Bài 7 GDCD 12 Trường THPT Đầm Hồml

Đơn vị: Trường THPT Đầm Hồng

1. Họ và tên: Nguyễn Thị LâmSố ĐT: 0989276996

2. Họ và tên: Hoàng Thị LợiSố ĐT: 0982591729

Phần I: LÝ THUYẾT

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

1. Mục tiêu bài học:

a. Về kiến thức:

Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử và ửng cử của công dân ; quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

b. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện quyền dân chủ theo đúng quy định của pháp luật.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và những hành vikhông đúng các quyền dân chủcủa công dân.

c. Về thái độ.

- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của bản thân.

- Tôn trọng quyền dân chủ của mọi người.

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

2. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh:

a. Chuẩn bị của Giáo viên:

-Tài liệu: SGK, SGK GDCD 12, TKBG GDCD 12, Tình huống GDCD 12, Hướng dẫn thực hiện chương trình GDCD 12, Hiến pháp 2013, và các tài liệu tham khảo khác có liên quan.

-Phương tiện dạy học: Bút, phấn, giáo án, ... và các phương tiện dạy học khác có liên quan.

b. Chuẩn bị của Học sinh:

- Vở ghi, SGK GDCD 12, bút…

3. Nội dung ôn tập:

1. Quyền bầu cử và quyển ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

a) Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử:

- Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

VD: Bầu cử Đại biểu Quốc hội , HĐND các cấp…

b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân:

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:

Điều 27 HP 2013 quy định “ CD đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc Hội,HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

- Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND .

* Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử:

+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật .

+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

+ Người đang bị tạm giam.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự.

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:

+ Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.(SGK+ Điều 58,59 tr70)

+ Quyền ứng cử của công đân được thực hiện bằng hai con đường .Tự ứng cửvà được giới thiệu ứng cử.

Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang,các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử ( Trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử).

c) Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của nhân dân:

- Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý -chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước.

- Thể hiện bản chất dân chủ , tiến bộ của Nhà nước ta.

- Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

2.Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

a. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội .

- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương ;quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

* Ở phạm vi cả nước

- Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật. VD: Góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật Hình sự….

- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu ý dân .

* Ở phạm vi cơ sở:

- Dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế :Dân biết ,dân bàn, dân làm ,dân kiểm tra,được thể hiện cụ thể:

+ Những việc phải thông báocho dânđể dân biết và thực hiện (chính sách. pháp luật...)

+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. VD: Mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng...

+ Những việc dân được thảo luận , tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.VD: Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương...

+ Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra. VD: Dự toán và quyết toán ngân sách xã.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội :

- Là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của BMNN nhằm động viên và phát hay sức mạnh của toàn dân , của toàn xã hội vào việc xây dựng bảo vệ nhà nước vững mạnh và hoạt động thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng văn minh.

Phần II: CÂU HỎI LUYỆN TẬP.

* Nhận biết :

Câu 1: Quyền bầu cử, ứng cử là một trong các quyền dân chủ

A. hình thức.

B. cơ bản.

C. trực tiếp.

D. gián tiếp.

Câu 2. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A.phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B.bình đẳng, công khai, tự nguyện và bỏ phiếu kín.

C.bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.

D.trực tiếp , tư do, dân chủ, công khai.

Câu 3. Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. xã hội.

Câu 4. Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết địnhcông việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ

A. trực tiếp.

B. gián tiếp.

C. tập trung.

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ

A. trực tiếp.

B. gián tiếp.

C. tập trung.

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Dân chủ gián tiếp còn được gọi là

A. dân chủ không công khai.

B. dân chủ đại diện.

C. dân chủ không hoàn toàn.

D. dân chủ không đầy đủ.

Câu 7. Hiến pháp 2013 quy định

A. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyềnbầu cử và ứng cử.

C. công dân từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. công dân Việt Nam đủ18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.

Câu 8. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là

A. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.

B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.

C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.

D. mọi công dân đều có quyền quyết định các côngviệc chung của đất nước.

* Thông hiểu ;

Câu 9. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 10. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội làquyền của ai dưới đây?

A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.

C.Cán bộ, công chức nhà nước.

D. Mọi công dân.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

A. Người đã được xóa án.

B. Người không có năng lực hành vi dân sự.

C. Người đang bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Học sinh lớp 12 đã 18 tuổi.

Câu 12. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ trực tiếp.B. Dân chủ công khai.

C. Dân chủ gián tiếp.D. Dân chủ tập trung.

Câu 13. Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì

A. người thân có thể đi bỏ phiếu thay.

B. có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.

C. không cần tham gia bầu cử.

D. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.

Câu 14.Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?

A. Trực tiếpB. Bình đẳng

C. Phổ thôngD. Bỏ phiếu kín

Câu 15. Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thôngB. Bình đẳng

C. Trực tiếpD. Bỏ phiếu kín

* Vận dụng thấp:

Câu 16. Công dân A tham gia góp ý kiến vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền tự do ngôn luận .

B. Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 17. Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện

A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.

B. quyền bình đẳng trong hội họp.

C. quyền dân chủ trực tiếp.

D. quyền dân chủ gián tiếp.

Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B.Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra giám sát.

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

Câu 19.Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diệnkhoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Nguyên tắc phổ thông.B. Nguyên tắc bình đẳng.

C. Nguyên tắc trực tiếp.D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Câu 20: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Công bằng.B. Bình đẳng.

C. Bỏ phiếu kín.D. Trực tiếp.

Câu 21: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.D. Bỏ phiếu kín.

* Vận dụng cao:

Câu 22.Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu 23: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 24. Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.

B. Em không quan tâm thế nào cũng được.

C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.

D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.

Câu 25. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.B. Làm đơn kêu cứu.

C. Đơn trình bày.D. Đơn phản đối.

Từ khóa » Nguyên Tắc Phổ Thông Gdcd 12