Bài 5: Cung - Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hoá

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 11, Giáo Án Lớp 11, Bài Giảng Điện Tử Lớp 11

Trang ChủGiáo Dục Công Dân Lớp 11 Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm cung - cầu HH, dịch vụ và những nhân tố ảnh hưởng đến chúng.

- Hiểu được nội dung quan hệ cung - cầu HH, dịch vụ trong SX và lưu thông hàng hoá.

2. Về kỹ năng:

- Biết cách quan sát tình hình cung - cầu trên thị trường.

- Vận dụng vào phân tích các hiện tượng thực tiễn.

3. Về thái độ:

Nâng cao lòng tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

II/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG SỐNG

 - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng

 - Phương tiện: SGK, SGV, sơ đồ minh hoạ, tài liệu tham khảo, giáo trình kinh tế chính trị.

 - Kĩ năng sống: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề

 

docx 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 18964Lượt tải 2 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần 09 Tiết thứ: 9 Ngày soạn: 9/10/2016 Bài 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm cung - cầu HH, dịch vụ và những nhân tố ảnh hưởng đến chúng. - Hiểu được nội dung quan hệ cung - cầu HH, dịch vụ trong SX và lưu thông hàng hoá. 2. Về kỹ năng: - Biết cách quan sát tình hình cung - cầu trên thị trường. - Vận dụng vào phân tích các hiện tượng thực tiễn. 3. Về thái độ: Nâng cao lòng tin vào sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. II/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG SỐNG - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng - Phương tiện: SGK, SGV, sơ đồ minh hoạ, tài liệu tham khảo, giáo trình kinh tế chính trị. - Kĩ năng sống: Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Bằng quan sát trực quan, chúng ta thấy rằng trên thị trường người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau. Vậy mối quan hệ đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: đặt vấn đề giải quyết khái niệm cung - cầu Hoạt động của GV và HS Gv : trong nền sản xuất hàng hóa, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất gắn với cung còn tiêu dùng gắn với cầu. Gv ghi lên bảng một số nhu cầu về các loại hàng hóa : nhà, ô tô, cặp sách, máy vi tính, giày dép ? Trong số các hàng hóa trên, các em có nhu cầu mua loại hàng hóa nào. ? các em có khả năng thanh toán cho những nhu cầu nào. Gv cho 2 ví dụ : Anh A có nhu cầu mua xe máy, nhưng chưa có tiền. Anh B có 45 triệu, anh ta muốn mua một chiếc xe máy tương ứng với số tiền anh ta có. ?Theo em, hàng hóa mà anh A và anh B muốn mua có phải là cầu không. Hs trả lời : Gv : nhu cầu của anh A không có khả năng thanh toán nên chưa thể coi là cầu, còn anh B có khả năng thanh toán thì nhu cầu trở thành cầu. ? Vậy cầu là gì. Hs trả lời ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cầu. ví dụ ? Học sinh trả lời Gv : chốt, ghi bảng ? Người tiêu dùng có nhu cầu mua hàng hóa nào đó thì sẽ tìm những mặt hàng này ở đâu. Hs trả lời Gv : hàng hóa được thị trường cung cấp gọi là cung. Vậy cung là gì ? Hs trả lời : Gv : Theo em, những yếu tố nào ảnh hưởng đến cung. Ví dụ ? Hs trả lời Gv chốt, ghi bảng : Nội dung kiến thức 1) Khái niệm cung - cầu a) Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu là: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, tâm lý, tập quán ... Trong đó thu nhập và giá cả là chủ yếu. b) Cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có ở trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với giá cả khả năng SX và chi phí SX xác định. - Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: Khả năng SX, SL và CL các nguồn lực, NSLĐ, chi phí SX ... trong đó yếu tố giá cả là trung tâm. - Mối quan hệ giữa số lượng cung với mức giá cả vận động theo tỷ lệ thuận với nhau. Hoạt động 2: Mối quan hệ cung - cầu trong SX và lưu thông hàng hoá Hoạt động của GV và HS Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu khái niệm cung – cầu. Vậy giữa chúng có mối quan hệ như thế nào hãy cùng tìm hiểu phần 2. Trên thị trường, giá cả của từng hàng hó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Vậy quan hệ cung – cầu là gì ? Hs trả lời Gv : chốt GV chia hs ra làm 3 nhóm tiến hành thảo luận tìm hiểu biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu. *Nhóm 1 : cung – cầu tác động lẫn nhau như thế nào ? hãy cho ví dụ minh họa. *Nhóm 2 : cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường