- Home
- Lớp 1,2,3
- Lớp 1
- Giải Toán Lớp 1
- Tiếng Việt Lớp 1
- Lớp 2
- Giải Toán Lớp 2
- Tiếng Việt Lớp 2
- Văn Mẫu Lớp 2
- Lớp 3
- Giải Toán Lớp 3
- Tiếng Việt Lớp 3
- Văn Mẫu Lớp 3
- Giải Tiếng Anh Lớp 3
- Lớp 4
- Giải Toán Lớp 4
- Tiếng Việt Lớp 4
- Văn Mẫu Lớp 4
- Giải Tiếng Anh Lớp 4
- Lớp 5
- Giải Toán Lớp 5
- Tiếng Việt Lớp 5
- Văn Mẫu Lớp 5
- Giải Tiếng Anh Lớp 5
- Lớp 6
- Soạn Văn 6
- Giải Toán Lớp 6
- Giải Vật Lý 6
- Giải Sinh Học 6
- Giải Tiếng Anh Lớp 6
- Giải Lịch Sử 6
- Giải Địa Lý Lớp 6
- Giải GDCD Lớp 6
- Lớp 7
- Soạn Văn 7
- Giải Bài Tập Toán Lớp 7
- Giải Vật Lý 7
- Giải Sinh Học 7
- Giải Tiếng Anh Lớp 7
- Giải Lịch Sử 7
- Giải Địa Lý Lớp 7
- Giải GDCD Lớp 7
- Lớp 8
- Soạn Văn 8
- Giải Bài Tập Toán 8
- Giải Vật Lý 8
- Giải Bài Tập Hóa 8
- Giải Sinh Học 8
- Giải Tiếng Anh Lớp 8
- Giải Lịch Sử 8
- Giải Địa Lý Lớp 8
- Lớp 9
- Soạn Văn 9
- Giải Bài Tập Toán 9
- Giải Vật Lý 9
- Giải Bài Tập Hóa 9
- Giải Sinh Học 9
- Giải Tiếng Anh Lớp 9
- Giải Lịch Sử 9
- Giải Địa Lý Lớp 9
- Lớp 10
- Soạn Văn 10
- Giải Bài Tập Toán 10
- Giải Vật Lý 10
- Giải Bài Tập Hóa 10
- Giải Sinh Học 10
- Giải Tiếng Anh Lớp 10
- Giải Lịch Sử 10
- Giải Địa Lý Lớp 10
- Lớp 11
- Soạn Văn 11
- Giải Bài Tập Toán 11
- Giải Vật Lý 11
- Giải Bài Tập Hóa 11
- Giải Sinh Học 11
- Giải Tiếng Anh Lớp 11
- Giải Lịch Sử 11
- Giải Địa Lý Lớp 11
- Lớp 12
- Soạn Văn 12
- Giải Bài Tập Toán 12
- Giải Vật Lý 12
- Giải Bài Tập Hóa 12
- Giải Sinh Học 12
- Giải Tiếng Anh Lớp 12
- Giải Lịch Sử 12
- Giải Địa Lý Lớp 12
Trang Chủ ›
Lớp 12›
Giải GDCD Lớp 12›
Sách Giáo Khoa - GDCD 12›
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo SGK GDCD 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 5 QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỬA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO - MỞ ĐẦU BÀI HỌC Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc, các tôn giáo đã tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo phản ánh bản chất nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và phù hợp nguyện vọng của nhân dân. Học xong bài này, học sinh cần : Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Hiểu được chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. .Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. — Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo ; đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân. - NỘI DUNG BÀI HỌC Bình đảng giữa các dân tộc Thê nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? Dân tộc được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Trong bài học này, dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia. Ví dụ : dân tộc Việt (Kinh), dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Mường... ở nước ta. Quyền bỉnh đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ; là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện ,thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước, -không phân biệt giữa các dân tộc. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Điều 27 Hiến pháp nãm 2013 qúy định : "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước (đặc biệt trong các cơ quan quyền lực nhà nước). Theo em, việc Nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu sô' trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương có ý nghĩa gì ? Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tể Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nước ta, giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, làm cho việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định. Để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tiến kịp trình độ chung của cả nước, Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng vê' văn hoá, giáo dục Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hoá, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ sở của sự bình đẳng về văn hoá của các dân tộc và cũng là cơ sở để củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc. Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập. Ví dụ : Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đổng bào dân tộc và miền núi ; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ỷ nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc là một trong những nội dung thuộc chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc". * Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc Để bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước đã ban hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc. Chỉ có phát triển kinh tế, tạo bình đẳng về kinh tế mới là cơ sở vững chắc để thực hiện bình đẳng về chính trị, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc. Đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa được Nhà nước mở các trường, lớp nội trú, cung cấp sách giáo khoa với ngôn ngữ phù hợp, khuyên khích con em đồng bào dân tộc đến trường, tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí cho đồng bào. Nhà nước thừa nhận, tôn trọng những giá trị và bản sắc văn hoá của 54 dân tộc sống trên đất nước ta. Nhà nước chủ trương phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc làm cho các giá trị và bản sắc vãn hoá đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam. * Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc Khi nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, ông cha ta có các truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", "Một gốc, nhiều cành"... Điều đó có ý nghĩa gì ? Nhân dân các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau. Tư tưởng dân tộc lớn hay dân tộc hẹp hòi trong một quốc gia đa dân tộc sẽ làm tổn thương đến tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, làm nảy sinh mâu thuẫn, xích mích giữa các dân tộc, nhất là giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số, là nguy cơ dẫn đến xung đột dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc. Mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định : Người nào gây thù hằn, kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Bình đảng giữa các tôn giáo Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo được biểu hiện qua các đạo khác nhau như : đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi v.v... Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ : Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật." Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như sau : Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp Ịuật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật. Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau. Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định : "Không được phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo ; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân...". Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm ; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tồn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo. Các cơ sở tôn giáo như : chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, những cơ sở tôn giáo hợp pháp khác được pháp luật bảo hộ ; nghiêm cấm việc xâm phạm các cơ sở đó. Nữ tu dòng Mến Thánh Giá ở Nhà thờ Phú Cam (Huế) đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm 2007. Ảnh : Vietnamnet Ý-nghĩa quyền bình đặng giữa các tôn giáo Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo quy định của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Nhà nước thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân, không có sự phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Đơàỉỉ kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo ; tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, /ợ? diỊng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối trật tự cồng cộng, làm tổn hại đến an ninh quốc gia. III - TƯ LIỆU THAM KHẢO Giải thích từ ngữ Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận. Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên (thần thánh, chúa trời,...). Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên ; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng ; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận. Theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX (trích) "... Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật [...] Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lí do tín ngưỡng và tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia...". Sô liệu về đại biểu dân tộc thiểu sô tham gia Quốc hội Tổng hợp từ Website của Quốc hội và uỷ ban Dân tộc. Quốc hội khoá II (1960—1964), đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số là 60/362 đại biểu, chiếm 16,5%. Quốc hội khoá V (1975—1976), đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số là 71/424 đại biểu, chiếm 16,7%. Quốc hội khoá X (1997-2002), đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số là 78/450 đại biểu, chiếm 17,3%. Quốc hội khoá XI (2002—2007), đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số là 86/498 đại biểu, chiếm 17,3%. Quốc hội khoá XII (2007—2011), đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số là 87/493 đại biểu, chiếm 17,6%. Hiến pháp năm 2013 Điều 5 (trích) ... Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Bài đọc thêm THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Sưu tầm và biên soạn theo Báo Phụ nữViệt Nam. Phải đoàn kết tôn giáo và học tập những điều hay của các tôn giáo bạn. Đó là lời cãn dặn cuối cùng của cố Hoà thượng Thích Đức Nhuận (1897—1993), nguyên Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Ở nước ta, quan hệ giữa các tôn giáo nói chung rất tốt. Nhiều làng có nhà thờ và chùa xây cạnh nhau, gia đình giáo dân và phật tử chung sống hoà hợp như "xôi đỗ" và còn kết duyên thông gia với nhau. Trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân và uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đều có đại biểu tôn giáo. Noi gương Cụ Hồ, ngày nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nãm nào cũng chúc mừng Noel, chúc Tết các bậc trưởng lão (Hồng y, Giám mục, Hoà thượng, v.v...) hoặc mừng thọ các cụ, thăm hỏi ân cần khi các cụ đau yếu, phúng viếng tiễn đưa chu tất khi các cụ viên tịch. Trên thế giới không phải đâu đâu cũng đoàn kết tôn giáo thân thiết như Việt Nam. IV - CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dàn tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp ? Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ? Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc. Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này. Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là : Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Các bài học tiếp theo
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Các bài học trước
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Bài 1: Pháp luật và đời sống
Sách Giáo Khoa - GDCD 12
- Bài 1: Pháp luật và đời sống
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo(Đang xem)
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại