[Giải Phẫu Số 7] Xương Khớp Chi Dưới

Chia sẻ Rate this post

Giống như chi trên, chi dưới bao gồm một đại, gọi là đại chi dưới (cingulum membrị inferioris) hay đại chậu (cingulum peloicum) và phần tự do của chị dưới (pars liber memori inferioris) gồm ba phấn : đùi, cẳng chân và bàn chân,

Đại chi dưới tạo bởi hai xương chậu, xương cùng và xương cụt thành khung chậu (peluis). Xương cùng và xương cụt sẽ được trình bày ở phần xương thân mình. Đùi gồm có xương đùi và xương bánh chè.

Cẳng chân gồm có xương chày và xương mác. Bàn chân có các xương cổ chân, các xương bàn chân và các xương đốt ngón chân (H.8.1). Các xương chi dưới được liên kết với nhau bằng các khớp động giống như ở chi trên.

XƯƠNG CHẬU

                                                                                    (Os coxae)

Xương chậu là xương chắn, hình cánh quạt, Xương chậu khớp với xương cùng (aeru) ở phía sau, xương chậu đối bên ở phía trước và xương đùi (femur) ở phía ngoài và phía dưới.

Nội dung

Toggle
  • 1. ĐỊNH HƯỚNG
  • Xương đùi
  • KHỚP HÔNG
  • KHỚP GỐI
  • KHỚP CHÀY MÁC
  • CÁC KHỚP BÀN CHÂN

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương thẳng đứng như cánh quạt.

– Một số làm hình chó n ra ngoài.

– Phần cảnh quạt có lỗ hổng xuống dưới.

– Bờ có khuyết lớn ra sau.

2. MÔ TẢ

2.1 CẤU TẠO (H8.2)

Về phương diện phôi thai học, xương chậu được tạo thành bởi ba xương và một phần nối của 3 xương.

– Xương cánh chậu (os ilium) ở phía trên, gồm phần cánh xương chậu (ala ossis ilii) và thân xương cánh chậu (corpur ossis ilii).

– Xương mu (os pubis) hay còn gọi là xương vệ ở phía trước, gồm thân (corpus ossis pubis) và hai ngành trên và dưới (ramus superior ossis pubis et ramus inferior ossis pubis). Xương mu nối với xương mu đối bên ở diện mu (facies symphysialis).

– Xương ngồi (os ischii) ở phía sau, gồm thân xương ngồi (corpus ossis ischii) và ngành xương ngồi (ramus ossis ischii).

Ba xương này nối nhau tại ổ cối (acetabulum) tạo nên một vết hình chữ Y. Dưới ổ cối, nơi các xương không nối nhau, gọi là lỗ bịt (foramen obturatum) (H.8.2A và 8.2B).

Ổ cối và lỗ bịt tạo thành xương hông (os coxae).

Về mặt giải phẫu học, chúng ta sẽ mô tả các xương đó như là một xương: xương chậu với hai mặt và bốn bờ.

2.2 CÁC MẶT Xương chịu cổ hai mặt ngoài và trong

2.2.1. Matngoki (H.8.3).

Ở giữa là ổ cối acetal tu tai), Phần ổ cối tiếp khớp với xương đùi có hình chữ C mở xuống dưới gọi là diện nguyệt (facia Kanata), Trên xương tươi, diện nguyệt có sụn che phủ, Phần còn lại của ổ cối là hố ổ cối (fossa acetabuli.

Mép của ổ cối nhỏ  nhô lên thành một vành, vành này khuyết ở phía dưới, nơi khuyết gọi là khuyết ổ cối (incisura acetabuli). Trên xương tươi khuyết cổ dây chằng ngang ổ cối.

– Trên ổ cối là mặt ngoài của phần cảnh xương chậu, còn gọi là diện mông (cies latea. Ở đó có ba đường: đường mông trước, sau và dưới (lina glutea anterior, posterior, inferior) chia diện này làm bốn khu. Ba khu trên là nơi bám của các cơ vuông

– Dưới 3 cối là lỗ bịt (brain obtural) được tạo bởi xương ngồi và xương mu. Lỗ bịt do hai vòng cung (một trên, một dưới) tạo thành. Vòng cung này nối tiếp nhau ở phía sau và xa nhau ở phía trước. Nơi hai vòng cung không gặp nhau tạo thành rãnh bịt (sulcus obturatorius), là nơi mạch máu và thần kinh bịt đi qua. Lỗ bịt trên xương tươi được đậy bởi màng bịt ( membranna boturatorius)  

2.2.2. Mặt trong (H.8.4) 

ở giữa là đường cung (linea arcuata), chạy chéo từ sau ra trước và xuống dưới. Đường cung của hai xương chậu phải và trái và một phần xung cùng tạo thành eo chậu trên (apertura pelvis superior). Eo chậu trên chia khung chậu thành hai phần, phía trên là chậu to (pelvis major), phía dưới là chậu bé (pelvis minor).

– Phía trên đường quang là hố chậu (fossa iliaca), cũng là mặt trong phần cánh xuơng cánh chậu. Phía sau hố chậu có một mặt khớp hình vành tai, khớp với xương cùng gọi là diện tai (facia auricularia) Trêu và sau diện tại có lồi củ chậu gồ ghề, là nơi bám của dây chằng cùng lồi chậu (ligamentum scrotuberale).

– Phía dưới đường cung có một diện vuông tương ứng với phần đáy ổ cối.

24, CÁC BỜ

2.3.1. Bờ trên:  còn gọi là màu chậu (crista iliaca), bắt đầu từ gai chậu trước trên (spina iliaca anterior superior) đến gai chậu sau trên (spina iliaca posterior superior)

Trong tư thế đứng, gai chậu trước trên nằm tương ứng với đốt sống cùng 1 và là điểm mốc để đo chiều dài chi dưới. Gai chậu sau trên tương ứng với đốt sống cùng 2, đó cũng là vị trí khớp cùng chậu (articulatio sacroiliaca)

Nơi cao nhất là vào chậu tương ứng với khoảng đốt sống thắt lưng 4, người ta thường dựa vào vị trí của mào chậu để xác định đốt sống thắt lưng 4, trong thủ thuật chọc dò tủy sống.

