Bai 7: Ảnh Hưởng Của Môi Trường đến Sự Biểu Hiện Kiểu Gen

DI TRUYỀN học
  • Giới thiệu
  • Hệ thống bài học
    • Bài 1: Quy luật phân li
    • Bài 2: Quy luật phân li độc lập
    • Bài 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen
    • Bài 4: Di truyền liên kết
    • Bài 5: Di truyền liên kết với giới tính
    • Bài 6: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
    • Bai 7: Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu gen
  • Củng cố - Luyện tập
    • Bài 1: Quy luật phân li >
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 1
      • Trắc nghiệm 1
    • Bai 2: Quy luật phân li độc lập >
      • Phương pháp giải bài tập 2
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 2
      • Trắc nghiệm 2
    • Bài 3: Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen >
      • Phương pháp giải bài tập 3
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 3
      • Trắc nghiệm 3
    • Bài 4: Di truyền liên kết >
      • Phương pháp giải bài tập 4
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 4
      • Trắc nghiệm 4
    • Bài 5: Di truyền liên kết với giới tính >
      • Phương pháp giải bài tập 5
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 5
      • Trắc nghiệm 5
    • Bài 6: Di truyền ngoài nhiễm sắc thể >
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 6
      • Trắc nghiệm 6
    • Bài 7: Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu gen >
      • Câu hỏi - Bài tập tự luận 7
      • Trắc nghiệm 7
  • Ôn tập chương II
    • Câu hỏi - Bài tập tự luận
    • Trắc nghiệm
BÀI 7. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN KIỂU GENPHẦN I. MỤC TIÊU1. Kiến thức :- Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình.- Trình bày được khái niệm và những tính chất của thường biến. - Trình bày được khái niệm mức phản ứng, vai trò của kiểu gen và môi trường đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tư duy, quan sát, phân tích, khái quát hóa.3. Thái độ : - Vận dụng kiến thức học được để giải thích các hiện tượng trong thực tế.- Vận dụng kiến thức vào công tác giống để nâng cao năng suất PHẦN II. NỘI DUNG BÀI HỌC I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN - KIỂU HÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG. 1. Thí nghiệm: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis) * PT/C: Hoa đỏ x Hoa trắng F1: Toàn đỏ F2: 3 đỏ : 1 trắng => Tính trạng này do 1 cặp gen chi phối, trong đó đỏ là tính trạng trội (A), trắng là tính trạng lặn (a). + Cây hoa đỏ thuần chủng có KG: AA + Cây hoa trắng thuần chủng có KG: aa (1) * TN đối với cây hoa đỏ AA: Picture * Cùng 1 KG nhưng trong các môi trường khác nhau thì có những biểu hiện kiểu hình khác nhau. (2) Từ (1)(2) => Sự biểu hiện 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc môi trường. * TN đối với cây hoa trắng aa: Picture => Kiểu gen khác nhau có khả năng phản ứng khác nhau trước môi trường. Picture 2. Kết luận: - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng - Với cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau cho những kiểu hình khác nhau. - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen. - Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường. - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng. II. THƯỜNG BIẾN. 1. Khái niệm: Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến biển đổi KG. 2. Đặc điểm: - Chỉ biến đổi kiểu hình. - Không biến đổi kiểu gen. - Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định. - Không di truyền được. - Không có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. - Chỉ có giá trị thích nghi. Picture Ví dụ: - Lá cây rau mác trong 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau:+ Môi trường trên cạn: lá có hình mũi mác.+ Môi trường dưới nước: có thêm lá hình bản dài.+ Môi trường chìm trong nước: chỉ có lá hình bản dài. Picture - Thỏ, chồn, cáo ở xứ lạnh:+ Mùa đông: lông trắng, dày.+ Mùa hè: lông vàng , thưa. 3. Ý nghĩa: Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình để tồn tại trước môi trường luôn thay đổi (có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá). III. MỨC PHẢN ỨNG. 1. Khái niệm: - Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG. (Giới hạn thường biến của kiểu gen) Ví dụ: Con tắc kè hoa - Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá. - Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá. - Trên thân cây: Da có màu hoa nâu. Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng. Picture 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng. - Có 2 loại mức phản ứng: + Mức phản ứng rộng : thường là những tính trạng về số lượng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa. + Mức phản ứng hẹp : là những tính trạng chất lượng như: tỉ lệ bơ sữa... * Mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi. - Di truyền được vì do KG quy định - Thay đổi theo từng loại tính trạng. Kiểu gen quy định mức phản ứng, khả năng về năng suất của giống. Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống. Như vậy để nâng cao năng suất cần có kỹ thuật chăm sóc cao đồng thời với việc làm thay đổi vốn gen (cải tạo giống). * Phương pháp xác định mức phản ứng: Để xác định mức phản ứng của 1 KG cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 KG, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng 3. Sự mềm dẻo về kiểu hình: * Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH. - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của MT. - Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG. - Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định. Củng cố - luyện tập Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Hoa Liên Hình Thường Biến