbon cho HS chép vào vở. Cho HS quan sát hình 44.4 SGK Mô tả sự trao đổi nước trong tự nhiên? Quan sát hình 44.4 trao đổi mô tả chu trình nước. Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm nguồn nước? Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn nước? HS: liên hệ trả lời. GV: Ngoài 2 chu trình trên, còn nhiều chu trình sinh địa hóa khác nữa.Yêu cầu HS về nhà đọc thêm chu trình nitơ. Phương pháp trực quan – SGK hỏi đáp GV: Sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu, người ta gọi hệ thống này là sinh quyển. Quan sát hình 44.5,cho biết: Sinh quyển là gì? Giới hạn của sinh quyển là gì? HS: Đọc SGK nêu khái niệm và giới hạn của sinh quyển. GV: Trên Trái Đất, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biôm) khác nhau tùy theo các đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trong mỗi khu (thực ra là sự phân bố của QXSV đã học ở bài 40). Vậy, khu sinh học là gì: Kể tên các khu sinh học trên Trái Đất? Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ khu sinh học? (Bảo vệ các loài quý hiếm, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ rừng, giữ đất, nước. Khai thác tài nguyên hợp lí, đúng kỹ thuật, xây dựng các khu bảo tồn tài nguyên sinh học…) HS: liên hệ trả lời. I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...). Vai trò: duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. II. Một số chu trình sinh địa hoá 1. Chu trình cacbon Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cabonđiôxit (CO2), được thực vật hấp thu thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ. Cacbon trao đổi trong QX thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Cacbon trở lại môi trường. Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua quá trình hô hấp ở ĐV, TV và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của VSV, các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa..). Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đang tăng gây thêm nhiều thiên tai trên Trái Đất. (Có thể cho HS ghi chép bằng chữ hoặc GV sơ đồ hóa chu trình cacbon cho HS.) 2. Chu trình nước Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại dương, sông, suối, ao, hồ,… Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng hơi nước do thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước: - Bảo vệ môi trường không khí, đất, nước, trồng cây xanh giảm lượng khí thải vào môi trường. - Sử dụng hợp lí tiết kiệm nguồn nước sạch. III. Sinh quyển Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một HST lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học. Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái cực lớn đặc trưng cho đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật của vùng đó. + Các khu sinh học chính trên cạn bao gồm đồng rêu hàn đới, rừng lá kim phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới, rừng mưa nhiệt đới… + Các khu sinh học dưới nước bao gồm các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
Phân tích các thành phần kiến thức trong hình, bảng biểu (xem hình ảnh trong bài giảng hoặc tài liệu tham khảo ở đĩa CD) Hình 3.7. Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên (hình 44.1 SGK) Thể hiện kiến thức: + Khái quát về sự trao đổi chất trong QX. + Khái quát về chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên Hình 3.8. Chu trình cacbon (hình 44.2 SGK) Thể hiện kiến thức: Những con đường cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong QX và trở lại môi trường không khí và môi trường đất à từ những con đường như vậy hình thành nên chu trình cacbon. Hình 3.9. Chu trình nước trong tự nhiên (hình 44.4 SGK) Thể hiện kiến thức: + Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên + Quá trình trao đổi nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường. Hình 3.10. Khu sinh học (biôm) trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các vùng trên Trái Đất (hình 44.5 SGK) Thề hiện kiến thức: + Minh họa khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ. + Mức độ khô hạn của các vùng trên Trái Đất cùng với những loài sinh vật đặc trưng tùy theo đặc điểm địa lý và khí hậu của từng khu sinh học. Xây dựng bài tập giáo viên đổi mới phương pháp Xây dựng một số câu hỏi liên hệ thực tế liên quan đến bài học để giáo dục môi trường cho HS. Kĩ năng và phương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua bài học -Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích hình ảnh. -Kĩ năng làm việc nhóm. -Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. -Kĩ năng liên hệ thực tế.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

HOME

Tổng số lượt xem trang

Popular Posts

  • Hình ảnh về quần xã sinh vật Quần xã sinh vật Quan hệ cạnh tranh Quan hệ hỗ trợ giữa chim Oxpecker và ngựa vằn Quan hệ hỗ trợ giữa chim choi choi Ai Cập và...
  • Hình ảnh về chuỗi và lưới thức ăn
  • Hình ảnh về diễn thế sinh thái Diễn thế ở đầm nước nông Diễn thế ở rừng ngập mặn Diễn thế bồi cạn hồ Diễn thế thứ sinh Sơ đồ diễn thế ở rừng ngập mặn...
  • Hình ảnh về HST rừng ngập mặn Cần Giờ
  • GIỚI THIỆU                    Trong xu hướng của thời đại hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực l...
  • Tổng quan về sinh thái học Sinh_thai_hoc-all More PowerPoint presentations from Lưu Hồng
  • PHIẾU XIN Ý KIẾN BẠN ĐỌC Loading...
  • Human-Biology

- Copyright © [E-LEARNING] SINH HỌC 12 - Lưu Thị Lâm Hồng - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -

Từ khóa » Chu Trình Sinh địa Hóa Gồm