2.3.2. Bờ dưới: Được tạo thành bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi (H.8.2A).

2.3.3. Bờ trước: Bờ trước lõm, từ trên xuống dưới có:

– Gai chậu trước trên (spina iliaca anterior superior), tiếp theo bằng một khuyết nhỏ cho thần kinh bì đùi ngoài đi qua.

– Gai chậu trước dưới (spina iliaca anterior inferior). – Gò chậu mu (eminetia iliopubica).

– Dưới gò chậu mu có một diện hình tam giác: đỉnh là xương mu, cạnh trước là mào bịt (crista obturatoria), cạnh sau là mào lược xương mu (pectea ossis pubis). Mào lược còn gọi là đường lược xương mu nối tiếp với đường hình cung và là nơi bám của nhiều dây chằng quan trọng của vùng bẹn như: liềm bẹn (falx inguinalis), dây chằng khuyết (ligamentum lacunare), dây chằng lược (ligamentum pectineale), dây chằng bạn phản hồi (ligamentum reflexum).

– Củ mu (tuberculum pubicum) có dây chằng bạn bám.

2.3.4. Bờ sau: cũng có nhiều chỗ lồi lõm, từ trên xuống dưới có: – Gai chậu sau trên (spina iliaca posterior superior). – Gai chậu sau dưới (spina iliaca posterior inferior). – Khuyết ngồi lớn (incisura ischiadica major) có cơ hình lê đi qua. – Gại ngồi (spina ischiadica) có cơ sinh đôi và dây chằng cùng hông bám. – Khuyết ngồi nhỏ (incisura ischiadica minor).

U ngồi (tuber ischiadicum) là nơi nối thân với ngành xương ngồi. Ụ ngồi là nơi chịu hoàn toàn sức nặng của cơ thể trong tư thế ngồi.

3. KHUNG CHẬU (pelois)

Khung chậu được tạo thành bởi bốn xương: hai xương chậu, xương cùng và xương cụt. Mặt phẳng đi qua đường cung (linea arcuata) của xương cánh chậu, mào lược xương mu (pecten assis pubis) và ụ nhô (promontorium) của xương cùng gọi là eo chậu trên (apertura pelois [pelica] superior) và các đường này gọi là đường tận cùng (linea terminalis). Eo chậu trên chia khung chậu thành hai phần: phía trên là chậu to (pelois major) (còn gọi là đại khung), và phía dưới là chậu bé (pelois minor) (còn gọi là khung chậu thực hay tiểu khung). Eo chậu dưới (apertura pelois [Deloica] inferior) của khung chậu có giới hạn phía ngoài (ở mỗi bên) là gai ngồi, phía sau là đỉnh xương cụt và phía trước là bờ dưới khớp vệ và ngành dưới xương mu. Giới hạn giữa eo chậu trên và eo chậu dưới là khoang chậu (cavitas pelois) còn gọi là eo “giữa”. Hai ngành dưới của hai xương mu tạo thành một góc: ở nam gọi là góc hạ vệ (angulus subpubicus) và ở nữ gọi là vòm vệ (arcus pubis). Các eo chậu có các đường kính trước sau (diameter conjungata), đường kính ngang (diameter transversa) và đường kính chéo (diameter oblique). Các đường kính này có thể đo gián tiếp qua chụp X-quang khung chậu. Đường kính trước sau của eo trên là đường nối từ ụ nhô của xương cùng đến bờ trên khớp vệ, và đường kính trước sau của eo dưới là đường nối từ đỉnh của xương cụt đến bờ dưới của khớp vệ. Đường nối hai trung điểm của hai đường kính trước sau của eo trên và eo dưới và chạy song song với mặt chậu hông (facies peloina) của xương cùng và xương cụt là trục của xương chậu (axis pelois).

Khung chậu chứa các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ niệu dục, các mạch máu lớn và thần kinh. Hình dáng và kích thước của khung chậu phụ thuộc vào giới tính và vóc dáng của từng cá nhân. Vì liên quan mật thiết với chức năng sinh sản nên khung chậu nữ có những đặc điểm khác biệt với khung chậu nam.

Nhìn chung, xương chậu là một xương vững chắc, quan trọng về phương diện sản khoa. Xương ít bị chấn thương và khi có chấn thương thường là do chấn thương rất mạnh, có kèm theo tổn thương cơ quan ở chậu bé.

Xương đùi

(Femur)

Xương đùi (femur) là một xương chẵn, dài và nặng nhất của cơ thể, nối hông với cẳng chân.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương đứng thẳng. – Đầu tròn lên trên. – Mặt khớp của đầu tròn hướng vào trong. – Bộ dầy của thân xương ra phía sau.

Đó là vị trí giải phẫu của xương đùi, ở vị trí này trục của thân xương nghiêng lên trên và ra ngoài. Trục này hợp với trục chuyển động của xương đùi (trục nối trung tâm đầu tròn ở trên và trung tâm đầu rộng ở dưới) một góc khoảng 10° (H.8.1).

  1. MÔ TẢ

2.1. THÂN XƯƠNG (corpus femoris). | Nhìn từ trước ra sau, thân xương thẳng. Nhìn ngang, thân xương cong lồi ra trước (H.8.5).

2.1.1. Các mặt. Xương có ba mặt trước, ngoài và trong. Cả ba mặt đều lồi và được phủ bằng cơ nên không sờ thấy dưới da.

2.1.2. Các bờ. Xương có ba bờ :

+ Bờ trong và bờ ngoài không rõ nét lắm.

+ Bờ sau lồi, gọi là đường ráp (linea aspera), Đường sáp có hai mép : mép ngoài (labium laterale) và mép trong (labium mediale), giữa hai mép có lỗ cho động mạch nuôi xương.

Ở đầu trên thân xương :

* Mép ngoài chạy về phía mấu chuyển to (trochanter major) và ngừng lại ở lồi củ cơ mông (tuberositas glutea) nơi cơ mông bám vào. Khi lồi củ cơ mông lộ rõ thì gọi là mấu chuyển thứ ba (trochanter tertius) (chiếm tỉ lệ 15% ở người Việt Nam). | * Mép trong chạy xoắn quanh mấu chuyển bé (trochanter minor) và liên tiếp với đường gian mấu (linea intertrochanterica). ” * Ngoài ra còn có một đường thứ ba đi từ đường ráp đến mấu chuyển bé gọi là đường lược (linea pectinea) có cơ lược bám vào.

