Bãi Bỏ Bằng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Có phải mọi trường hợp muốn bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đều phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ? Có thể ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ hay không?
Bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền”.
Như vậy, để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành, HĐND, UBND các cấp có thể lựa chọn một trong hai cách thức sau đây:
Cách thứ nhất: HĐND, UBND ban hành văn bản QPPL để bãi bỏ văn bản quy hạm pháp luật mà mình đã ban hành. Cách thức này phù hợp với thẩm quyền ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, kể cả đối với trường hợp HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành văn bản QPPL để bãi bỏ các văn bản QPPL mà mình đã ban hành vì tại khoản 1 Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã giao thẩm quyền ban hành văn bản cho các cơ quan này.
Ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ
Cách thứ hai: HĐND cấp xã đề nghị HĐND cấp huyện, HĐND cấp huyện đề nghị HĐND cấp tỉnh, UBND cấp dưới đề nghị UBND cấp trên trực tiếp ban hành văn bản hành chính để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành. Cách thức này cũng phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 1 Điều 19 của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
(Hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật mới nhất)
Đối với chỉ thị là văn bản QPPL của UBND các cấp đã được ban hành trước ngày Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 có hiệu lực thì khoản 2 Điều 172 của Luật năm 2015 quy định: “… chỉ thị của UBND các cấp là văn bản QPPL được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản QPPL khác”. Do vậy, UBND các cấp có thể ban hành quyết định hành chính để bãi bỏ chỉ thị là văn bản QPPL mà mình đã ban hành.
Như vậy, để bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan đã ban hành văn bản phải ban hành văn bản QPPL để bãi bỏ. Trường hợp cơ quan ban hành không tự bãi bỏ mà đề nghị cấp trên bãi bỏ thì văn bản bãi bỏ được ban hành dưới dạng văn bản hành chính thông thường chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật.
Phương Thảo
Từ khóa » Trình Tự Bãi Bỏ Văn Bản Qppl
-
Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì ? Khái Niệm Về Bác Bỏ Văn ...
-
Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Thẩm Quyền, Trình Tự Bãi ...
-
Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì?
-
Bãi Bỏ 07 Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Do Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ban ...
-
Quyết định Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Do Ủy Ban Nhân Dân ...
-
Sửa đổi, Bổ Sung, Thay Thế, Bãi Bỏ Hoặc đình Chỉ Việc Thi Hành Văn ...
-
QUYẾT ĐỊNH VỀ BẢI BỎ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
-
[DOC] Hạnh Phúc Bắc Giang, Ngày Tháng 10 Năm 2020 TỜ TRÌNH Dự Thảo ...
-
Quyết định 31/2017/QĐ-UBND Bãi Bỏ Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ...
-
Lấy ý Kiến Dự Thảo Quyết định Bãi Bỏ Một Số Văn Bản Quy Phạm ...
-
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ...
-
Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Theo Trình Tự, Thủ Tục Rút Gọn
-
Thẩm Quyền Của Quốc Hội, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trong Việc ...
-
NGHIỆP VỤ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM ...