BÀI 6 : XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI - Trần Công Khánh
Có thể bạn quan tâm
Bỏ qua nội dung
Trần Công Khánh Discover WordPress
BÀI 6 : XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài nầy SV phải 1.Mô tả được các xương chi dưới. 2.Chỉ được các mốc giải phẫu quan trọng trên xương. 3.Mô tả khớp hông và khớp gối. NỘI DUNG: Xương chi dưới gồm có: – Hai xương chậu và xương cùng tạo thành khung chậu. – Đùi gồm có xương đùi và xương bánh chè. – Cằng chân gồm có xương chày và xương mác. – Bàn chân gồm các xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. Các xương chi dưới được liên kết với nhau bởi các khớp động. 1.XƯƠNG CHẬU Xương chậu hình cánh quạt, khớp với xương cùng ở phía sau, xương chậu đối bên ở phía trước, và xương đùi phía dưới ngoài. 1.1.Định hướng: Đặt xương thẳng đứng như cánh quạt. – Mặt có lõm hình chén ra ngoài. – Phần cánh quạt có lỗ hổng xuống dưới. – Bờ có khuyết lớn ra sau. 1.2.Mô tả: 1.2.1.Cấu tạo: – Về phương diện phôi thai học:xương chậu được tạo thành bởi 3 xương: * Xương cánh chậu: ở phía trên. * Xương mu ở phía trước, gồm thân và 2 ngành trên và dưới. Xương mu nối với xương mu đối bên ở diện mu. * Xương ngồi ở phía sau, gồm thân xương ngồi và ngành xương ngồi. Ba xương này nối nhau tại ổ cối tạo nên 1 vết hình chữ Y. Dưới ổ cối là lổ bịt. – Về mặt giải phẫu học: mô tả xương chậu với 2 mặt và 4 bờ. 1.2.2.Các mặt : * Mặt ngoài: – Giữa là ổ cối, phần tiếp khớp với xương đùi có hình chữ C mở xuống dưới gọi là diện nguyệt. Phần còn lại là hố ổ cối. – Mép ổ cối nhô lên thành 1 cái vành, khuyết ở dưới gọi là khuyết ổ cối có dây chằng ngang ổ cối đi qua. – Trên ổ cối là diện mông, có 3 đường mông: trước, sau và dưới, chia diện này làm 4 khu, 3 khu trên có các cơ mông bám. – Dưới ổ cối là ổ bịt, lổ bịt do 2 vòng cung tạo thành, nơi 2 vòng cung không nơi nhau tạo thành rãnh bịt ( có mạch máu và TK bịt đi qua). * Mặt trong: – Giữa chạy chéo từ sau ra trước và xuống dưới là đường cung, 2 đường của 2 xương chậu phải và trái và xương cùng tạo thành eo chậu trên, phía trên eo là khung chậu to, phía dưới là khung chậu bé. – Phía trên đường cung của mỗi xương chậu gọi là hố chậu, phía sau hố chậu có mặt khớp, khớp với xương cùng gọi là diện tai. Trên và sau diện tai là lồi củ chậu ( nơi bám của dây chằng cùng lồi chậu). 1.2.3.Các bờ: *Bờ trên: Gọi là mào chậu, đi từ gai chậu trước trên(GCTT) đến gai chậu sau trên(GCST).Khi đứng GCTT tương ứng với đốt sống cùng 1 là điểm mốc để đo chiều dài chi dưới. GCST tương ứng với đốt sống cùng 2 là vị trí khớp cùng chậu. Nơi cao nhất của mào chậu tương ứng với khoang đốt sống thắt lưng 4, ứng dụng để chọc dò tủy sống. * Bờ dưới: Tạo bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi. * Bờ trước:Lõm, từ trên xuống dưới có: GCTT, khuyết cho TK bì đùi ngoài đi qua, GCTD, gò chậu mu. Dưới gò chậu mu có 1 diện hình tam giác, đỉnh là xương mu, cạnh trước là mào bịt cạnh sau là mào lược. Củ mu có dây chằng bẹn bám. * Bờ sau: Từ trên xuống dưới có: GCST, GCSD, khuyết ngồi lớn ( cơ hình lê đi qua), gai ngồi ( cơ sinh đôi và dây chằng cùng hông bám), khuyết ngồi nhỏ, ụ ngồi ( nơi chịu hoàn toàn của sức nặng của cơ thể trong tơ thế ngồi). Tóm lại xương chậu là 1 xương vững chắc, quan trọng về phương sản khoa. Xương ít bị chấn thương, nếu bị chấn thương rất mạnh, có kèm theo tổn thương các cơ quan trong khung chậu bé ( bàng quang, tử cung, trực tràng…). 