Bài 50: Doanh Nghiệp Và Hoạt động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Lớp 10
  • Công nghệ lớp 10 (Chương trình cũ)
  • Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Chủ đề

  • Bài 49: Bài mở đầu
  • Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
  • Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh
  • Ôn tập chương IV
Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Lý thuyết
  • Trắc nghiệm
  • Giải bài tập SGK
  • Hỏi đáp
  • Đóng góp lý thuyết

Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tóm tắt lý thuyết

I. Kinh doanh hộ gia đình

1. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình

  • Các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại và tổ chức các hoạt động dịch vụ

  • Khái niệm: Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân. Cá nhân (chủ gia đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh.

  • Những đặc điểm cơ bản:

    • Chủ sở hữu: Cá nhân là chủ gia đình

    • Quy mô kinh doanh: Nhỏ

    • Công nghệ kinh doanh: Đơn giản

    • Lao động: (Thường) Người thân trong gia đình

2. Tổ chức hoạt động kinh doanh gia đình

a. Tổ chức vốn kinh doanh

  • Các loại hình vốn:

    • Vốn cố định: Là vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu…

    • Vốn lưu động: Là phần vốn đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm được lưu thông trên thị trường

  • Ví dụ: Tiền, vàng, sản phẩm thành phẩm…

  • Nguồn vốn: Chủ yếu là vốn tự có của gia đình, một phần khác là vay mượn

b. Tổ chức sử dụng lao động

  • Lao động chủ yếu là người thân trong gia đình

  • Lao động được sử dụng linh hoạt, một người có thể tham gia vào nhiều công đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh

  • Đặc điểm:

    • Một người có thể làm được nhiều việc.

    • Một việc có thể huy động nhiều người.

3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

a. Kế hoạch bán sản phẩm do gia đình sản xuất

Sản phẩm bán ra thị trường = Tổng sản phẩm sản xuất ra - Số sản phẩm gia đình tự tiêu thụ

  • Tổng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc vào:

    • Nhu cầu của thị trường

    • Điều kiện của doanh nghiệp (hộ gia đình)

Trong đó nhu cầu thị trường là yếu tố quyết định

  • Nhu cầu thị trường được tạo thành bởi 5 yếu tố:

    • Thu nhập của người tiêu dùng

      • Ví dụ: Khi thu nhập của người dân thấp, nhu cầu sử dụng thực phẩm, hàng hóa có giá trị cao như thịt, cá, sữa; Điều hòa, máy giặt; Du lịch… thấp. Khi thu nhập tăng, lượng tiền kiếm được nhiều hơn, khi đó nhu cầu về các loại hàng hóa, dịch vụ trên tăng lên

    • Giá của hàng hóa liên quan

      • Ví dụ: Café và chè là hai loại hàng hóa có liên quan. Khi giá của café tăng lên thì người dân có nhu cầu sử dụng chè cao hơn. Do vậy nhu cầu của thị trường với chè tăng

    • Dân số

      • Ví dụ: TQ đông dân hơn VN do vậy nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, dịch vụ… của TQ cao hơn của VN

    • Sở thích, thói quen của người tiêu dùng

      • Ví dụ: Người dân sống ở khu vực nông thôn sử dụng quen mỡ ĐV, không quen sử dụng dầu TV do vậy tại thị trường nông thôn, nhu cầu đối với dầu TV thấp hơn mỡ ĐV

    • Mức độ kỳ vọng của người tiêu dùng

      • Ví dụ: (Nhu cầu mua thẻ điện thoại) Tại thời điểm đầu tháng 12, những người sử dụng điện thoại di động có hy vọng vào dịp Noel (cuối tháng 12), các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có nhiều khuyến mại về nạp tiền. Do đó nhiều người không muốn nạp tiền vào đầu tháng 12 (nhu cầu mua thẻ điện thoại thấp) và đợi đến dịp Noel nạp tiền để hưởng khuyến mại (nhu cầu mua thẻ điện thoại cao hơn)

b. Kế hoạch mua gom sản phẩm để bán

Lượng sản phẩm mua vào = Lượng sản phẩm bán ra - Nhu cầu dự trữ

  • Mua gom sản phẩm để bán là hoạt động thương mại, lượng sản phẩm mua sẽ phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu bán ra.

