Bài 6. Công Dân Với Các Quyền Tự Do Cơ Bản - GDCD 12 - Can Linh

Đăng nhập / Đăng ký VioletBaigiang
  • ViOLET.VN
  • Bài giảng
  • Giáo án
  • Đề thi & Kiểm tra
  • Tư liệu
  • E-Learning
  • Kỹ năng CNTT
  • Trợ giúp

Thư mục

Các ý kiến mới nhất

  • BÀI 5 T1 SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI...
  • Bài 5. Em vượt qua khó khăn trong học tập...
  • Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng...
  • Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng...
  • Bài 11 T3 Năng lượng mặt trời,  gió và nước...
  • Bài 11 T2 Năng lượng mặt trời,  gió và nước...
  • Luyệntậptìm ý, lậpdàn ý chobàivănkểchuyệnsángtạo...
  • BAI 6 T2 NÓI VÀ NGHE...
  • BAI 6 T1 BUOI SANG Ở TP HỒ CHÍ MINH...
  • BAI 5 T4 VIET BAI VAN KCST...
  • BAI 5 T3 LTVC LT VỀ ĐẠI TỪ...
  • BAI 5 T1,2 TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH...
  • BAI 36 CHIA MỘT SỐ TN CHO MỘT SỐ TN...
  • BAI 35 CHIA MOT SO TP CHO MOT SO TN...
  • Thành viên trực tuyến

    509 khách và 372 thành viên
  • Nguyễn Văn Cư
  • Lai Thi Sen
  • Nguyễn Thị Thu Hà
  • Hoàng Trung Dũng
  • Nguyễn Viết Toàn
  • phạm thị hồng lý
  • Nguyễn Ngọc Nhi
  • Nguyễn Ngọc Lý
  • A lăng Nhel
  • Hoàng Thị Phương
  • Nguyễn Sơn
  • NGUYỄN THỊ THANH THÚY
  • trần thị lợi
  • Nguyễn Thị Hà
  • TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
  • bùi thị như yến
  • Nguyễn Thị Thư
  • L­­]U V¨n Du
  • Nguyễn Thị Hương
  • Nguyễn Thị Sinh
  • Tìm kiếm theo tiêu đề

    Searchback

    Đăng nhập

    Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

    Tin tức cộng đồng

    5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

    Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
  • Hà Nội công bố cấu trúc định dạng đề minh họa 7 môn thi lớp 10 năm 2025
  • 23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học đặc biệt
  • Xem tiếp

    Tin tức thư viện

    Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

    12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
  • Khắc phục hiện tượng không xuất hiện menu Bộ công cụ Violet trên PowerPoint và Word
  • Thử nghiệm Hệ thống Kiểm tra Trực tuyến ViOLET Giai đoạn 1
  • Xem tiếp

    Quảng cáo

    Hướng dẫn sử dụng thư viện

    Bài 4: Quản lí ngân hàng câu hỏi và sinh đề có điều kiện

    12808795 Ở , , chúng ta đã biết cách tạo một đề thi từ ngân hàng có sẵn hay tự nhập câu hỏi, tạo cây thư mục để chứa đề thi cho từng môn. Trong bài này chung ta tiếp tục tìm hiểu cách xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi mà mình đã đưa lên và...
  • Bài 3: Tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến dạng chọn một đáp án đúng
  • Bài 2: Tạo cây thư mục chứa câu hỏi trắc nghiệm đồng bộ với danh mục SGK
  • Bài 1: Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến
  • Lấy lại Mật khẩu trên violet.vn
  • Kích hoạt tài khoản (Xác nhận thông tin liên hệ) trên violet.vn
  • Đăng ký Thành viên trên Thư viện ViOLET
  • Tạo website Thư viện Giáo dục trên violet.vn
  • Xác thực Thông tin thành viên trên violet.vn
  • Hỗ trợ trực tuyến trên violet.vn bằng Phần mềm điều khiển máy tính từ xa TeamViewer
  • Xem tiếp

