Bài 5 GDCD 12 Trường THPT Hòa Phú.html
Có thể bạn quan tâm
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ
1. VŨ THỊ HẬU.SĐT 0983.149.348.
2. NÔNG THỊ NHA TRANG.SĐT 0911.332.650.
PHẦN I: LÝ THUYẾT
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO
1. Mục tiêu của bài:
a. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
b. Về kĩ năng
- Phân biệt được những việc làm đúng sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Làm được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo cấu trúc đề thi THPTQG.
c. Về thái độ
- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và phê phán những hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- SGK, Sách GV 12, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng 12, Bài soạn ôn tập.
- Hiến pháp 2013 và các nội dung tham khảo khác...
3. Nội dung ôn tập
A. NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Bình đẳng giữa các dân tộc. a. Khái niệm * Khái niệm dân tộc: Dân tộc được hiểu là một bộ phận dân cư của quốc gia. Ví dụ: dân tộc Kinh, Tày, Dao, Mường…. * Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... Đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung * Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị. - Được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận góp ý kiến về các vấn đề chung của nhà nước (được thực hiện theo hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp). - Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. * Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế. - Được thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước. + Không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số hay thiểu số. + Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội + Để rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. + Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn. + Thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. * Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục. (1) Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa. - Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. - Những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, phát huy. - Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển. đây là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa của các dân tộc và là cơ sở để củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc. (2) Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về giáo dục. - Các dân tộc ở nước ta được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước. - Được nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập. c. Ý nghĩa - Đây là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. - Không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. - Thực hiện tốt các chính sách bình đẳng giữa các dân tộc sẽ là sức mạnhđảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. a. Khái niệm. - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. - Tín ngưỡng: là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhân. - Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuân khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. ( quy định tại điều 24 Hiến pháp 2013). b. Nội dung * Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật,và có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. - Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo. + Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước + Phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. + Ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. + Công dan có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau đều phải tôn trọng lẫn nhau. * Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. - Các tôn giáo ở Việt Namđều được nhà nước đối xử như nhau và được tự do hoạt động trong khuân khổ pháp luật. - Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của công dântrên tinh thần: + Tôn trọng pháp luật. + Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được nhà nước đảm bảo. - Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, các cơ sở đào tạo tôn giáo... được pháp luật bảo hộ. + Nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó. c. Ý nghĩa. - Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. - Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. + Thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam + Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong xây dựng đất nước. |
B: LUYỆN TẬP
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1.Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là ? CÂU DẪN QUÁ DÀI, LỦNG CỦNG. A.Quyền bình đẳng giữa các cá nhân. (LẶP LẠI QUÁ NHIỀU QUYỀN BÌNH ĐẲNG). B.Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C.Quyền bình đẳng giữa các công dân. D.Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Câu 2.Dân tộc được hiểu theo nghĩa là A. một bộ phận dân cư của một quốc gia.B. một dân tộc thiểu số. C. một dân tộc ít người.D. một cộng đồng có chung lãnh thổ. Câu 3. Các dân tộc Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình thể hiện nội dung nào? A. Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về kinh tế. C. Bình đẳng về văn hóa. D. Bình đẳng về giáo dục. Câu 4. Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước thể hiện A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng giữa các công dân. C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền. D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước. Câu 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa? A. Là cơ sở đoàn kết riêng của dân tộc thiểu số B. Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc C. Là cơ sở đoàn kết của các tôn giáo. D. Tạo nên sức mạnh riêng cho sự phát triển của các dân tộc Câu 6. Trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh H có học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong tỉnh, trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường học sinh đều được khuyến khích hát các bài hát và biểu diễn các điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Đó là… A. Biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Biểu hiện của bản sắc dân tộc, không phải là bản biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc C. Biểu hiện chủ trương, khuyến khích hoạt động văn hóa, văn nghệ D. Biểu hiện của bản sắc dân tộc Câu 7. Ý kiến nào dưới đây thể hiện Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế: A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế? A. Công dân các dân tộc thiểu số được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật C. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi D. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư kinh doanh ở địa bàn miền núi Câu 9. Trong trường PTDT Nội Trú nhà trường luôn khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, hát, múa các tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm trên thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền tự do giữa các dân tộc C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 10. Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế đối với vùng núi , vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộcđược bình đẳng với nhau trên lĩnh vực gì?
