Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.
Bài: Trung Quốc thời phong kiến
- A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5
- 1. Trung Quốc thời Tần - Hán
- 2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường
- B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 5
A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 5
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau.
* Thời Tần: 221 TCN - 206 TCN
- Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.
- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.
- Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừa tướng đứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.
- Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.
Đế chế Tần năm 210 TCN
* Nhà Hán: 206 TCN - 220
- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.
- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
Tổ chức Bộ máy nhà nước Tần – Hán
Nhà Hán năm 2 CN
Bản đồ Trung Quốc thời Nhà Đường
2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường
Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618-907).Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :
* Kinh tế phát triển toàn diện:
- Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
- Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền....
- Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
Con đường tơ lụa
* Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.
* Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.
* Đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Năm 874, khởi nghĩa Hoàng Sào nổ ra, nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc lại hỗn loạn nhưng Triệu Khuông Dẫn tiêu diệt các thế lực phong kiến khác lập ra nhà Tống năm 960. Đến cuối thế kỷ XIII cả hai nước Kim và Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt.
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 5
Câu 1: Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân Trung Quốc dưới thời Đường như thế nào?
A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút
B. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp trì trệ
C. Nông dân được cấp ruộng, sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu
D. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
Câu 2: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?A. Nhà Thanh
B. Nhà Tần
C. Nhà Minh
D. Nhà Đường
Câu 3: Vào khoảng thời gian nào chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành?A. Thế kỉ II TCN
B. Thế kỉ I TCN
C. Thế kỉ III TCN
D. Thế kỉ IV TCN
Câu 4: Ai đã lập ra triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc?A. Lý Tự Thành
B. Chu Nguyên Chương
C. Lưu Bang
D. Hốt Tất Liệt
Câu 5: Lần đầu tiên pháp luật đã được áp dụng thống nhất trên lãnh thổ Trung Hoa dưới triều đại phong kiến nào?A. Nhà Minh
B. Nhà Đường
C. Nhà Tần
D. Nhà Hán
Câu 6: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiếu" Đó là quan điểm của?A. Đạo giáo
B. Nho giáo
C. Phật giáo
D. Thiên Chúa giáo
Câu 7: Công cụ lao động bằng sắt ở Trung Quốc xuất hiện vào thời kì nào?A. Thời Tây Tấn
B. Thời Tam Quốc
C. Thời Đông Tấn
D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc
Câu 8: Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện đã có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?A. Diện tích gieo trồng được mở rộng (1)
B. Năng suất lao động tăng (2)
C. Mở rộng khai hoang vùng rừng núi (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng
Câu 9: Dưới thời vua nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến?A. Thời Hán Ấn Đế (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng
C. Thời Hán Quang Vũ (2)
D. Thời Hán Vũ Đế (1)
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành bùng nổ vào thời gian nào?A. Đầu thời nhà Minh
B. Cuối thời nhà Tống
C. Đầu thời nhà Thanh
D. Cuối thời nhà Minh
Câu 11: Biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc dưới thời Minh về lĩnh vực nông nghiệp là hình thức nào?
A. “Chủ xuất vốn”, “nông dân xuất sức”.
B. Bao mua.
C. Thuê đất.
D. Tự canh.
Câu 12: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triểu đại nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Tần (221 - 206 TCN).
B. Nhà Hán (206 TCN đến 220).
C. Nhà Tùy (589 — 618).
D. Nhà Đường (618 — 907).
Câu 13: Phật giáo được thịnh đạt nhất ở Trung Quốc vào thời kì nào?
A. Thời nhà Chu.
B. Thời nhà Minh.
C. Thời nhà Đường.
D. Thời nhà Thanh.
Câu 14: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?
A. Nhà Hạ.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Tần
D. Nhà Chu.
Câu 15: Ở Trung Quốc thời phong kiến, cuộc khởi nghĩa của nông dân nào làm cho nhà Minh sụp đổ?
A. Lý Tự Thành.
B. Hoàng Sào.
C. Chu Nguyên Chương.
D. Triệu Khuông Dân.
Câu 16: Thời kì nhà Đông Hán mở rộng xâm lược nước ta, gặp phải cuộc khởi nghĩa nào của quân dân ta?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Lý Bí
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 17: Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay?
A. 10 năm.
B. 15 năm.
C. 20 năm.
D. 22 năm.
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm chắc được những nội dung chính có trong bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta biết được về quá trình hình thành, tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến ở Trung Quốc. Cho chúng ta thấy được tình hình của Trung Quốc dưới thờ Tần - Hán, Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 17 câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đọc có thể trau dồi kiến thức của bài học. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Tóm Tắt Bài 5 Lịch Sử 10
-
Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến
-
Lý Thuyết Sử 10: Bài 5. Trung Quốc Thời Phong Kiến - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Lịch Sử 10 Bài 5 : Trung Quốc Thời Phong Kiến
-
Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến | Lịch Sử 10 (Trang 28 – 36 SGK)
-
Bài 5. Trung Quốc Thời Phong Kiến
-
Giải Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến
-
Lịch Sử 10 Bài 5 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Trung Quốc Thời Phong ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến ...
-
Lịch Sử 10 Bài 5 Lý Thuyết - Blog Của Thư
-
LICH SỬ 10, BÀI 5 KIẾN THỨC CƠ BẢN - TRUNG QUỐC - YouTube
-
Trung Quốc Thời Phong Kiến (Tiết 1) - Bài 5 - Lịch Sử 10 - YouTube
-
Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến ( Tóm Tắt Nhanh ) - Soạn Bài Online
-
Trung Quốc Thời Phong Kiến (Phần 2) Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử Lớp ...
-
Lịch Sử 10 Bài 5: Khái Niệm Văn Minh