2. XƯƠNG ĐÙI: Là xương dài, nặng nhất cơ thể, nối hông với cẳng chân. 2.1.Định hướng: đặt xương đứng thẳng. – Đầu tròn lên trên. – Mặt khớp của đầu tròn hưứng vào trong. – Bờ dày của thân xương ra phía sau. 2.2 Mô tả: 2.2.1.Thân xương: Cong lồi ra trước. *Các mặt: 3 mặt: trước, ngoài và trong. *Các bờ: 3 bờ. – Bờ trong và bờ ngoài không rõ nét. -Bờ sau: lồi gọi là đường ráp, có 2 mép: ngoài và trong. Ở đầu trên thân xương: Mép ngoài chạy về phía mấu chuyển to và ngừng lại ở lồi củ cơ mông ( còn gọi là mấu chuyển thứ 3). Mép trong chạy xung quanh mấu chuyển bé và liên tiếp với đường gian mấu. Đường lược đi từ đường ráp đến mấu chuyển bé ( có cơ lược bám Ở đầu dưới thân xương: Mép ngoài chạy về phía lõm trên lồi cầu ngoài. Mép trong chạy về phía MTLCT và dừng lại ở củ cơ khép ( nơi cơ khép lớn bám ). Hai mép này giới hạn 1 khoảng hình tam giác gọi là diện khoeo. 2.2.2.Đầu trên: gồm 4 phần: * Chỏm đùi: hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước. Trên chỏm đùi có hõm chỏm đùi là nơi dây chằng chỏm đùi bám. Chỏm đùi tiếp khớp với diện nguyệt của xương chậu. * Cổ đùi: nối chỏm với 2 mấu chuyển, cổ nghiêng lên trên và vào trong, trục cổ hợp với trục thân xương đùi 1 góc 130o gọi là góc nghiêng hay góc cổ thân. * Mấu chuyển lớn: là nơi bám của khối cơ xoay đùi mặt ngoài của MCL sờ được dưới da, mặt trong MCL có hố mấu chuyển là nơi bám của cơ bịt ngoài. Phía trước, MCL nối với MCB bởi đường gian mấu. Phía sau, MCL nối với MCB bởi mào gian mấu. * Mấu chuyển bé: dưới cổ đùi, mặt sau và trong xương đùi. 2.2.3.Đầu dưới: tiếp khớp với xương chày bởi 2 lồi cầu trong và ngoài. ở phía trước 2 lồi cầu nối nhau bởi diện bánh chè. Phía sau 2 lồi cầu nối nhau bởi hố gian lồi cầu. Mặt ngoài của 2 lồi cầu có mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm trên lồi cầu trong, củ cơ khép nằm trên MTLCT. 3. XƯƠNG CHÀY Là xương dài, tiếp khớp với xương đùi, là nơi chịu phần lớn sức nặng của đùi dồn xuống cẳng chân. 3.1.Định hướng:đặt xương đứng thẳng:– Đầu nhỏ xuống dưới,mấu của đầu nhỏ vào trong, bờ sau ra trước. 3.2.Mô tả: 3.2.1.Thân: Nhìn ngang thân cong và lồi ra trước. * Các mặt: – Mặt trong: nhẵn sờ được dưới da. – Mặt ngoài : lõm. – Mặt sau: ở trên có 1 gờ chạy chếch từ ngoài vào trong gọi là đường cơ dép ( có cơ dép bám ). * Các bờ: – Bờ trước : rõ, đi từ lồi củ chày đến bờ trước mắc cá trong. – Bờ gian cốt có màng gian cốt bám. – Bờ trong : không rõ nét. 3.2.2.Đầu trên: to, đỡ lấy đầu dưới xương đùi. Đầu trên gồm: – Lồi cầu trong và ngoài, sờ được dưới da. Dưới lồi cầu ngoài có diện khớp mác tiếp xúc với đầu trên xương mác. – Diện khớp trên, nằm ở mặt trên 2 lồi cầu, tiếp khớp với LC xương đùi. – Giữa 2 diện khớp trên là gò gian lồi cầu (có 2 củ gian lồi cầu trong và ngoài), vùng gian lồi cầu trước và vùng gian LC sau. – Mặt trước 2 LC có 1 khoảng tam giác gồ ghề nằm ngay dưới da gọi là lồi củ chày ( dây chằng bánh chè bám vào ). 3.2.3.Đầu dưới: nhỏ hơn đầu trên, phía trong có mắc cá trong nằm ngay dưới da. Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác(là nơi tiếp xúc với đầu dưới xương mác ). Tóm lại xương chày là xương chịu sức nặng ở vùng cẳng chân có bờ trước và mặt trong nằm ngay dưới da nên rất dể bị tổn thương. Khi bị tổn thương hay khi phẫu thuật xương rất lâu lành vì không có cơ che phủ. 4.XƯƠNG MÁC Nằm ngoài và song song với xương chày. 4.1.