Câu 11. Chị Mlà người dân tộc H’ Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý và kiến quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’ Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền tự do giữa các dân tộc C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo D.Quyền tự do ngôn luận. Câu 12. Sau giờ học trên lớp, Bình (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Bình thể hiện? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B.Quyền tự do, dân chủ của Bình. C.Sự tương thân tương ái của Bình. D.Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 13. Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về A. chính trị.B. kinh tế.C. văn hóa.D. xã hội. Câu 14. Bình đẳng giữa các dân tộc được A. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ. B. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng. C.Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển. D.duy trì và tạo điều kiện phát triển. Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? A. Công dân các dân tộc đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. B. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Công dân các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng của nhà nước. D. Công dân các dân tộc đa số mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Câu 16. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế? A. Công dân các dân tộc được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu. B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi. D. Công dân thuộc các dân tộc khi kinh doanh đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Câu 17. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều được A. Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục. B. Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục. C. bình đẳng hưởng một nền giáo dục chung. D. thực hiện cùng một nền giáo dục. Câu 18. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước
Câu 19. Tôn giáo được biểu hiện A. Qua các đạo khác nhau. B. Qua các tín ngưỡng. C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức. D. Qua các hình thức lễ nghi. Câu 20. Việt Nam là một quốc gia A. ít tôn giáo. B. đa tôn giáo. C. không có tôn giáo. D. một tôn giáo. Câu 21.Tìm câu phát biểusai: A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm. Câu 22. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào? A. Tạo điều kiện cho sự phát triển riêng của từng tôn giáo B. Là cơ sở đoàn kết riêng của từng tôn giáo C. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc D. Thúc đẩy tình đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau Câu 23. Đâu là nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo. A. Tín ngưỡng B. Hoạt động tôn giáo C. Tôn giáo D. Cơ sở tôn giáo Câu 24. Ý kiến nào duới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình D. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Câu 25. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo ? A. Thờ cúng tổ tiên, ông, bà. B. Thờ cúng ông Táo. C. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ. D. Thờ cúng đức chúa trời. Câu 26. Anh Nguyễn Văn A yêu chị TrầnThị H. Qua thời gian tìm hiểu hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý và cấm hai người không được lấy nhau vì gia đình chị theo đạo Thiên chúa giáo còn gia đình anh A lại theo đạo Phật, hai người không cùng đạo nên không thể kết hôn.Việc làm của bố chị H đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân D. Quyền bất khả xâm phạm về tín ngưỡng, tôn giáo. Câu 27. Anh Trần Quang T yêu chị NguyễnHà A. Qua thời gian tìm hiểu hai người quyết định kết hôn. Sau khi kết hôn anh T bắt chị A phải theo đạo cùng chồng là đạo Thiên chúa giáo. Anh cho rằng phụ nữ lấy chồng là phải theo đạo của chồng. Vậy việc làm của anh T đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm D. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Câu 28. Nội dung nào dưới đây thuộc quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân các dân tộcthiểu số chỉcó quyền theo tôn giáo do xã quy định. B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. C. Công dân các dân tộc đa số không có quyền theo tôn giáo nào. D. Công dân nam không được theo tôn giáo nào. Câu 29. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổcủa pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các tôn giáoB. Bình đẳng giữa các dân tộc. C. Bình đẳng giữa các đạo giáoD.Bình đẳng giữa các công giáo. Câu 30.Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật? A. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật. B. Các tôn giáo không phải chịu sự quản lí của Nhà nước. C. Các tôn giáo có thể xây dựng khu vực tự trị của mình. D. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí. Câu 31. Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Công dân phải theo một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí. B. Công dân không được tự ý bỏ đạo trong bất kể trường hợp nào. C. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau. D. Công dân cần thực hiện những hành động bảo vệ tôn giáo. Một số câu hỏi sưu tầm qua đề thi THPTQG năm 2017. Câu 1. Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về
Câu 3. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn, đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
Câu 4. Mọi thí sinh là người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đại học là thể hiện bình đẳng về
Câu 5. Nhà nước đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
|
Từ khóa » Tín Ngưỡng Là Gì Gdcd 12
-
Lý Thuyết GDCD Lớp 7 Bài 15 Môn GDCD 7 Bài 16: Quyền Tự Do Tín ...
-
GDCD 7 Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
-
GDCD 12 Bài 5: Quyền Bình đẳng Giữa Các Dân Tộc, Tôn Giáo
-
Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo | GDCD 7 (Trang 51
-
Lý Thuyết GDCD 7 Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Hay ...
-
Lý Thuyết GDCD 12: Bài 5. Quyền Bình đẳng Giữa Các Dân Tộc, Tôn Giáo
-
SGK GDCD 12 - Bài 5: Quyền Bình đẳng Giữa Các Dân Tộc, Tôn Giáo
-
Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Sgk GDCD 7 - Giải Bài Tập SGK
-
Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
-
Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
-
Giải GDCD 7 Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
-
Câu 6 Trang 53 SGK GDCD Lớp 12
-
GDCD 7 Bài 16 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Quyền Tự Do Tín Ngưỡng ...
-
Bài 16: Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo - Hoc24