Ở đầu dưới thân xương : * Mép ngoài chạy xuống dưới về phía mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis).

* Mép trong chạy về phía mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialis) và dừng ở củ cơ khép (tuberculum adductorium) nơi cơ khép lớn bám vào. Hai mép này giới hạn một khoảng | hình tam giác gọi là diện kheo (facies poplitea).

2.2. ĐẦU TRÊN Gồm bốn phần : chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.

2.2.1. Chỏm đùi (caput femoris). Hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước. Trên xương tươi, chỏm có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi (fooea capitis femoris) là nơi dây chằng chỏm đùi bám (ligamentum capitis femoris). Chỏm tiếp khớp với diện nguyệt của xương chậu.

2.2.2. Cổ đùi (collum femoris). Cổ nối chỏm với hai mấu chuyển. Cô hình trụ mà mặt đáy hơi bầu dục. Cổ nghiêng lên trên và vào trong.

Trục cổ hợp với trục thân xương đùi một góc khoảng 130° (nam lớn hơn nữ) gọi là góc nghiêng hay góc cổ thân (H.8.6). Chính góc nghiêng này giúp cho xương đùi hoạt động dễ dàng quanh khớp hông. Tuy nhiên về mặt lý thuyết nếu so với trường hợp cổ thẳng hàng với chân, góc nghiêng như vậy làm cho xương đùi kém vững chắc. Để bù cho thiếu sót này đầu trên

xương đùi có một cấu trúc đặc biệt (H.8.7):

– Lớp vỏ xương đặc ở thân xương lên đến tận cổ khớp ở phía trong, còn ở phía ngoài tuy lớp vỏ xương đặc dừng lại ở mấu chuyển to nhưng được tăng cường bằng một lớp vỏ xương đặc trên cổ.

– Ở chỏm, xương xếp thành nan quạt tụ lại ở phần vỏ xương đặc của cổ và từ đó tiếp nối với đường ráp. Đó là hệ thống quạt chân đế.

– Giữa cổ và mấu chuyển có một hệ thống cung nhọn mà chân của cung tựa vào vỏ xương đặc ở thân xương và đỉnh cung hướng lên trên. Riêng cung ngoài các thớ đến tận chỏm đùi, giúp chỏm thêm vững mạnh.

Giữa hai hệ thống này có một chỗ yếu ở cổ, là nơi xương dễ gẫy.

Ngoài góc nghiêng, cổ xương đùi còn có góc ngã trước khoảng 30°. Góc này hợp bởi trục của cổ và mặt phẳng qua hai lồi cầu và thân xương. Do góc này mà khi ta đặt xương đùi lên bàn, ta thấy đầu trên xương ngóc khỏi mặt bàn (H.8.8).

Hình 8.8 : Góc ngã

Tất cả các thay đổi về góc nghiêng và góc ngã trước đều chứng tỏ tình trạng bất thường của xương đùi.

2.2.3. Mấu chuyển lớn (trochanter major) : Là nơi bám của khối cơ xoay đùi. Mặt ngoài của mấu chuyển lớn có thể sờ được ngay dưới da. Mặt trong mấu chuyển lớn có hố mấu chuyển (fossa trochanterica) là nơi bám của cơ bịt ngoài.

Phía trước mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bởi đường gian mấu (linea intertrochanterica). Phía sau mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bởi mào gian mấu (crista intertrochanterica). 2.2.4. Mấu chuyển bé (trochanter minor) : Ở dưới cổ đùi, mặt sau và trong xương đùi.

2.3. ĐẦU DƯỚI

Đầu dưới xương đùi tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong (condylus medialis) và lồi cầu ngoài (condylus lateralis).

Hai lồi cầu nối nhau ở phía trước bởi diện bánh chè (facies patellaris), nơi tiếp khớp với xương bánh chè. Diện bánh chè có một rãnh ở giữa, chia diện này làm hai phần, phần ngoài rộng hơn phần trong.

Phía sau, giữa hai lồi cầu có hố gian lồi cầu (fossa intercondylaris). Hố gian lồi cầu ngăn cách với diện kheo phía trên bởi đường gian lồi cầu (linea intercondylaris).

Mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis), mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialis) và củ cơ khép (tuberculum adductorium).

Mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis), mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialis) và củ cơ khép (tuberculum adductorium).

Nhìn chung, xương đùi là xương chịu sức nặng của cơ thể khi đi đứng di chuyển, vì vậy xương đùi có cấu trúc đặc biệt để vừa nhẹ vừa chắc chắn.

Về bề dài, xương đùi người Việt Nam chỉ bằng 4/5 xương đùi của người Pháp. Khi xương đùi để trên một mặt phẳng, và nếu đo từ mấu chuyển to xuống dưới, xương đùi người Việt Nam đo 38 cm (người Pháp 47,6) về bề dày, xương người Việt Nam cũng khỏe bằng : biểu thị là đoạn

dưới mấu chuyển thì dẹt (chỉ số dẹt là 47,54), đoạn giữa thì lồi ở phía sau (chỉ số cột là 101,5). Mấu chuyển thứ 3 được thấy trong 15% và hố dưới mấu thấy trong 21%.

XƯƠNG BÁNH CHÈ

(patella)

A. NHÌN TRÊN

1. NHÌN TRÊN

Xương bánh chè (patella) là một xương hình tam giác hơi tròn, nằm trước đầu dưới xương đùi như một cái mũ bảo vệ khớp gối. Xương bánh chè được coi như một xương vừng lớn nhất cơ thể và sờ được dễ dàng qua da.

Đáy

Diện khớp ngoài

1. ĐỊNH HƯỚNG

– Đặt đầu nhìn xuống dưới.

– Mặt có hai diện khớp ra sau.

– Phần diện khớp rộng hơn ra ngoài.