Định hướng: Đặt xương đứng thẳng: – Đầu dẹp và nhọn xuống dưới. – Hố của đầu này ra sau. – Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài. 4.2.Mô tả: 4.2.1.Thân xương:có 3 mặt, 3 bờ, ở dưới xương bị xung từ sau vào trong. * Các bờ: – Bờ trước mỏng sau ở dưới bờ trước đi ra ngoài và chia đôi ôm lấy mắc cá ngoài. – Bờ gian cốt ở phía trong sau, có màng gian cốt bám. – Bờ sau không rõ nét. 4.2.2. Các mặt: -Mặt ngoài giữa 2 bờ trước và sau. – Mặt trong giữa bờ trước và bờ gian cốt. – Mặt sau giữa bờ gian cốt và bờ sau. 4.2.3.Đầu trên: gọi là chỏm mác, mặt trong có diện khớp chỏm mác tiếp khớp với xương chày. 4.2.4.Đầu dưới: dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắc cá ngoài thấp hơn mắc cá trong 1cm. Xương mác mỏng manh hơn xương chày, nên gảy xương mác không quan trọng thường gãy kèm theo với xương chày. 5.XƯƠNG BÀN CHÂN Gồm : 5.1.Xương cổ chân: có 7 xương xếp thành 2 hàng: – Hàng sau có 2 xương là xương sên và xương gót. – Hàng trước có 5 xương: thuyền , hộp và 3 xương chêm: trong, giữa, ngoài. 5.2.Xương bàn chân: gồm 5 xương đánh số từ I đến V, kể từ ngón cái. Mỗi xương có nền thân và chỏm. 5.3. Xương ngón chân: mỗi ngón có 3 đốt: gần, giữa và xa riêng ngón cái có đốt gần và xa. KHỚP CHI DƯỚI Gồm các khớp lớn : khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân và khớp bàn chân. 1. Khớp hông : Là khớp chỏm lớn nhất cơ thể. 1.1. Mặt khớp: * Ổ cối * Chỏm xương đùi: chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt. * Sụn viền ổ cối: bám vào chu vi ổ cối, lõm và nhẵn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng ngang. Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm đùi. 1.2. Phương tiện nối khớp: * Bao khớp: Là một bao sợi dày chắc. – Về phía xương chậu: Bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối. – Về phía xương đùi: Phía trước bám vào đường gian mấu, phía sau bám cách mào gian mấu 1cm. Như vậy có 1/3 mặt sau ngoài của xương đùi không nằm trong bao khớp. Mặt ngoài bao khớp có vài chỗ dày lên thành các dây chằng ngoài bao khớp. * Các dây chằng ngoài bao khớp: – Dây chằng chậu đùi: Ở mặt trên và trước bao khớp, là dây chằng rộng, dài và khỏe nhất của khớp hông. Bám từ gai chậu trước dưới và cơ thẳng đùi tới đường gian mấu, dây chằng có hình tam giác dầy lên ở hai bờ. – Dây chằng mu đùi: Mảnh mai , ở mặt dưới bao khớp, bám vào cành trên xương mu, khuyết ổ cối, đoạn dưới đường gian mấu. Dây chằng mu đùi tạo với dây chằng chậu đùi thành hình chữ Z. – Dây chằng ngồi đùi: Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to. – Dây chằng vòng: Là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngối đùi, bao quanh mặt sau cổ xương đùi. * Dây chằng trong bao khớp: – Dây chằng chỏm đùi: Bám từ chỏm đùi đến khuyết ổ cối, ít quan trọng trong việc nối chỏm đùi với khuyết ổ cối. Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn ở mặt sau, do đó khớp hông thường trật ra sau. Khi đùi ở tư thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa ổ cối và càng làm cho khớp trật dễ dàng. 1.3. Bao hoạt dịch: Là một màng phủ mặt trong bao khớp. Dây chằng chỏm đùi nằm trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch, bao hoạt dịch chứa họạt dịch chất nhầy làm cho khớp cử động dễ dàng. 1.4. Động tác: Không linh hoạt bằng khớp vai, nhưng vẫn đảm bảo chức năng đi lại, chạy nhảy như gấp, duỗi, dạng , khép, xoay ngoài, xoay trong và quay vòng. 2. KHỚP GỐI Là khớp phức hợp của cơ thể gồm hai khớp: – Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc khớp lồi cầu. – Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng. 2.1. Mặt khớp: * Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi. * Diện khớp trên xương chày. * Diện khớp xương bánh chè. *Sụn chêm trong và ngoài: Là hai miếng sụn nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu rộng và trơn láng. Sụn chêm ngoài hình chữ O, sụn chêm trong hình chữ C. hai sụn chêm nối nhau bởi dây chằng ngang gối và dính vào xương chày bởi các dây chằng do đó dễ dàng di chuyển khi cử động. Nó trượct ra sau khi gối gấp và ra trước khi gối duỗi. Khi cẳng chân ở tư thế xoay ngoài hay xoay trong sụn chêm có thể bị tổn thương. Sụn chêm ít có mạch máu nuôi nên khi tổn thương khó hồi phục và có thể trở thành một vật chèn có thể không cho khớp gối hoạt động. 2.2. Phương tiện nối khớp. * Bao khơp: Bao khớp gối :mỏng, bám trên diện ròng rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu, phía dưới hai diện khớp xương chày. * Các dây chằng. Có bốn hệ thống dây chằng. – Dây chằng trước: dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè trong và ngoài. – Dây chằng sau: Gồm dây chằng kheo chéo và kheo cung. – Dây chằng bên: Gồm dây chằng bên chày và bên mác. – Dây chằng chéo: Gồm dây chằng chéo trước và chéo sau. Hai dây chằng bên chày và bên mác rất chắc, giữ cho khớp khỏi trật ra ngoài hay vào trong. Hai dây chằng chéo bắt chéo nhau hình chữ X. Ngoài ra dây chằng chéo trước còn bắt chéo dây chằng bên mác, dây chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày. Hai dây chằng chéo rất chắc và giữ cho khớp gối khỏi trật ra chiều trước sau. 2.3. Bao hoạt dịch: Lót bên trong bao khớp, giống như bao khớp bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch. Phía trên bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè. Ngoài ra quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác. 2.4. Động tác: Chủ yếu là gấp và duỗi, khi cẳng chân gấp, khớp có thể làm động tác dạng khép xoay trong và xoay ngoài rất ít. 3.KHỚP CHÀY MÁC: Xương chày và xương mác tiếp khớp nhau bởi hai khớp: – Khớp động chày mác ở đầu trên. – Khớp sợi chày mác ở đầu dưới. Ngoài hai khớp xương chày và xương mác còn nối với nhau bởi màng gian cốt. 3.1. Khớp động chày mác: Gồm hai diện khớp: Diện khớp mác của xương chày và diện khớp chỏm xương mác. Cả hai diện khớp đều có sụn che phủ. Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và chỏm mác sau.(Hình) 3.2.Khớp sợi chày mác: Gồm hai diện khớp: khuyết mác ( xương chày) và một diện lồi ở mặt trong mắt cá ngoài.Hai diện này được nối chặc nhau bởi dây chằng chày m1c trước và chày mác sau. Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít di động. 4. CÁC KHỚP CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN 4.1. Khớp cổ chân: Khớp sên – cẳng chân, là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày và xương mác. * Mặt khớp: – Diện khớp dưới xương chày. – Diện khớp mắt cá xương chày. – Diện khớp mắt cá xương mác – Ròng rọc xương sên: Với ba diện: + Diện trên khớp với diện dưới xương chày. + Diện mắt cá trong khớp với diện mắt cá xương mác. + Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác. Ba diện khớp của xương chày và xương mác tạo thành một hố mộng ôm lấy mộng là ròng rọc xương sên. * Phương tiện nối khớp: – Bao khớp: bám ở chu vi các diện khớp và dầy lên hai bên thành các dây chằng. – Các dây chằng bên ngoài: Gồm có dây chằng mác sên trước, sau và dây chằng mác gót. – Dây chằng bên trong: Dây chằng Delta. Hai hệ thống dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra trước hay ra sau, nhưng cho phép cổ chân làm động tác gấp duỗi dễ dàng. 4.2. Các khớp gian cổ chân Gồm có: – Khớp dưới sên: Nối xương sên với xương gót. – Khớp gót – sên – ghe. – Khớp gót – hộp. – Khớp chêm – ghe. Phần khớp gót ghe của khớp gót sên ghe và khớp gót hộp còn được gọi là khớp ngang cổ chân. 4.3. Các khớp cổ bàn chân: Nối ba xương chêm, xương hộp với các đầu gần xương bàn chân. 4.4. Các khớp gian đốt bàn chân: Nối các mặt bên của đầu xương bàn chân. 4.5.Các khớp đốt bàn đốt ngón: Nối các đầu xa xương bàn chân với các đốt gần ngón chân. 4.6. Các khớp gian đốt ngón chân: Nối các đốt ngón chân. Các khớp trên có biên độ rất nhỏ và nối với nhau bởi những dây chằng ngắn và vững chắc để giữ vửng cấu trúc vòm gan chân./.Chia sẻ:
Liên quan
Điều hướng bài viết
BÀI 5: CẲNG TAY-BÀN TAY BÀI 7: VÙNG MÔNG – ĐÙI SAU ĐÁM RỐI THẦN KINH THẮT LƯNGBình luận về bài viết này Hủy trả lời
Tìm kiếm cho:Bài Viết Mới
- chao bai dang moi
- Featured Content
- Featured Content
- Featured Content
- Blog post title
Chuyên mục
- Âm nhạc
- Bài Giảng
- Bệnh
- Bệnh Học
- Giáo Trình
- Giải Phẫu 1
- Giải trí
- Hình ảnh
- Kiến Thức Y Khoa
- MV Nhạc
- Phần mềm
- Phật học
- Sách
- Sức khỏe
- Sinh học
- Thủ thuật
- Thuốc
- Thường Thức Y Học
- Tin tức
- Uncategorized
- Video
- Video Y Khoa
- Y học
- Y Học Cổ Truyền
Blog – theo dõi
- Trần Công Khánh
- Discover WordPress
- The Daily Post
- WordPress.com News
Hours & Info
3999 Mission Boulevard, San Diego CA 921091-202-555-1212Lunch: 11am - 2pm Dinner: M-Th 5pm - 11pm, Fri-Sat:5pm - 1amText Widget
This is a text widget. The Text Widget allows you to add text or HTML to your sidebar. You can use a text widget to display text, links, images, HTML, or a combination of these. Edit them in the Widget section of the Customizer.Bình luận mới nhất
Blog của Trần Công K… trong Nguyên nhân bệnh tiêu chảy |
A daily selection of the best content published on WordPress, collected for you by humans who love to read.
The Daily PostThe Art and Craft of Blogging
WordPress.com NewsThe latest news on WordPress.com and the WordPress community.
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Trần Công Khánh Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Trần Công Khánh
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Gò Gian Lồi Cầu
-
Giải Phẫu X Quang Chi Dưới - Trang 2 Trên 3
-
Gãy Trên Lồi Cầu Xương đùi: Thường Gặp Do Chấn Thương | Vinmec
-
Lồi Cầu (giải Phẫu) – Wikipedia Tiếng Việt
-
De Cuong Giai Phau - SlideShare
-
Giải Phẫu Bộ Máy Nhai-khớp Thái Dương Hàm
-
Giải Phẫu Khớp Gối Knee Joint - Trị Liệu Gia Bảo
-
XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI Pot - Tài Liệu Text - 123doc
-
XƯƠNG CHÀY Flashcards | Quizlet
-
[Giải Phẫu Số 7] Xương Khớp Chi Dưới
-
Giải Phẫu Học Chương Chi Dưới - StuDocu
-
Gãy Xương Hàm Mặt - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Giải Phẫu X-Quang Chi Dưới **