Bài 8: Sự Biến đổi Tuần Hoàn Cấu Hình Electron Nguyên Tử Của Các ...
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục
- Giải bài 1 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 2 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 3 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 4 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 5 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 6 trang 41 SGK Hóa 10
- Giải bài 7 trang 41 SGK Hóa 10
- Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
- I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
- II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
- III. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm B
Giải bài 1 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 1 (trang 41 SGK Hóa 10): Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử các nguyên tố nhóm A có:
A. Số electron như nhau.
B. Số lớp electron như nhau.
C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
D. Cùng số electron s hay p.
Lời giải:
Chọn câu C: có số electron lớp ngoài cùng như nhau.
Giải bài 2 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 2 (trang 41 SGK Hóa 10): Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:
A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì ban đầu).
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.
Chọn đáp án đúng.
Lời giải:
C đúng.
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.
Giải bài 3 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 3 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào?
Lời giải:
– Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.
– Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.
– Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Giải bài 4 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 4 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm chung gì?
Lời giải:
Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Từ chu kì là 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.
Giải bài 5 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 5 (trang 41 SGK Hóa 10): Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì?
Lời giải:
Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (riêng He có 2e).
Giải bài 6 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 6 (trang 41 SGK Hóa 10): Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
Lời giải:
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Giải bài 7 trang 41 SGK Hóa 10
Bài 7 (trang 41 SGK Hóa 10): Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử như sau:
1s22s22p4.
1s22s22p3.
1s22s22p63s23p1.
1s22s22p63s23p5.
a) Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.
b) Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Lời giải:
a)- 1s22s22p4: Số electron hóa trị là 6.
– 1s22s22p3 : Số electron hóa trị là 5.
– 1s22s22p63s23p1 : Số electron hóa trị là 3.
– 1s22s22p63s23p5 : Số electron hóa trị là 7.
b)- 1s22s22p4 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.
– 1s22s22p3 : Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.
– 1s22s22p63s23p1 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.
– 1s22s22p63s23p5 : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.
Lý thuyết Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử
– Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A đựơc lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì ⇒ ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
– Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
– Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
– Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
a/ Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)
– Gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
– Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 ⇒ Dễ nhường 1 electron để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với oxi tạo oxít bazơ
+ Tác dụng với Phi kim tạo muối
+ Tác dụng với nuớc tạo hiđroxít + H2
c/ Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)
– Gồm các nguyên tố: F, Cl, Br, I, At
– Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np5 ⇒ Dễ nhận 1 electron để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm.
– Tính chất hoá học:
+ Tác dụng với oxi tạo oxít axít
+ Tác dụng với kim loại tạo muối
+ Tác dụng với H2 tạo hợp chất khí.
c/ Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
– Gồm các nguyên tố: He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn
– Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (trừ He)
– Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 nguyên tử.
III. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm B
Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f (còn gọi là các kim loại chuyển tiếp)
– Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)dans2
– Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa.
Đặt S = a + 2 , ta có :
+ S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.
+ 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
Từ khóa » Cấu Hình E Nhóm B
-
Bài 7. Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học - Củng Cố Kiến Thức
-
Ý Nghĩa Của Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học Đầy Đủ Nhất
-
Kim Loại Nhóm B Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo, Đặc điểm Và ... - DINHNGHIA.VN
-
Cấu Hình Electron Nguyên Tử Các Nguyên Tố Nhóm B - Tài Liệu Text
-
Mối Quan Hệ Giữa Cấu Hình E Với Vị Trí Của Nguyên Tố - Học Hóa Online
-
Chuyên đề 9. Kim Loại Nhóm B - Học Hóa Online
-
Kim Loại Nhóm B Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo, Đặc điểm Và Tính Chất Hóa Học
-
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học - Baitap123
-
Hội Những Người Yêu Thích Hóa Học - [LỚP 10 - CẤU TẠO NGUYÊN ...
-
Từ Cấu Hình Electron Nguyên Tử Suy Ra Vị Trí Trong Bảng Tuần Hoàn
-
Toàn Bộ Lý Thuyết Và Cách Viết Cấu Hình Electron Nguyên Tử Dễ Nhớ
-
Cấu Hình Electron – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Tập Mối Quan Hệ Giữa Cấu Hình E Và Vị Trí, Cấu Tạo