    Hỗ trợ kĩ thuật

    • (024) 62 930 536
    • 0919 124 899
    • hotro@violet.vn

    Liên hệ quảng cáo

    • (024) 66 745 632
    • 096 181 2005
    • contact@bachkim.vn

    Tìm kiếm Bài giảng

    Đưa bài giảng lên Gốc > THPT (Chương trình cũ) > Giáo dục Công dân > GDCD 12 >
    • bai 6-gdcd12
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Tham khảo cùng nội dung: Bài giảng, Giáo án, E-learning, Bài mẫu, Sách giáo khoa, ... Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Cấn Thị Thùy Linh Người gửi: Can Linh Ngày gửi: 01h:04' 28-11-2010 Dung lượng: 8.6 MB Số lượt tải: 1576 Số lượt thích: 0 người GV hướng dẫn: GVC Th.S Đinh Văn Đức Th.S Dương Thị Thúy NgaNhóm sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết Lan Cấn Thị Thùy Linh Nguyễn Thị Hồng LinhTrần Thị Long Nguyễn Thị Hằng NgaLớp: 3A – K58 – GDCTGiáo án điện tử môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 BÀI 6CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN(4 tiết)Nội dung cần nắm vững1, Các quyền tự do cơ bản của công dânc. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dâna. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dânb. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân d. Quyền được đảm bảo an toàn bí mật, thư tín, điện thoại và điện tíne. Quyền tự do ngôn luận2, Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dâna. Trách nhiệm của Nhà nướcb. Trách nhiệm của công dân Các quyền tự do cơ bản là các quyền quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, được ghi nhận trong Hiến Pháp và luật. Em hiểu thế nào là các quyền tự do cơ bản?Tự do học tập Tự do đi lại Tự do lao động Tự do kinh doanh Tiết 1 1. Các quyền tự do cơ bản của công dâna) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ?Điều 71 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Chị A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này chị A khẳng định ông X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của chị A, công an đã bắt ngay ông X. Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. Tại sao việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?Tình huống Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt hoặc giam giữ người vì lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái PL, là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, phải bị xử lí nghiêm minh theo PL.* ND quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người nhưng phải đúng theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy địnhAi, cơ quan nào có quyền bắt, giam giữ người trong trường hợp cần thiết?Thế nào là bắt giữ người theo đúng pháp luật? Pháp luật quy định rõ trường hợp nào thì mới được bắt giam, giữ người và những ai có quyền ra lệnh bắt giam, giữ người?Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án.Bị bắt vì buôn bán ma túyTrường hợp 2:Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi có 1 trong 3 căn cứ sau:Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tộiphạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chínhmắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm màxét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.Bắt tội phạm buôn ma tuý đang bỏ trốnBắt giữ đối tượng tàng trữ ma túy- Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.Tổ chức đánh bài bạc Bắt đối tượng bị truy nã bỏ trốnTrường hợp 3:Bắt Nguyễn Đức Nghĩa - đối tượng bị truy nã tội giết người bỏ trốn Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.Bắt người phạm tội quả tang và bị truy nã* Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất, liên quan đến quyền được sống trong tự do của con người, liên quan đến hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhân dân. Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật. Là căn cứ để các cơ quan NN phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, coi đó là bảo vệ quyền con người – quyền công dân trọng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 1: T và H có quen biết nhau. Do nghi ngờ H lấy cắp ĐTDĐ của mình, T đã ép H về nơi ở của mình rồi gọi điện thoại cho những người bạn khác đến. T và đồng bọn đe doạ rồi dùng vũ lực hành hung buộc H phải khai nhận lấy cắp ĐTDĐ của T và cam kết phải bồi hoàn. Hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của T và đồng bọn?CỦNG CỐ Câu 2: Trường hợp nào được phép bắt giam giữ người mà không cần lệnh của viện kiểm sát nhân dân hay tòa án? Ai được phép bắt?Phạm tội quả tang (mọi người bắt)Có lệnh truy nã(mọi người bắt)Trường hợpDẶN