Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến | Lịch Sử 10 (Trang 28 – 36 SGK)

A. Kiến thức trọng tâm

1. Trung Quốc thời Tần, Hán.

a. Sự thành lập nhà Tần, Hán.

  • 221 TCN, nhà Tần là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua và lập nên nhà Tần.
  • 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục được xác lập.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán.

c. Chính sách đối ngoại.

  • Đi xâm lược ở bên ngoài: Xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến dười thời Đường.

Năm 618, Lý Uyên dẹp tan loạn lạc, đán áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường (618 – 907).

a. Về kinh tế:

  • Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
  • Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….
  • Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

b. Về chính trị:

  • Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
  • Lập thêm chức tiết độ sứ
  • Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.

c. Đối ngoại:

  • Tiếp tục xâm lược mở rộng lãnh thổ: Xâm chiếm vùng nội mông, chinh phục vùng Tây vực, xâm chiếm bán đảo Triều tiên, củng cố chế độ bảo hô An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.

d. Xã hội:

  • Mâu thuẫn xã hội gay gắt vào cuối thời Đường.
  • Khởi nghĩa nông dân bùng nổ => 907 nhà Đường sụp đổ.
  • Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một nước đế quốc phong kiến mạnh nhất châu Á.

3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

a. Nhà Minh ( 1368 – 1644)

Năm 1368 Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh.

  • Về kinh tế:
    • Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    • Nông nghiệp: Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, diện tích mở rộng, sản lượng tăng, hình thức bỏ vốn trước thu sản phẩm sau.
    • Thủ công nghiệp: Xuất hiện công thương thủ công (giấy, dệt, gốm…)
    • Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh, trung tâm chính trị và kinh tế lớn nhất đó chính là Bắc Kinh và Nam Kinh.
  • Về chính trị:
    • Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quyền chỉ huy quân đội.
    • Lập ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công (Quan Thượng Thư phụ trách)
    • Các bộ chỉ đạo trực tiếp quan ở các tỉnh.
    • Về đối ngoại: Mở rộng xâm lược ra bên ngoài.

b. Nhà Thanh (1644 – 1911).

1644 Lý Tự Thành lật đổ triều Minh và lập ra nhà Thanh.

  • Các chính sách:
    • Về đối nội, áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Việt.
    • Về đối ngoại: Thanh hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, gây chiến tranh xâm lược.
    • Năm 1911, chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ.

4. Văn hóa phong kiến Trung Quốc.

a. Tư tưởng:

  • Người khởi xướng chính là Khổng Tử
  • Giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
  • Đời Tống nho gióa phát triển mạnh, sau trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển xã hội.
  • Phật giáo: Đời Đường, Tống thịnh hành nhất. Kinh phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng nhiều nơi.

b. Sử học:

  • Thời Hán sử học trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập: Tư Mã Thiên “bộ sử kí”.
  • Thời Đường có sử quán.

c. Văn học:

  • Thời Đường thơ phát triển.
  • Thời Minh, Thanh tiểu thuyết phát triển.

d. Khoa học kĩ thuật:

  • Đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực toán học, thiên văn, y học…
  • Có nhiều phát minh quan trọng: giấy, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật in…

e. Nghệ thuật kiến trúc:

  • Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn lí trường thành, cung điện cổ kính, những bức tượng phật sinh động.

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 5 Lịch Sử 10