Bài 9: Lịch Sự, Tế Nhị - SBT

Bài 1 trang 29 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 1: Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Cho ví dụ về cách giao tiếp lịch sự, tế nhị biểu hiện qua : trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ.

Trả lời:

-Lịch sự là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định xã hội, thể hiện truyền thống của dân tộc.

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa

Ví dụ:

Ăn nói nhẹ nhàng, biết lắng nghe, đi đứng nhẹ nhàng, tôn trọng người nói, biết cảm ơn, xin lỗi

Bài 2 trang 29 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 2:

Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong gia đình và với mọi người xung quanh ?

Trả lời 

- Thể hiện những hiểu biết phép tăc, quy định chung của xã hội

- thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh

- thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người

 

Bài 3,4 trang 26 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 3: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị ?

A.Cử chỉ, điệu bộ, kiểu cách

B. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt

DKhi nói chuyện với người khác, không nói thẳng ý của mình

Bài tập 4: Những biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tể nhị và không lịch sự, tế nhị ?

Biểu hiện

Lịch sự, tê nhị

Không lịch sự, tê nhị

A. Nói lời xin lỗi khi có lỗi

 

 

B. Nói dí dỏm khi giao tiếp

 

 

c. Vừa nói vừa chỉ vào mặt người đối diện

 

 

D. Nói nhẹ nhàng khi phê bình người khác

 

 

E. Nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

 

 

G. Nói leo khi người khác nói

 

 

H. Nói cộc lốc khi giao tiếp

 

 

I. Hay văng tục, chửi thề

 

 

K. Ăn mặc luộm thuộm

 

 

L. Chăm chú lắng nghe khi giao tiếp

 

 

M. Cười, nói to khi dự đám tang

 

 

 

Trả lời 

Bài tập 3: B

Bài tập 4:

 Lịch sự, tế nhị - A, B, D, E, L;

Không lịch sự, tế nhị - C, G, H, I, K, M

 

Bài 5 trang 30 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 5:  Nhân dịp đầu xuân, Minh, Sơn và các bạn rủ nhau đi lễ chùa. Trong khi mọi người lầm rầm thắp hương, khấn vái, Minh và Sơn cứ nói oang oang về bộ phim hình sự mới xem.

Câu hỏi:

1/Hành động của Minh và Sơn có lịch sự, tế nhị không ?

2/ Em cần phải làm gì khi ở noi đông người ?

Trả lời 

1. Hành động của Minh và Sơn là biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị, vì không biết tôn trọng những quy tắc trong nhà chùa, không biết tôn trọng nhà chùa và những người xung quanh.

2. Ở nơi đông người em cần giữ quy tắc : nói nhỏ đủ nghe, không cười đùa, nghịch ngợm, giao tiếp với mọi người thì từ tốn,...

Bài 6 trang 30 Sách bài tập (SBT) GDCD 66

Bài tập 6:

Thắng đến rủ Hùng đi học. Vừa tới cửa, chưa kịp gọi Hùng thì Thắng nghe thấy tiếng mẹ Hùng và Hùng vọng ra :

-    Con ăn sáng chưa ?

-   Rồi !

-    Con mặc thêm áo ấm vào nhé !

-    Thôi khỏi !

-    Soạn đủ sách vở chưa con ?

-    Rồi ! Hỏi gì mà lắm thế

Câu hỏi :

1/ Em cố đồng ý với cách đối đáp của Hùng với mẹ không ? Vì sao ?

2/Nếu là Thắng, em sẽ nói gì vói Hùng về chuyện này ?

Trả lời 

1/ Không đồng ý, vì cách đối đáp của Hùng vừa không giữ phép lịch sự, vừa tỏ ra vô lễ đối với mẹ.

2/ Em sẽ khuyên Hùng cần lễ độ khi trả lời mẹ, không nên trả lời cộc lốc, trống không như vậy.

Bài 7 trang 30 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 7:

Tuyến và Sáng chơi thân với nhau, nhưng hai người lại có nhiều điểm khác nhau về hành vi ứng xử, về tính tình... Trong quan hệ với các bạn cùng lớp, Tuyến thường tỏ ra tôn trọng và biết nhường nhịn bạn. Ngược lại, Sáng thì hay giành giật và to tiếng với các bạn, nhất là khi bạn nào có lỗi với mình.

