Bài 5a: Tính Lồi Lõm Và điểm Uốn Của đồ Thị Hàm Số - Hoc24
Có thể bạn quan tâm
I. Khái niệm cung lồi, cung lõm và điểm uốn
Cho đồ thị ACB của hàm số y = f(x) như hình dưới, giả sử đồ thị có tiếp tuyến tại mọi điểm.
O A C B M N a c b > ^ x y f''(x) < 0 với mọi x thuộc (a,c): hàm số lồi trên (a,c) f''(x) > 0 với mọi x thuộc (c,b): hàm số lõm trên (c,b) f''(x) đổi dấu khi x đi qua c: hàm số có điểm uốn tại x = c
Cung lồi: Tại mọi điểm của cung AC, tiếp tuyến luôn nằm bên trên cung, khi đó ta nói cung AC là một cung lồi. Khoảng [a, c] ứng vưới cung lồi AC gọi là khoảng lồi của đồ thị (với a là hoành độ điểm A, c là hoành độ điểm C)
Cung lõm: Trên cung CB, mọi tiếp tuyến đều nằm dưới đồ thị, khi đó CB được gọi là cung lõm và đoạn [c, b] là khoảng lõm của đồ thị.
Điểm uốn: điểm chuyển tiếp giữa cung lồi và cung lõm (từ lồi chuyển sang lõm hoặc từ lõm chuyển sang lồi) gọi là điểm uốn của đồ thị. Điểm C là điểm uốn.
II. Dấu hiệu và cách tìm khoảng lồi, khoảng lõm và điểm uốn
Định lý: Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp hai trên khoảng (a; b).
- Nếu f''(x) < 0 với mọi \(x\in\left(a;b\right)\) thì đồ thị của hàm số lồi trên khoảng đó
- Nếu f''(x) > 0 với mọi \(x\in\left(a;b\right)\) thì đồ thị của hàm số lõm trên khoảng đó
- Nếu f''(x) đổi dấu khi x đi qua \(x_0\) thì điểm \(M_0\left(x_0;f\left(x_0\right)\right)\) là điểm uốn của đồ thị hàm số
III. Ví dụ
Ví dụ 1: Tìm các khoảng lồi, lõm và điểm uốn của các đồ thị hàm số
a) \(y=x^5\)
b) \(y=-\sin x\) trên đoạn \(\left[0;2\pi\right]\)
Giải:
a) Tập xác định \(\mathbb{R}\), ta có: \(y'=5x^4\); \(y''=20x^3\), bảng xét dấu \(y''\)
x y'' Đồ thị 0 + 0 + Lồi Lõm Điểm uốn
Vậy đồ thị hàm số lồi trên \(\left(-\infty;0\right)\), lõm trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\) và điểm (0; 0) là điểm uốn của đồ thị (xem hình vẽ dưới)
b) Ta có \(y'=-\cos x\) ; \(y''=\sin x\), bảng xét dấu \(y''\) trên \(\left(0;2\pi\right)\)
x y'' Đồ thị 0 0 + Lõm Điểm uốn 2 Lồi
Vậy hàm số \(y=-\sin x\) lõm trên \(\left(0;\frac{\pi}{2}\right)\) , lồi trên \(\left(\frac{\pi}{2};2\pi\right)\). Điểm \(\left(\frac{\pi}{2};0\right)\) là điểm uốn của đồ thị (xem đồ thị phía dưới)
Ví dụ 2: Tìm các khoảng lồi, lõm của đồ thị \(y=\frac{x+1}{x-1}\)
Giải: Tập xác định: \(\mathbb{R}\backslash\left\{1\right\}\)
Ta có: \(y'=-\frac{2}{\left(x-1\right)^2}\) ; \(y'=\frac{4}{\left(x-1\right)^3}\)
Bảng xét dấu của y'':
x y'' Đồ thị 1 + + Lồi Lõm
Đồ thị hàm số lồi trên \(\left(-\infty;1\right)\) và lõm trên \(\left(1;+\infty\right)\) (xem đồ thị phía dưới)
Từ khóa » Bài Tập Về Hàm Lồi Hàm Lõm
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Dùng Hàm Lồi Lõm để Chứng Minh Bất ...
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Dùng Hàm Lồi Lõm để Chứng Minh Bất đẳng
-
Hàm Lồi
-
Tập Lồi Và Hàm Lõm - Tài Liệu - 123doc
-
[PDF] ứng Dụng Hàm Lồi Trong Chứng Minh Bất đẳng Thức Khóa
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Dùng Hàm Lồi Lõm để Chứng Minh Bất ...
-
Tính Lồi Lõm Và Điểm Uốn Của Đồ Thị Hàm Số
-
Giải Tích 1- Bài Toán Về Tính Lồi Lõm Và điểm Uốn - YouTube
-
HÀM LỒI, LÕM. HÀM BÁN LỒI, BÁN LÕM VÀ NGUYÊN LÝ BIÊN
-
[PDF] Cực đại Hàm Lồi (cực Tiểu Hàm Lõm) - 5pdf
-
SỬ DỤNG TÍNH LỒI, LÕM CỦA ĐỒ THỊ HÀM SỐ VÀO CHỨNG ...
-
[PDF] Hàm Lồi Và Bất đẳng Thức Jensen - Downloads.
-
[PDF] Mục Lục - Viện Toán Học
-
Ứng Dụng Hàm Lồi Lõm để Chứng Minh Bất đẳng Thức Jensen