II. Doanh nghiệp nhỏ

1. Đặc điểm loại hình doanh nghiệp nhỏ

  • Doanh thu: Không lớn

  • Số lượng lao động, quy mô: Nhỏ

  • Vốn ít

2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

  • Thuận lợi:

    • Lao động có số lượng ít, quy mô kinh doanh nhỏ → quản lý dễ dàng và hiệu quả

    • Vốn cố định có giá trị thấp nên dễ dàng đổi mới công nghệ; Quy mô nhỏ cũng là điều kiện thuận lợi để thay đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường

  • Khó khăn

    • Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ

    • Khó nắm bắt được thông tin thị trường

    • Chất lượng lao động thấp

3. Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp

  • Họat động sản xuất hàng hóa: Nông, lâm, thủy sản, các mặt hàng công nghiệp.

  • Các họat động mua bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, bán lẻ.

  • Các họat động dịch vụ: Nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, sửa chữa dụng cụ, đồ dùng, ăn uống…

Bài tập minh họa

Bài 1:

Phân tích ưu - nhược điểm của hình thức kinh doanh hộ gia đình?

Hướng dẫn giải

  • Ưu điểm:

    • Áp dụng rộng rãi, phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình.

    • Tận dụng được nguồn lao động trong gia đình.

    • Không cần phải có trình độ chuyên môn hóa, một người có thể làm được nhiều công việc.

    • Có thể thay đổi linh hoạt theo hoàn cảnh và thời vụ.

  • Nhược điểm:

    • Quy mô nhỏ, vốn ít.

    • Dễ bị tác động bởi yếu tố thị trường.

Câu 2:

Chị B chăn nuôi gia cầm và lợn thịt. Mỗi năm chị cho xuất chuồng 500kg lợn, 100kg gia cầm. Giá bán dao động trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng/1kg lợn và 30 đến 35 ngàn đồng/1kg gia cầm. Tính số tiền lời chị B thu được trong năm khi lợn 20 ngàn đồng/1kg, gà 30 ngàn đồng/1kg và chi phí chăn nuôi là 8 triệu đồng.

Hướng dẫn giải

  • Tiền lời chị B thu được trong năm đó là: 500 x 20.000 + 100 x 30.000- 8.000.000 = 5 triệu đồng.

Câu 3:

Anh T ở vùng trung du Bắc Bộ, anh trồng chè. Mỗi năm thu hoạch 2000kg chè các loại, anh thường bán 90% ra thị trường, 10% để lại chế biến gia công dùng cho gia đình. Biết rằng giá chè anh T bán ra thị trường là 20.000 đồng/1kg, tính số tiền anh T lời được sau khi bán chè, chi phí trồng chè là 17 triệu đồng.

Hướng dẫn giải

  • Số tiền lời anh T thu được là: 90% x 2000 x 20.000 - 17.000.000 = 19 triệu đồng.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được 1 số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.

  • Lý thuyết
  • Trắc nghiệm
  • Giải bài tập SGK
  • Hỏi đáp
  • Đóng góp lý thuyết
Bài trước Bài tiếp theo

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Toán lớp 10 (Cánh Diều)
  • Toán lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
  • Ngữ văn lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Ngữ văn lớp 10 (Cánh Diều)
  • Ngữ văn lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
  • Tiếng Anh lớp 10 (i-Learn Smart World)
  • Tiếng Anh lớp 10 (Global Success)
  • Vật lý lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Vật lý lớp 10 (Cánh diều)
  • Hoá học lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Hoá học lớp 10 (Cánh diều)
  • Sinh học lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Sinh học lớp 10 (Cánh diều)
  • Lịch sử lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Lịch sử lớp 10 (Cánh diều)
  • Địa lý lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Địa lý lớp 10 (Cánh diều)
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 (Cánh diều)
  • Lập trình Python cơ bản

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Toán lớp 10 (Cánh Diều)
  • Toán lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
  • Ngữ văn lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Ngữ văn lớp 10 (Cánh Diều)
  • Ngữ văn lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
  • Tiếng Anh lớp 10 (i-Learn Smart World)
  • Tiếng Anh lớp 10 (Global Success)
  • Vật lý lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Vật lý lớp 10 (Cánh diều)
  • Hoá học lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Hoá học lớp 10 (Cánh diều)
  • Sinh học lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Sinh học lớp 10 (Cánh diều)
  • Lịch sử lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Lịch sử lớp 10 (Cánh diều)
  • Địa lý lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Địa lý lớp 10 (Cánh diều)
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 (Cánh diều)
  • Lập trình Python cơ bản

Đóng góp

Lưu lại Lớp học Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Bộ sách Chương trình cũ Hỗ trợ học sinh học sách Cánh Diều Hỗ trợ học sinh học sách Kết nối tri thức với cuộc sống Hỗ trợ học sinh học sách Chân trời sáng tạo Explore English Global Success Friends Plus I-learn Smart World Chủ đề cha Đang tải dữ liệu... Lọc câu hỏi Đang tải dữ liệu... Nội dung

Từ khóa » Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình Gồm