Câu hỏi :

Em cho biết ý kiến của mình về biểu hiện của Tuyến và Sáng.

Trả lời 

Biểu hiện của Tuyến là lịch sự, tế nhị, là biểu hiện của người có văn hoá.

Biểu hiện của Sáng là thô lỗ, không tế nhị.

Bài 8 trang 31 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 8:

Do sơ ý nên Dung đã để mực giây ra vở của Hoa. Dung cuống quýt xin lỗi Hoa và chờ đợi một câu mắng từ phía bạn. Nhưng không, Hoa không hề mắng Dung và cũng không hê tỏ thái độ bực tức mà chỉ nhẹ nhàng nói : "Không sao đâu ! Ai cũng có lúc nhỡ tay mà". Thấy Hoa nói thế, Dung nhẹ cả người, nhưng vẫn thấy áy náy và tự nhủ từ nay phải cẩn thận hơn.

Câu hỏi :

1/ Trong tình huống trên, ai là người lịch sự; tế nhị ?

2/ Hãy nêu cách xử sự của em khi gặp những trường hợp tương tự.

Trả lời 

1/ Cả Hoa và Dung đều là những người lịch sự, tế nhị.

2/ Các em có thể lấy những tình huống em gặp khi trao đổi bài với bạn, trên đường đi học về, các tình huống ở nơi em sinh sống. 

Bài 9 trang 31 Sách bài tập (SBT) GDCD 6

Bài tập 9: Vinh có tật hễ ngồi nói chuyện với ai là lại rung đùi và nói oang oang Thấy thế, Phương rất muốn góp ý nhưng lại băn khoăn rằng đấy có phải là biểu hiện không lịch sự, tế nhị của Vinh không, hay chỉ là cá tính, thói quen thôi ? Mà đã là cá tính, thói quen thì góp ý làm gì, vì không thể sửa chữa được.

Câu hỏi :

1/Biểu hiện của Vinh có phải là không lịch sự, tế nhị không ? Vì sao ?

21 Em hãy giúp Phương cách góp ý cho bạn Vinh.

Trả lời 

1/ Vinh hay rung đùi là biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị trước người khác, không phải là thói quen hay cá tính. Mọi thói quen đều có thể sửa chữa được.

2/ Phương cần khuyên Vinh nên sửa thói quen không hay này, vì rung đùi là biểu hiện làm cho mọi người rất thiếu thiện cảm với mình.

Em hãy nhận xét cách cư xử của Hùng và Hoa.

 Trả lời

Cách cư xử của Hoa và Hùng trái ngược nhau. Hùng thì hất hàm, nói năng không chủ ngữ, vị ngữ, không coi ai ra gì, thiếu phép lịch sự thế nhị. Trong khi đó, Hoa thì chào hỏi khi vừa mới gặp, thân thiện và có có thái độ giữ phép lịch sự khi mượn bơm để bơm xe. 

 

Việc làm của Hùng và Hoa mang lại kết quả như thế nào cho bản thân ?

 Trả lời

Từ việc có thái độ lịch sự khi mượn bơm để bơm xe, mà việc làm của Hoa và Hùng mang lại kết quả khác nhau. Hùng vô lễ thì sẽ không được bác Hai cho mượn bơm. Hoa lịch sự, tế nhị, kính trên nhường dưới thì được bác Hai cho mượn bơm. 

Biểu hiện của Nhật có lịch sự, tế nhị không ?

 Trả lời

 

Biểu hiện của Nhật là không tế nhị. Khi nhìn bà bán bóng bay với đôi vai gầy gò và đôi quang gánh treo những chùm bóng bay đủ các màu, Nhật đã không thông cảm mà còn trả giá, bĩu môi, khinh thường bà. Đây là hành vi đáng lên án và cần được phê bình của Nhật. 

Tại sao Nhật lại "tần ngần nhận bóng, mặt đỏ dần lên" ?

 Trả lời

Nhật "tần ngần nhận bóng, mặt đỏ dần lên" vì Nhật đã hiểu ra rằng mình đã có hành vi không đúng với bà lão bán bóng bay. Việc làm của Dũng làm cho Nhật hiểu ra được nhiều điều. Nhật hối hận về những việc làm của mình. Nhật tần ngần nhận bóng và đỏ mặt xấu hổ về hành vi của mình. 

Giaibaitap.me

Từ khóa » Những Hành Vi Trái Với Lịch Sự Tế Nhị