DÒ Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, tr 66, 67. Sưu tầm các tư liệu có liên quan tới nội dung bài học ( bài báo, tranh ảnh,…) Đọc trước bài 6, phần b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dânKết thúc tiết 1Tiết 2b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân* Thế nào là quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân?Thông tin PL:Mới sáng sớm, Tính đã bị mất chiếc điện thoại di động đắt tiền, Tính nghi ngờ Hòa lấy cắp và đem chuyện nói với bố mình vốn là công an xã. Bố của Tính tìm đến nhà Hòa nhưng không gặp. Ông lục tung phòng của Hòa để tìm chiếc điện thoại nhưng không thấy. Ông bực tức bỏ về và bắt gặp Hòa ở chợ cùng với các bạn. Đang trong cơn phẫn nộ, ông mắng nhiếc Hòa thậm tệ rồi bắt cậu đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, bố của Tính đã đánh Hòa và bỏ đói cậu đến chiều. Khi được thả, Hòa đã ngất và phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.Tạ văn B đang tháo khóa xe máy của khách hàng thì bị bắt quả tang. Hai người bảo vệ xông vào đánh túi bụi rồi thả ra. Thấy vậy, người quản lý cửa hàng yêu cầu bảo vệ bắt giữ ngay B và giải về trụ sở công an. Hai người bảo vệ vừa đánh B thanh minh với người quản lý: Chúng tôi tưởng nó ăn cắp của khách hàng nhà mình thì đánh nó là được rồi, còn bắt nó thì mình không có quyền, vì mình không phải là công an. Hãy cho biết hành động mắng nhiếc Hòa ở chợ, đánh và bỏ đói Hòa trong trụ sở công an của bố Tính ( thông tin 1); hành động của 2 người bảo vệ đánh B (thông tin 2) có được pháp luật cho phép không? Vì sao? Quyền được PL bảo vệ tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là, công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. (Bảo hộ có nghĩa là che chở, bảo vệ, là bảo đảm an toàn, không cho ai xâm phạm tới). “Ông bà chủ dùng dây điện thắt nút lại liên tiếp quất vào mặt, lưng, dùng kìm kẹp vào mạng sườn, bắt em quỳ ngoài sân giữa đêm khuya, trời lạnh hàng vài giờ đồng hồ… Tàn nhẫn hơn, có lần em vô ý làm té nước vào bà chủ, em bị bà dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi… Ngày 3/12, Viện pháp y Quốc gia kết luận, Bình không biểu cảm khi tiếp xúc, toàn thân có 242 vết sẹo, có nhiều vết thương cũ sậm màu, hậu quả của tổn thương toàn thân và dưới da. Sức khỏe bị giảm sút do thương tật là 31%...”(Trích trang pháp luật của Vn.Epress)Những vết sẹo còn vương lại trên khắp người Bình. Ảnh TTXVN Tra tấn người kiểu “thời trung cổ” “Một kiểu tra tấn người dã man mà người ta chỉ ngỡ nó tồn tại thời trung cổ, nhưng câu chuyện xảy ra ngay chính thời buổi hiện nay gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài về hành vi đánh đập tàn nhẫn cháu Hào Anh của cặp vợ chồng Thơm…”* Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của công dânND thứ nhất:Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. Xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của người khác, dù họ là nam hay nữ, người đã thành niên hoặc chưa thành niên.Pháp luật nước ta quy địnhKhông ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khoẻ cho người khácNghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tới tính mạng của nguời khác như giết người, đe doạ người, làm chết người Hiền và Mai ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra môn Sinh học, Mai không làm hết bài, cứ loay hoay nhìn bài của Hiền nhưng Hiền không đồng ý che bài lại. Kết quả bài kiểm tra của Hiền được 9 còn Mai chỉ được 6. Vì ghen ghét, Mai đã tung tin nói là Hiền đã giở sách trong giời kiểm tra nên mới được điểm cao. Hiền bị một số bạn trong lớp xa lánh và nhìn Hiền với con mắt khác. Hiền rất buồn.1. Hành động của Mai đã xâm phạm quyền gì của Hiền? 2. Nếu em là Hiền em sẽ làm gì để bảo vệ mình?Tình huống:ND thứ 2:- Không ai được xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của người khác Xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đóDanh dự: Là sựu coi trọng, đánh giá cao và công nhận đối với nhân phẩm một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.Nhân phẩm: Là toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp mà người đã đạt được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.Điều 108 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định Người nào vô ý hoặc vô ý gây thương tích mà gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương tật là từ 31% trở lên thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm tù giam hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 3 năm. Quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm được hiểu là bất kỳ ai dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật.Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩmĐề cao nhân tố con người trong NN phápquyền XHCNNhằm xác định địa vị pháp lý của CD trong mối quan hệ với NNTính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của CD được PL tôn trọng và bảo vệ Một vụ cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả một phụ nữ bị chấn thương vùng mặt và gãy tay. Nguyên nhân là do mâu thuẫn từ việc chiếc ô tô của ông V đậu trước cửa nhà bà A, bà và con gái đã yêu cầu ông V đậu xe chỗ khác. Ông V không chịu. Hai bên lời qua tiếng lại và cuối cùng ông V đã hành hung bà A.1- Hành động của ông V có đúng pháp luật không? Vì sao ?2- Trong trường hợp này pháp luật có cho phép bắt người không ? Thủ tục sau đó thế nào ?CỦNG CỐKết thúc tiết 2DẶN DÒ Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, tr 66, 67. Sưu tầm các tư liệu có liên quan tới nội dung bài học ( bài báo, tranh ảnh,…) Đọc trước bài 6, phần c và dBÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN(Tiết 3)c) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân* Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong những trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải theo đúng trình tự , thủ tục đã được quy định. Biệt thựNhà tập thểNhà ở nông thônNhà ở thành phố* Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Bà Lan dựng xe đạp ở hè phố nhưng không mang túi xách vào nhà nên bị mất. Quay trở ra không thấy túi xách đâu cả, bà hoảng hốt vì trong túi xách có một chiếc điện thoại và 2 triệu đồng. Bà nghi ngay cho Tuấn (13 tuổi) lấy trộm vì thấy Tuấn đang chơi gần đó. Bà vào nhà khám, chị em Tuấn không đồng ý nhưng bà cứ thế xông vào nhà lục soát.Tình huống: Trong trường hợp này, bà Lan có quyền hành động như vậy không? Em đánh giá như thế nào về hành động của bà Lan?? Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi: Tự ý vào chỗ ở của người khác khi không được người đó đồng ý- Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác- Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họĐiều 124 quy định: “Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”. Cơ quan công an khám nhà và bắt giữ đối tượng Thơm, thu giữ những hung khí vợ chồng thị sử dụng đánh đập cháu Hào Anh Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong hai trường hợp:TH1: Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có liên quan đến vụ án.TH 2:Khi cần bắt người đang phạm tội bị truy nã hoặc người phạm tội trốn tránh ở nhà. => Chỉ có những người có thẩm quyền theo qui định của bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Khám xét nhà có người đại diện theo quy định của pháp luật Đọc lệnh trước khi khám xét chỗ ởTheo em nếu pháp luật không đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì cuộc sống sẽ như thế nào? * Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ? d) Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tínTình huống: Liên mất 100 ngàn đồng và nghi ngờ cho Hà lấy. Nhân lúc Hà ra chơi, Liên đã tự ý lục cặp của Hà để tìm tiền, tìm mãi một hồi không thấy đâu, Liên chỉ thấy một lá thư của Hà. Nghi ngờ và tò mò nên Liên đã mở lá thư ra xem thì thấy tờ 100 nghìn kẹp trong thư. Thực ra đây là tiền cô giáo gửi Hà lúc chiều nhờ Hà mua khăn trải bàn và lọ hoa cho lớp. Không để bạn giải thích một lời nào, Liên đã xé bức thư và mắng nhiếc Hà ngay trước mặt các bạn trong lớp.Em có nhận xét gì về hành động của Liên? Hành động đó của Liên có vi phạm pháp luật không? Tại sao? => Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cánhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Thư tín, điện thoại, điện tín là những phương tiện hết sức cần thiết trong cuộc sống, được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: thăm hỏi, trao đổi tin tức, hoặc trong hoạt động kinh doanh. Thư, email, tin nhắn điện thoại là những thứ riêng tư của mỗi cá nhân, nếu bị xem và nghe lén, mỗi người sẽ cảm thấy thiếu được tôn trọng. Trong tình huống đó nên yêu cầu người lén đọc thư , email, tin nhắn, nghe điện thoại không nên làm như thế vì đó là hành động vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.* Nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Không ai được kiểm soát điện thoại, tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện tín của người khác.- Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được bóc mở, kiển soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho đời sống riêng tư của mỗi người trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.* Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín: Trong các hành vi sau đây, em hãy cho biết hành vi nào xâm phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, thư từ, … của công dân?CA bắt giam người vì nghi ngờ ăn cắp xe đạpXúc phạm người khác trước mặt nhiều ngườiTự ý bóc và xem thư của người khácĐánh người Tự ý vào chỗ ở người khác Xâm phạm thân thểXâm phạm danh dự nhân phẩmXâm phạm thư từ điện tín…Xâm phạm tính mạng sức khỏeXâm phạm về chỗ ởCỦNG CỐKết thúc tiết 3DẶN DÒ Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, tr 66, 67. Sưu tầm các tư liệu có liên quan tới nội dung bài học ( bài báo, tranh ảnh,…) Đọc trước bài 6, phần e và 2. e) Quyền tự do ngôn luận của công dân* Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Quyền tự do ngôn luận của công dân có nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.Tiết 4 Điều 53 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: …“Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”… Quyền tự do ngôn luận của công dân thể hiện qua những hình thức nào? Một là, công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở cơ quan ở cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.Hai là, CD có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Phát biểu ý kiến Viết bài Ba là, CD có thể đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.* Ý nghĩa quyền tự do ngôn luận của công dân: - Là quyền không thể thiếu trong một xã hội dân chủ. - Là chuẩn mực của xã hội mà trong đó công dân có quyền làm chủ thực sự. - Là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân a. Trách nhiệm của nhà nước: Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật để nhằm đảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản. Xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng điều tra, truy tố, xét xử để bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.b. Trách nhiệm của công dân: Để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác thì người công dân phải làm gì ?CD phải nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của mình, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để bảo vệ mình và những người xung quanh. Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật.Công dân tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ Nhà nước thi hành các quyết định bắt người, khám xét trong những trường hợp pháp luật cho phép. Công dân tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. 1. Bực tức vì ông Q chồng mình vẫn thỉnh thoảng vô ý nhắc đến cô N, người yêu cũ của ông. Một hộm, bà V nghe người hàng xóm nói gặp ông Q ở gần nhà cô N, bà đã phóng xe đến thẳng nhà cô N. Không để cô N giải thích, bà lùng sục khắp nhà tìm ông Q nhưng không thấy. Lúc trở ra nhìn thấy cô N cầm điện thoại di động, bà V đã giằng lấy và mở tin nhắn kiểm tra nhưng vẫn không tìm thấy tin gì. Bà mắng nhiếc cô N và xông vào tát cô N. Câu hỏi: Hành động của bà V đã vi phạm pháp luật ở những điểm nào?Bài tập củng cố 2. Lớp 12A vừa xảy ra chuyện : Sự việc xuất phát từ việc ganh ghét nhau mà D đã tung tin xấu về M , nói M có tình ý với T , suốt ngày theo đuổi T nhưng bị T từ chối. D còn tung tin với mọi người rằng M là người có tính” lãng mạng, không lo học hành, suốt ngày chỉ nghỉ đến chuyện yêu đương”. M buồn lắm, vì sự việc hoàn toàn là do D bịa đặt. Câu hỏi Hành vi của D đã xâm phạm tới quyền gì của M ?2. Trong trường hợp này, theo em M nên làm gì để bảo vệ danh dự của mình ? 3. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.Trong mọi trường hợp, chỉ có thể bắt người khi có quyết định của Tòa án.Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.e) Việc bắt người phải tuân theo quy định của pháp luật.- Làm bài tập 8, 11, 12 trang 66, 67 trong SGK.- Đọc trước bài 7: “Công dân với các quyền dân chủ”.Công việc về nhàKết thúc bài học Chúc các em học tốt !   ↓ ↓ Gửi ý kiến

    Hãy thử nhiều lựa chọn khác

  • ThumbnailBài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
  • ThumbnailBài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
  • ThumbnailBài 6. công dân với các quyền tự do cơ bản
  • ThumbnailBài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
  • ThumbnailBài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản
  • Thumbnailbài 6
  • Còn nữa... ©2008-2017 Thư viện trực tuyến ViOLET Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - ĐT: 04.66745632 Giấy phép mạng xã hội số 16/GXN-TTĐT cấp ngày 13 tháng 2 năm 2012

    Từ khóa » Bực Tức Vì ông Q Chồng Mình Vẫn Thỉnh Thoảng