2. MÔ TẢ

2.1. CÁC MẶT (H.8.9). Xương có hai mặt trước và sau.

– Mặt trước (facies anterior) : lồi, xù xì, là nơi bám của cơ tứ đầu đùi, một cơ rất quan trọng cho động tác duỗi gối. Vì vậy, nếu mất đi xương bánh chè, cơ tứ đầu đùi mất đi nơi tựa vững chắc và làm động tác duỗi gối yếu đi.

– Mặt sau hay mặt khớp (facies articularis) : diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và khớp với diện bánh chè xương đùi. Có một gờ chia diện khớp này làm hai phần : phần ngoài rộng hơn phần trong.

2.2. BỜ. Xương là hai bờ trong, ngoài, một nền (basis patellae) ở trên và một đỉnh (apex | patellae) ở dưới là nơi bám của các thành phần cơ tứ đầu đùi.

Nhìn chung xương bánh chè được bọc trong cơ tứ đầu đùi, cho nên nó được coi như một xương vừng nội gân. Đó là một xương quan trọng cho động tác duỗi gối.

XƯƠNG CHÀY

(tibia)

Xương chày (tibia) là một xương dài, chẳn, tiếp khớp với xương đùi và là nơi chịu phần lớn sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương đứng thẳng. – Đầu nhỏ xuống dưới. – Mấu của đầu nhỏ vào trong.

– Bờ sắc rõ, ra trước.

2. MÔ TẢ

2.1. THÂN (corpus tibiae).

Nhìn từ trước ra sau xương chày thắng, nhìn ngang thấy xương cong và lồi ra trước, nhìn từ trên xuống dưới thấy đầu trên bị vặn vào trong. Góc hợp bởi đường nối hai lồi cầu ở trên và hai mắt cá ở đầu dưới khoảng 20°.

2.1.1. Các mặt – Mặt trong (facies medialis) phẳng, ở ngay dưới da.

– Mặt ngoài (facies lateralis) lõm : khi tới đầu dưới, mặt ngoài vòng ra thành mặt trước (H.8.10).

– Mặt sau (facies posterior) ở trên có một gờ chạy chếch xuống dưới, từ ngoài vào trong gọi là đường cơ dép (linea m. solei), có cơ dép bám vào (H.8.11).

2.1.2. Các bờ

– Bờ trước (margo anterior) rõ, từ lỗi củ chày (tuberositas tibiae) (ở phía trên) đến bờ trước mắt cá trong (maleolus medialis) (ở phía dưới). Lồi củ chày là nơi bám của dây chằng bánh chè lig- patella). Bờ trước và mặt trong thân xương nằm ngay dưới da, do đó rất dễ bị chấn thương khi va chạm mạnh.

– Bờ gian cốt (margo interosseus) ở phía ngoài, mỏng và rõ, có màng gian cốt bám vào. Ở phía dưới, bờ gian cốt ôm lấy một khoảng hình tam giác gọi là khuyết mác (incisura fibularis).

– Bờ trong margo medialis) không rõ ràng lắm. 2.2. ĐẦU TRÊN (H.8.12). Đầu trên loe rộng để đỡ lấy đầu dưới xương đùi. Đầu trên gồm: – Lỗi cầu trong (condylus medialis) và lồi cầu ngoài (condylus lateralis). Lối cầu ngoài lồi

hơn lồi cầu trong. Hai lồi cầu đều có thể sờ được dưới da. Phía sau ngoài và dưới lồi cầu ngoài có diện khớp mác (facies articularis fibularis) tiếp xúc với đầu trên xương mác.

– Diện khớp trên (facies articularis superior) nằm ở mặt trên của hai lồi cầu và tiếp khớp với lồi cầu xương đùi. Diện khớp trong lõm và dài hơn diện khớp ngoài.

– Hại diện khớp trên cách nhau bởi gò gian lồi cầu (eminentia intercondylaris), vùng gian lồi cầu trước (area intercondylare anterior) và vùng gian lồi cầu sau (area intercondylare posterior). Ở gò gian lồi cầu có hai củ gian lồi cầu trong và ngoài (tuberculum intercondylare mediale, laterale) nhô lên.

– Mặt trước : Hai lồi cầu có khoảng tam giác mà đỉnh tam giác gồ ghề và nằm ngay dưới da, đó là lỗi củ chày (tuberositas tibiae) nơi dây chằng bánh chè bám vào.

2.3. ĐẦU DƯỚI

Nhỏ hơn đầu trên. Phần trong đầu dưới xương thấp tạo thành mắt cá trong (malleolus medialis), nằm ngay dưới da. Mặt ngoài mắt cá trong có diện khớp mắt cá (facies articularis malleoli)) tiếp xúc với diện mắt cá trong của ròng rọc xương sên.

Diện khớp mắt cá thẳng góc với diện khớp dưới (facies articularis inferior) ở đầu dưới xương chày. Diện khớp dưới tiếp khớp với diện trên (facies superior) của ròng rọc xương sên.

Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác (incisura fibularis) là nơi xương chày tiếp xúc với đầu dưới xương mác (H.8.11).

Nhìn chung, xương chày là xương chịu sức nặng ở vùng cẳng chân, xương lại có bờ trước và mặt trong nằm ngay dưới da nên rất dễ bị tổn thương. Hơn thế nữa, nơi này không được cơ che phủ nên khi tổn thương hay khi phẫu thuật, xương rất lâu lành.

Xương chày của người Việt Nam dài 33,6 cm (không kể củ gian lồi cầu của xương), xương của người Pháp đo 38 cm. Rất dẹt ngang (chỉ số, ở ngang mực lỗ nuôi xương, là 69,5). Điểm này tỏ rõ là cơ cẳng chân sau của người Việt Nam rất to, nghĩa là xương chày của người Việt Nam tuy ngắn hơn xương của người Pháp, nhưng mạnh hơn. Người Việt Nam hay ngồi xổm hay ngồi bắt chân chữ ngũ, nên xương chày bị cong nhiều ra sau ở đầu trên (Góc xiên : đo được 11° và góc ra sau đó được 16°); diện khớp ngoài của đầu trên bị lồi và ở bờ trước của đầu dưới xương chày có nhiều diện khớp phụ cũng như ở cổ xương sên (vì hai xương này cọ sát vào nhau, khi ngồi xổm).

XƯƠNG MÁC

(fibula)

Xương mác (fibula) là xương dài, chăn, mảnh, nằm ngoài cẳng chân, song song với xương chày.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đặt xương đứng thẳng – Đầu dẹp, nhìn xuống dưới. – Hố của đầu này ở phía sau. – Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài.

2. MÔ TẢ

2.1. THÂN XƯƠNG (corpus fibulae) (H.8.13)

Thân xương có các mặt, các bờ tương tự như xương chày, nhưng ở dưới xương bị xoắn từ sau vào trong.

2.1.1. Các bờ Xương có ba bờ :

– Bờ trước (margo anterior) mỏng, sắc, ở dưới bờ trước đi ra ngoài và chia đôi ôm lấy mắt cá ngoài. – – Bờ gian cốt (margo interosseus) ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.

– Bờ sau (margo posterior) tròn, thật ra bờ sau chỉ rõ 1/4 dưới, còn 3/4 trên bờ sau nằm ở phía ngoài hơn phía sau (vì vậy có tác giả gọi bờ này là bờ ngoài).

2.1.2. Các mặt – Mặt ngoài (facies anterior): nằm giữa hai bờ trước và sau. – Mặt trong (faies medialis) : nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt. – Mặt sau (facies posterior): nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau.

Ở mặt sau có mào trong (crista medialis) đi từ chỏm mác đến bờ gian cốt ở đoạn 1/4 dưới.

Ở 1/4 dưới do xương vị vặn xoắn, bờ gian cốt biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một mặt duy nhất (H.8.14).

2.2. ĐẦU TRÊN .

Còn được gọi là chỏm mác (caput fibulae). Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác (facies articularis capitis fibulae) tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra sau diện khớp có đỉnh chỏm mác (apex capitis fibulae) có thể sờ được ngay dưới da.

 2.3 : ĐẦU DƯỚI dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt cá ngoài (malleolus lateralis) lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.

 Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá facies articularis malleoli) tiếp xúc với diện mắt cá ngoài của ròng rọc sên. Hai diện khớp mắt cá của xương mác và xương chày tạo thành gọng kìm giữ các xương cổ chân.

Phía sau diện khớp mắt cá có hố mắt cá ngoài (fossa malleoli lateralis) để cho dây chằng mác sên ligamentum talofibulare) bám vào.

Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn nhưng do ít chịu sức nặng nên ít khi gẫy đơn thuần mà thường chỉ gẫy kèm sau khi gẫy xương chày. Gẫy xương mác kém quan trọng, trừ trường hợp gẫy ở mắt cá ngoài làm cho cổ chân mất đi gọng kìm.

CÁC XƯƠNG BÀN CHÂN

Xương bàn chân gồm có khối xương cổ chân (ossa tarsi), khối xương đốt bàn chân (metatarsus) và các xương đốt ngón chân (ossa digitorum pedis).

Các xương này liên kết với nhau rất chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong sự đi đứng, di chuyển.

I. MÔ TẢ 1.1. XƯƠNG CỔ CHÂN (ossa tarsi) (H.8.16, H.8.17, H.8.18, H.8.19).

Gồm bảy xương, xếp thành hai hàng trước và sau :

– Hàng sau có hai xương là sên và gót.

– Hàng trước có năm xương là ghe, hộp và ba xương chìm trong, giữa, ngoài.

1.1.1. Xương sên (talus). Hình con sên, có ba phần : chỏm sên (caput tali), cổ sên (collum | tali) và thân sên (corpus tali). Được xem như một hình hộp sáu mặt :

– Mặt trên : khớp với xương chày, mác qua ròng rọc sên (trochlea tali) có ba diện khớp : diện trên (facies superior), diện mắt cá trong facies malleolaris medialis), diện mắt cá ngoài (facies malleolaris lateralis).

– Mặt bên : mỗi bên là diện mắt cá trong hoặc ngoài. Mặt ngoài có mỏm ngoài xương sên (processus lateralis tali).

– Mặt sau : hẹp, có mỏm sau xương sên (processus posterior tali), một rãnh nằm ngang là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài (sulcus tend. m. flex.hall. longi), hai bên rãnh có củ ngoài và trong (tuberculum laterale et mediale).

1.1.2. Xương gót (calcaneus) (H.8.21, H.8.22) là xương to nhất ở cổ chân, phía dưới xương sên và sau xương hộp. Có sáu mặt :

– Mặt trên : có một lồi hình bầu dục mạng diện khớp sên sau (facies articularis talaris posterior). Phía trước diện khớp này là rãnh gót (sulcus calcanei). Phía trong mặt trên xương có một mỏm lồi ra để nâng đỡ xương sên là mỏm chân đế sên (sustentaculum tali), tại đây có diện khớp sên giữa (facies articularis talaris media), phía trước nó là diện khớp sân trước (facies articularis talaris anterior).

– Mặt dưới : hẹp, lõm từ trước ra sau.

– Mặt ngoài : phía trước có ròng rọc mác (trochea peronealis), phía sau có rãnh gân cơ mác dài (sulcus tendinis m. peronei longi).

– Mặt trong : lõm sâu, phía dưới mỏm chân đế sên là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài (sulcus tendinis m.flexoris hallucis longi).

– Mặt trước : hình vuông có diện khớp hộp (facies articularis cuboidea).

– Mặt sau : lồi, hình bầu dục có củ gót (tuber calcanei) lồi xuống dưới và ra sau tạo nên gót chân. Phía dưới củ gót có mỏm trong củ gót (processus medialis tuberis calcanei) và mỏm ngoài củ gót (processus lateralis tuberiscalcanei)

1.1.3. Xương ghe (os nauiculare). Hình bầu dục dẹp theo hướng trước sau, nằm giữa xương sên và ba xương châm. Có sáu mặt : – Mặt sau : diện khớp với xương sên. – Mặt trong lồi ra thành lồi củ xương ghe (tuberositas assis nauicularis). – Mặt trước : lồi, có ba diện khớp với ba xương châm. – Mặt trên : lồi. – Mặt dưới : gồ ghề. – Mặt ngoài : khớp với xương hộp.

1.1.4. Xương chìm trong, giữa và ngoài (os cuneiforme mediale, intermedium et laterale). Nằm phía trong xương hộp, giữa xương ghe và các xương đốt bàn chân I, II, III.

1.1.5. Xương hộp (os cuboideum). Hình hộp không đều, nằm giữa xương gót và xương bàn chân IV, V. Có sáu mặt :

– Mặt sau : hình vuông khớp với xương gót. – Mặt trước : chia làm hai diện khớp ngoài và trong để khớp với hai xương đốt bàn chân.

– Mặt dưới : phía dưới có rãnh gân cơ mác dài (sucus tend. m. peronei longi), phía sau rãnh là lỗi củ xương hộp (tuberositas assis cuboidei).

– Mặt trên : nằm ngay dưới da. – Mặt ngoài : nhỏ và hẹp. – Mặt trong : có diện khớp với xương châm ngoài và xương ghe.

1.2. XƯƠNG ĐỐT BÀN CHÂN (ossa metatarsalia).

Gồm năm xương đánh số từ 1 đến V, kể từ đốt ngón cái. Mỗi xương có nền (basis), thân (corpus) và chỏm (caput). Xương I và V có lồi củ ở nền (tuberositas assis metatarsalis).

1.3. XƯƠNG ĐỐT NGÓN CHÂN (ossa digitorum pedis).

Mỗi ngón có ba đốt gần, giữa và xa (phalanx proximalis, media et distalis), ở đốt xa có lồi củ đốt ngón chân (tuberositas phalangis distalis), mỗi đốt có ba phần : nền đốt ngón (basis phalangis), thân đốt ngón (corpus phalắngis) và chỏm đốt ngón (caput phalangis).

2. CẤU TẠO BÀN CHÂN

2.1. NHÌN TỪ TRÊN (H.8.15).

Nhìn từ trên các xương bàn chân lồi hẳn từ trước ra sau và từ trong ra ngoài, nơi lồi nhất là ròng rọc sên (trochlea tali), nhìn từ trên ta có thể thấy hầu hết mặt trên các xương bàn chân, trừ xương gót chỉ thấy 1/4 sau mặt trên.

2.2. NHÌN TỪ DƯỚI (H.8.16.).

Bàn chân lõm hẳn ở phía dưới, giới hạn phía sau bởi củ xương gót (tuber calcanei) với hai mỏm củ gót trong và ngoài (processus medialis, lateralis tuberis calcanei). | Nhìn từ dưới lên, xương sên bị cho một phần bởi mỏm chân đế sên (sustentaculum tali). Mỏm chân đế sên cách để gót bởi một rãnh : rãnh gân gấp ngón cái dài (sulcus tend. m.flex. hall. long).

Cạnh ngoài xương hộp và cạnh trong xương ghe lồi hẳn lên thành lồi củ xương ghe (tuberositas osis nauicularis) và lồi xương hộp (tuberositas ossis cuboidei). Củ xương ghe là nơi bám của cơ chày sau (m. tibialis posterior). Trước lồi xương hộp có rãnh gân cơ mác dài (sulcus tend.m. peronei longi).

2.3. NHÌN TỪ TRONG (H.8.17).

Cạnh trong bàn chân cong như một vòm, gọi là vòm dọc bàn chân, phần trong (arcus pedis longitudinalis, pars medialis), được tạo bởi xương gót, xương sên, xương ghe, ba xương | chêm, xương bàn chân I, II, III.

Đỉnh vòm là xương sên, chân vòm là mỏm trong củ gót và chỏm xương đốt bàn chân I, đó chính là nơi tựa của bàn chân xuống đất.

2.4. NHÌN TỪ NGOÀI (H.8.18).

Tương tự cạnh trong, cạnh ngoài có vòm dọc bàn chân, phần ngoài (arcus pedis longitudinalis, pars lateralis). Phần ngoài vòm dọc được tạo bởi xương gót, xương hộp và hai xương bàn chân IV, V. Chân vòm, nơi bàn chân tựa xuống đất là mỏm củ gót ngoài và chỏm xương đốt bàn chân V.

Phần trong vòm dọc trong lõm hơn phần ngoài vòm dọc ngoài rất nhiều nên dẻo dai hơn và là nơi chịu sức nặng của cơ thể khi chạy nhảy, di chuyển, trong khi vòm dọc ngoài là nơi chịu sức nặng khi đứng.

Ở loài linh trưởng dù đi lại hay đứng yên, sức nặng đều ở phần ngoài vòm dọc, do ở loài này ngón chân không cố định mà còn đảm nhận động tác đối nên phần trong vòm dọc chưa hình thành.

Trong quá trình tiến hóa của loài người, khi sự biệt hóa chi trên, chi dưới rõ ràng : chi dưới chỉ làm nhiệm vụ di chuyển chứ không cầm nắm, thì phần trong vòm dọc mới dần xuất hiện.

Ngoài ra bàn chân còn có vòm ngang (arcus pedis transversalis) được tạo nên bởi ba xương chêm, xương ghe, xương hộp và năm xương bàn chân. Đỉnh vòm là xương châm giữa và nền xương bàn chân II (H.8.19 và H.8.20).

Vòm ngang làm cho bàn chân thêm dẻo dai trong khi di chuyển đồng thời tạo một máng che chở gân cơ, mạch máu và thần kinh khỏi chịu sức ép khi đi đứng.

Nhìn chung, cấu trúc bàn chân rất thích hợp cho việc đi lại. Các xương cổ chân, xương bàn chân lớn và chắc hơn nhiều so với xương bàn tay để sẵn sàng chịu sức nặng khi di chuyển. Ngược lại các xương đốt ngón tay lại dài hơn và di động hơn các xương đốt ngón chân để dễ dàng trong cầm nắm.

Bàn chân của người Việt Nam, lúc bình thường, nói chung giống như bàn chân của các dân tộc khác. Nhưng có hai đặc tính là.

1. Bàn chân người Việt Nam ngắn và rộng. Dài theo đốt bàn chân I hơn là theo đốt bàn chân II. | 2. Vòm chân thấp, ít khum về bề ngang cũng như bề dọc. Tỷ lệ bẹt tương đối cao (29% đối với người mang và gánh nặng từ thuở bé và hay đi đất). Trung bình chân bẹt là 3,9% (nghiên cứu trên hơn 20.000 người).

Ngoài ra, ta còn thấy nhiều người, nhất là các cụ già ở nông thôn, có bàn chân Giao Chỉ, mà ngón chân cái choải vào trong Chiếm có ở người Châu Âu).

– Về vòm ngang, cũng giống như người Âu.

– Về vòm dọc, trước sau) bàn chân Việt Nam cong ít hơn. – Xương sên ngắn và thấp hơn, chỏm nhìn vào trong nhiều hơn. Xương gót cũng vậy. Xương gót người Việt Nam nghiêng trên đất độ 8° (16° ở người Âu). Nói chung, bàn chân người Việt Nam còn giữ nhiều đặc tính của bàn chân Giao Chỉ. Nguyên nhân là do người Việt Nam xưa kia ngay từ lúc nhỏ, đã phải gánh và mang nặng, phải đi đất trên các đường ruộng trơn, ngón chân I choải vào trong, các ngón khác xòe và quặp xuống đất để khỏi trơn ngã. Bàn chân Giao Chỉ còn thấy ở một vài nước mà người dân lao động và sinh sống cũng như ta, ví dụ như ở Inđônêxia hay ở Borneo.

KHỚP HÔNG Khớp hông (articulatio coxae) là khớp chỏm lớn nhất của cơ thể.

1. MẶT KHỚP

1.1. Ố CỐI (xem bài Xương chậu). 1.2. CHỎM XƯƠNG ĐÙI (xem bài Xương đùi). Chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt. Advertisement

1.3. SỤN VIÊN Ổ CỐI (labrum acetabulare) là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cối. Vành này lõm và nhắn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chẳng ngang (ligamentum transpersum acetabuli). Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối thêm sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm đùi.

KHỚP HÔNG

Khớp hông (articulatio corae) là khớp chỏm lớn nhất của cơ thể.

1. MẶT KHỚP

1.1. Ổ CỐI (xem bài Xương chậu). 1.2. CHỎM XƯƠNG ĐÙI (xem bài Xương đùi). Chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt.

1.3. SỤN VIỀN Ổ CỐI (labrum acetabulare) là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cối. Vành này lõm và nhắn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng ngang (Ligamentum transversum acetabuli). Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối thêm sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm đùi.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis).

Là một bao sợi dày chắc. – Về phía xương chậu, bao khớp bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối.

– Về phía xương đùi : ở phía trước, bao khớp bám vào đường gian mấu, ở phía sau bám cách mào gian mấu 1 cm. Như vậy có 1/3 ngoài của mặt sau cổ xương đùi không nằm trong bao

khớp.

Mặt ngoài bao khớp có vài nơi dày lên thành các dây chằng ngoài bao khớp 2.2. CÁC DÂY CHẰNG NGOÀI BAO KHỚP (H.8.23, 8.24).

2.2.1. Dây chằng chậu đùi (ligamentum iliofemorale) (H.8.23) ở mặt trên và trước bao khớp là dây chằng rộng, dài và khỏe nhất của khớp hông.

Ở xương chậu, dây chằng bám vào gai chậu trước dưới và cơ thẳng đùi. Ở xương đùi, bám vào đường gian mấu. Do đó, dây chằng có hình tam giác mà các thở dày lên ở hai bờ.

| 2.2.2. Dây chằng mu đùi (ligamentum pubofemorale) mảnh mai, ở mặt dưới bao khớp. Một đầu bám vào cành trên xương mu, khuyết ổ cối, đầu còn lại bám vào đoạn dưới đường gian mấu.

| Dây chằng mu đùi tạo với hai thớ sợi dày của dây chằng chậu đại thành hình chữ Z. Giữa cạnh chéo và cạnh dưới của chữ Z, đôi khi có lỗ hở và bao hoạt dịch cơ thắt lưng chậu có thể đi qua thông với khớp hông. | 2.2.3. Dây chằng ngồi đùi (ligamentum ischiofemorale) (H.8.24).

Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to.

2.2.4. Dây chằng vòng (zona orbicularis) là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngồi đùi. Những thớ sợi này bao quanh mặt sau cổ xương đùi.

2.3. DÂY CHẰNG TRONG BÁO KHỚP.

Dây chằng chỏm đùi (ligamentum capitis femoris) (H.8.25). Bám từ hố chỏm đùi đến khuyết ổ cối. Dây chằng này ít quan trọng trong việc nối chỏm đùi vào ổ cối.

Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn ở mặt sau, do đó khớp hông thường trật ra sau. Hơn thế nữa khi đùi ở tư thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa ổ cối và càng làm cho khớp trật dễ dàng.

3. BAO HOẠT DỊCH

Là một màng phủ mặt trong bao khớp.

Về phía xương chậu bao hoạt dịch lót ở mép trong diện bán nguyệt, hố ổ cối, dây chằng ngang, bờ trong ổ cối. Sau đó bao vòng lên cổ khớp xương đùi rồi dính vào sụn của chỏm đùi. Từ sụn của chỏm đùi, bao hoạt dịch tiếp tục bọc quanh dây chằng chỏm đùi và trở lại hố ổ cối.

Như vậy dây chằng chỏm đùi là dây chằng trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch chứa một chất nhầy gọi là hoạt dịch, giúp cho khớp hoạt động dễ dàng.

4. ĐỘNG TÁC

Khớp hông tuy không linh hoạt bằng khớp vai nhưng cũng có nhiều động tác giúp bảo đảm chức năng đi lại, chạy nhảy như gấp (khi gối duỗi 80°, khi gối gấp 130°), duỗi 15°, dạng 45°, khép 30°, xoay ngoài 45°, xoay trong 30° và quay vòng.

KHỚP GỐI

Khớp gối (articulatio genus) là khớp phức hợp của cơ thể, gồm hai khớp : – Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu. – Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng.

1. MẶT KHỚP

1.1. LỒI CẦU TRONG VÀ LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG ĐÙI (xem bài Xương đùi). 1.2. DIỆN KHỚP TRÊN XƯƠNG CHÀY (xem bài Xương chày). 1.3. DIỆN KHỚP XƯƠNG BÁNH CHÈ (xem bài Xương bánh chè). 1.4. SỤN CHÊM TRONG VÀ NGOÀI (meniscus medialis, lateralis) (H.8.26).