ntn ? cho ví dụ ? *Nhóm 3 : giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu như thế nào ? cho ví dụ ? Hs tiến hành thảo luận, trình bày GV treo sơ đồ minh hoạ và phân tích thêm. Nội dung kiến thức 2) Mối quan hệ cung - cầu trong SX và lưu thông hàng hoá: a) Nội dung của quan hệ cung - cầu: - Quan hệ cung - cầu là quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua, hay giữa người SX với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả về số lượng hàng hoá , dịch vụ. - Quan hệ cung - cầu thể hiện ở 3 nội dung sau: 1. Cung - cầu tác động lẫn nhau: -Khi cầu tăng -> SX mở rộng -> cung tăng -Khi cầu giảm -> SX giảm -> cung giảm -Cung giảm→giá cả tăng→cầu giảm 2. Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả - Cung = cầu -> Giá cả = giá trị - Cung > cầu -> Giá cả <giá trị - Cung Giá cả > giá trị 3. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu: - Khi giá cả tăng -> SX mở rộng -> cung tăng và cầu giảm khi mức thu nhập không tăng. - Giá cả giảm -> SX giảm -> cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng. Nội dung của quan hệ cung - cầu HĐ 3: Vận dụng quan hệ cung - cầu Hoạt động của GV và HS Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm là 1 đối tượng (NN, các doanh nghiệp) người tiêu dùng. Đặt câu hỏi yêu cầu từng nhóm phát biểu xem nhóm mình vận dụng như thế nào. ?nếu em là người tiêu dùng, người sản xuất em sẽ làm gì trong các trường hợp sau +khi giá cả hàng hóa giảm (rẻ hơn bình thường) +khi giá cả hàng hóa tăng (đắt hơn bình thường) ?khi cung cầu quá chênh lệch nhau thì hiện tượng gì xảy ra, NN sẽ phải làm gì để khắc phục? Hs thảo luận nhanh, trả lời Gv chốt nội dung Nội dung kiến thức 3) Vận dụng quan hệ cung - cầu: a) Đối với Nhà nước: Thông qua pháp luật, chính sách ... Nhà nước điều tiết cung - cầu trên thị trường nhằm lập lại cân đối cung - cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân. b) Đối với người SX - KD: Khi giá cả thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ, nên thu hẹp SX-KD. Ngược lại để có lãi, chuyển sang SX-KD mặt hàng khác c) Đối với người tiêu dùng - khi giá cả hàng hóa giảm nên mua nếu có nhu cầu - khi giá cả hàng hóa tăng nên hạn chế hoặc chuyển sang hàng hóa có giá trị sử dụng tương đương nhưng có giá cả thấp hơn. 4/Củng cố, luyện tập Thông qua các biểu đồ để củng cố lại từng đơn vị kiến thức. 5/Dặn dò, nhắc nhở - Làm bài tập SGK - Soạn trước bài CNH - HĐH đất nước ĐỀ KIỂM TRA 5 PHÚT Khi giá cả tăng lên thì cung, cầu sẽ thay đổi như thế nào? Khi đó, nếu là người tiêu dùng, em sẽ làm gì? Cung tăng, cầu tăng Cung = cầu Cung giảm, cầu tăng Cung tăng, cầu giảm Hướng dẫn trả lời Đáp án d. Em sẽ hạn chế mua hàng hóa đó nếu không cần thiết. IV/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_5_Cung_cau_trong_san_xuat_va_luu_thong_hang_hoa.docx
Tài liệu liên quan
  • docHướng dẫn ôn tập môn Giáo dục công dân - Bài 1 đến bài 10

    Lượt xem Lượt xem: 899 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docxGiáo án môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình cả năm

    Lượt xem Lượt xem: 165 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Giáo dục công dân 11 - Tiết 19 đến tiết 35

    Lượt xem Lượt xem: 8340 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Giáo dục công dân 11 - Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

    Lượt xem Lượt xem: 7879 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docGiáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Năm học 2022-2023

    Lượt xem Lượt xem: 326 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 11

    Lượt xem Lượt xem: 8513 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docxGiáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình cả năm

    Lượt xem Lượt xem: 455 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 11: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

    Lượt xem Lượt xem: 169 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxGiáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 1+2, Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế - Năm học 2022-2023

    Lượt xem Lượt xem: 462 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docxGiáo án Giáo dục công dân Lớp 11 (Công văn 5512) - Bài 1, 2

    Lượt xem Lượt xem: 343 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn

Facebook Twitter

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 5 Công Dân 11