Bài Ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ Văn 7 - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 7 Bài 6 Ngữ Văn 7 Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ văn 7 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 77 FAQ

Qua bài học giúp các em cảm nhận được cảm nhận được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Giới thiệu chung

a. Tác giả Nguyễn Trãi

b. Tác phẩm Bài ca Côn Sơn

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cảnh vật Côn Sơn

b. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Bài ca Côn Sơn

4. Hỏi đáp Bài Bài ca Côn Sơn

5. Một số bài văn mẫu Bài ca Côn Sơn

Tóm tắt bài

1.1. Giới thiệu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu Ức Trai.
  • Quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây.
  • Ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có
    • Danh thần bậc nhất trong "Bình Ngô phục quốc"
    • Người đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1980).
  • Ông để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Bao gồm các tác phẩm tiêu biểu như:
    • Bình Ngô đại cáo
    • Ức Trai thi tập
    • Quốc Âm thi tập
    • Quân trung từ mệnh tập
  • Cuộc đời nhiều thăng trầm, chịu án oan thảm khốc vào bậc nhất trong lịch sử (tru di tam tộc). Sau này, chính vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và ca ngợi "Ức Trai tam thượng quang khuê tảo"

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác lúc ông cáo quan về quê ở ẩn ở Côn Sơn (1437 - 1442)
  • Thể thơ:
    • Nguyên tác: Thơ chữ Hán
    • Bản dịch: Thể thơ lục bát
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

1.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Cảnh vật Côn Sơn

  • Âm thanh
    • Suối chảy rì rầm/ như cung đàn cầm
  • Cảnh vật
    • Đá rêu phơi/ như ngồi chiếu êm
    • Thông mọc như nêm
    • Rừng trúc bóng râm xanh mát
  • Nét độc đáo của bức tranh qua cảm nhận thi sĩ
    • Cảnh vật được miêu tả bằng thủ pháp so sánh giàu sức gợi.
    • Bức tranh có sự kết hợp giữa âm thanh và màu sắc.
    • Hình ảnh được lựa chọn miêu tả: thông, trúc – loài cây tượng trưng cho Côn Sơn, biểu trưng của sự thanh cao

→ Thể hiện cảnh sắc thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy đưa tới cảm giác rất thanh cao, mát mẻ và trong lành

⇒ Gợi vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, khóang đạt, yên tĩnh và nên thơ: Có âm thanh sống động hồn người, có sắc xanh bất tận bao la hùng vĩ của cây rừng Côn Sơn

⇒ Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn. Gợi cảm giác của cõi yên tĩnh, tu dưỡng tâm hồn.

b. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn

  • Đại từ “ta”
    • Xuất hiện liên tiếp (5 lần), liền mạch, tạo cấu trúc chặt chẽ (1 câu tả cảnh, 1 câu chỉ hành động “ta”) -> tạo nên giọng điệu trữ tình của đoạn thơ.
    • Làm nổi bật sự có mặt của con người trước thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn; gợi tư thế ung dung tự tại
      • "Ta": Nghe suối chảy
      • "Ta": Ngồi trên đá
      • "Ta": Tìm nơi bóng mát
      • "Ta": Lên ta nằm
      • "Ta": Ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát
  • Sử dụng hàng loạt động từ "nghe", "ngồi", "tìm", "nằm", "ngâm" khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
  • Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
    • Gắn bó, giao hoà nhưng con người không bị tan biến trước thiên nhiên khoáng đạt.
    • Nhân vật trữ tình tha thiết muốn hoà vào cảnh vật một cách chân tình, trọn vẹn
    • Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
    • Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
    • Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
    • Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn

→ Tâm hồn thảnh thơi, ung dung, tự tại, phóng khoáng, sảng khoái, nhàn tản như chẳng hề lo nghĩ gì ngoài cái thứ hòa nhập cùng thiên nhiên.

⇒ Thể hiện sức sống thanh cao, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp và trong lành.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Cảm xúc về cái đẹp, cái nên thơ của quê hương
      • Lòng yêu quê hương, cảm xúc về cuộc sống thanh thản trong sự hòa hợp với thiên nhiên.
    • Ý nghĩa

      • Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
    • Nghệ thuật

      • Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.
      • Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.
      • Sử dụng từ xưng hô “ ta”.
      • Bản dịch theo thể thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
  • Ghi nhớ : SGK/ 81

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài a. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

  • Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
    • Ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt.
    • Ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát.
    • Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã

→ Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế.

⇒ Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ.

  • Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng.
    • Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa.
    • Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông, trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây.
    • Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự.

→ Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ.

⇒ Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh "trăng ngân đầy thuyền" - một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.

b. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:

  • Cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn”
    • Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên.
  • Cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”
    • Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu.
    • Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương.
    • Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh.
    • Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ.
    • Ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

3. Kết bài

  • Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.

3. Soạn bài Bài ca Côn Sơn

Bài thơ “Côn Sơn ca” được học giả Đào Duy Anh xếp vào số 87 “Ức trai thi tập” (Sách “Nguyễn Trãi toàn tập” nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1976). Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể ca gồm 36 câu, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là ngũ ngôn và thất ngôn. Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên. Để nắm được nghệ thuật và nội dung của bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn: Bài soạn Bài ca Côn Sơn.

4. Hỏi đáp Bài Bài ca Côn Sơn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu Bài ca Côn Sơn

Để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ trong bài Bài ca Côn Sơn, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu dưới đây

- Phân tích bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 7 Từ Hán Việt (tiếp theo) Từ Hán Việt (tiếp theo) - Ngữ văn 7 Đặc điểm của văn bản biểu cảm Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7 Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Đề cương HK1 lớp 7

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Bài Thơ Côn Sơn Ca Lớp 7