Là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu rộng và trơn láng.

Sụn chêm ngoài hình chữ 0, sụn chêm trong hình chữ C..

Hai sụn chêm nối nhau bởi dây chằng ngang gối (ligamentum transpersum genus) và dính vào xương chày bởi các dây chằng, do đó nó dễ dàng di chuyển khi khớp cử động. Nó trượt ra sau khi gối gấp và ra trước khi gối duỗi.

Trong động tác duỗi gối quá mạnh khi cẳng chân đang ở tư thế xoay ngoài hay xoay trong, sụn chêm có thể bị tổn thương. Sụn chêm ít có mạch máu nuôi nên khi tổn thương khó hồi phục và có thể trở thành một vật chèn không cho khớp gối hoạt động. 2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis)

Bao khớp gối mỏng, về phía xương đùi bao khớp bám trên diện ròng rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu. Về phía xương chày bao khớp bám ở phía dưới hai diện khớp. Phía trước, bao khớp bám vào các bờ của xương bánh chè và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía ngoài, bao khớp bám vào sụn chêm.

2.2. CÁC DÂY CHẰNG. Khớp gối có bốn hệ thống dây chằng.

– Dây chằng trước : gồm dây chằng bánh chè (ligamentum patellae) và mạc giữ bánh chè trong và ngoài (retinaculum patellae mediale, laterale) (H.8.27).

– Dây chằng sau : gồm dây chằng kheo chéo (Cigamentum politeum obliquum), dây chằng kheo cung (ligamentum politeum arcuatus) (H.8.28).

– Dây chằng bên : gồm dây chằng bên chày và bên mác (ligamentum collaterale tibiale, ligamentum collaterale fibulare) (H.8.29).

– Dây chằng chéo : gồm dây chằng chéo trước và chéo sau (ligamentum cruciatum anterius, posterius). (H. 8.29).

Hai dây chằng bên chày và bên mác rất chắc và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp khỏi trật ra ngoài hay vào trong.

Hai dây chằng chéo bắt chéo nhau thành hình chữ X; ngoài ra, dây chằng chéo trước còn bắt chéo dây chằng bên mác, và dây chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày.

Hai dây chằng chéo rất chắc và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp gối khỏi trật theo chiều trước sau. Đứt một trong hai dây chằng này, khi khám khớp gối ta sẽ có dấu hiệu ngăn kéo.

3. BAO HOẠT DỊCH

Bao hoạt dịch khớp gối khá phức tạp. Nó lót bên trong bao khớp và cũng như bao khớp, | bao hoạt dịch bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch,

Ở phía trên, bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè (bursa supranatellaris). Ngoài ra, quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.

Tóm lại, khớp gối được coi như hai khớp lồi cầu. Mỗi khớp gồm một lồi cầu của xương đùi, một diện khớp của xương chày. Khớp được giữ cho khỏi trật sang bên bởi dây chằng bên và khỏi trật ra trước hay ra sau bởi dây chằng chéo.

KHỚP CHÀY MÁC

Xương chày và xương mác tiếp khớp với nhau bởi hai khớp :

– Khớp động chày mác (articulatio tibiofibularis) ở đầu trên.

– Khớp sợi chảy mác (syndesmosis tibiofibularis) ở đầu dưới. Ngoài hai khớp, xương chày và xương mác còn nối với nhau bởi màng gian cốt.

1. KHỚP ĐỘNG CHÀY MÁC (articulatio tibio fibularis).

Gồm hai diện khớp : diện khớp mác của xương chày (xem bài Xương chày) và diện khớ chỏm xương mác (xem bài Xương mác). Cả hai diện khớp đều có sụn che phủ.

Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và chỏm má sau (lig. capitis fibulae anterius et posterius) (H.8.29).

2. KHỚP SỢI CHÀY MÁC (syndesmosis tibio fibularis).

Gồm hai diện khớp : khuyết mác (xương chày) và một diện lồi ở mặt trong mắt cá ngoài.

Hại diện khớp này được gắn nhau chặt chẽ bởi hai dây chằng chày mác trước và chảy máu sau (lig. tibiofibulare anterius, posterius) (H.8.30, 8.31).

Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít di động.

CÁC KHỚP BÀN CHÂN

(articulationes pedis) 1. KHỚP CỔ CHÂN (sên – cẳng chân) (articulatio talocruralis). Là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương chày, xương mác.

1.1. MẶT KHỚP. 1.1.1. Diện khớp dưới xương chày (xem bài Xương chày).

1.1.2. Diện khớp mắt cá xương chày (xem bài Xương chày).

1.1.3. Diên khớp mắt cá xương mác (xem bài Xương mác). 1.1.4. Ròng rọc xương sên (trochlea tali). Với ba diện: – Diện trên khớp với diện dưới xương chày. – Diện mắt cá trong tiếp khớp với diện mắt cá xương chày. – Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác. Ba diện khớp của xương chày và mác tạo thành một hố mộng ôm lấy mộng là ròng rọc sên. 1.2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP (H.8.30, 8.31, 8.32). 1.2.1. Bao khớp : bám ở chu vi các diện khớp và dày lên ở hai bên thành các dây chằng.

1.2.2. Các dây chằng bên ngoài : gồm có dây chằng mác sên trước, sau (lig. tatofibulare anterior, posterior) và dây chằng mác gót (Cigamentum calcaneofibulare).

1.2.3. Dây chằng bên trong : dây chằng đenta (liga mediale, lig. deltoideum).

2. CÁC KHỚP GIAN CỔ CHÂN (articulationes intertargeae).

Gồm có :

– Khớp dưới sên (articulatio subtalaris) nối xương sên với xương gót.

– Khớp gót-sên-ghe (articulatio talocalcaneonauicularis). – Khớp gót hộp (articulatio calcaneocuboidea). – Khớp chớm ghe (articulatio cuneonauicularis).

Phần khớp gót ghe của khớp gót-san-ghe và khớp gót hộp còn được gọi là khớp ngang có chân (articulatio tarsi transversa).

3. CÁC KHỚP CỔ BÀN CHÂN (articulationes tarsometatarsae).

Từ khóa » Gò Gian Lồi Cầu