Kinh Doanh Hộ Gia đình Có Những đặc điểm Gì?

Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư nhân. Cá nhân hoặc hộ gia đình bao gồm các thành viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp lý và các yêu cầu dân sự tự đứng lên làm chủ quản lý và vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Kinh doanh hộ gia đình chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, và được sử dụng không quá mười người lao động, và phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.

1.1 Vai trò của kinh doanh hộ gia đình

Kinh doanh hộ gia đình là một trong những mô hình phổ biến ở nước ta, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở nông thôn gọi là kinh doanh hộ gia đình nông thôn, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở thành thị thường được gọi là tiểu thương.

Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, địa bàn hay vùng miền mà kinh doanh hộ gia đình phân loại theo trình độ sản xuất hàng hóa, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hàng hóa khác nhau.

  • Kinh doanh hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước ta, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau.
  • Với quy mô kinh doanh nhỏ, gọn, không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư. Vốn vận hành không cao, chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình có thể  thoải mái vận hành và quản lý mô hình kinh doanh dễ dàng hơn.

1.2 Các hình thức kinh doanh hộ gia đình

Ngày nay, pháp luật không quy định về các hình thức kinh doanh hộ gia đình nên các cá nhân, tổ chức lựa chọn mô hình này thoải mái lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đây là một số hình thức kinh doanh hộ gia đình phổ biến hiện nay:

  • Kinh doanh quán ăn
  • Kinh doanh dịch vụ giặt ủi
  • Bán hàng tạp hóa
  • Kinh doanh dịch vụ sửa chưa đồ điện tử
  • Kinh doanh sản phẩm gia dụng
  • Bán hàng online
  • Phân phối mỹ phẩm online

Từ khóa » Tổ Chức Vốn Kinh Doanh Hộ Gia đình Gồm