Bài Thơ Bài Ca Côn Sơn - Côn Sơn Ca Của Nguyễn Trãi
Có thể bạn quan tâm
Qua bài thơ Bài ca Côn Sơn chúng ta có thể thấy được sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính nhà thơ Nguyễn Trãi.
Sau đây, sẽ là đôi nét về tác giả cũng như là nội dung của bài thơ này, xin mời tất cả quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi
- I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi
- II. Nội dung bài thơ Bài ca Côn Sơn
- 1. Hoàn cảnh sáng tác
- 2. Bài thơ Bài ca Côn Sơn
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai, quê ở Chi Ngãi (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438-1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hoá, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chịu những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
II. Nội dung bài thơ Bài ca Côn Sơn
1. Hoàn cảnh sáng tác
- “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn
- Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát
2. Bài thơ Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm,Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.Côn Sơn có đá rêu phơi,Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.Trong ghềnh thông mọc như nêm,Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.Trong rừng có bóng trúc râm,Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Từ khóa » Bài Thơ Côn Sơn Ca Lớp 7
-
Bài Thơ: Bài Ca Côn Sơn - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng Tác ...
-
Bài Thơ Bài Ca Côn Sơn - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Bố Cục, Tác Giả
-
Bài Ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ Văn 7 - Hoc247
-
[SGK Scan] Bài Ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca – Trích) - Sách Giáo Khoa
-
Bài Ca Côn Sơn - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài Thơ Côn Sơn Ca - Tech12h
-
Phân Tích Bài Thơ Côn Sơn Ca Của Nguyễn Trãi - Thủ Thuật
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh - Kiến Guru
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Bài Ca Côn Sơn - TopLoigiai
-
Cảm Nghĩ Bài Thơ Bài Ca Côn Sơn Lớp 7 Của Nguyễn Trãi Hay Nhất
-
Hướng Dẫn Soạn Văn Bài Ca Côn Sơn – Chương Trình Ngữ Văn Lớp 7
-
Côn Sơn Ca - Soạn Bài - Áo Kiểu Đẹp
-
Bài Soạn Lớp 7: Bài Ca Côn Sơn - SoanVan.NET
-
Soạn Bài: Bài Ca Côn Sơn - Ngữ Văn 7 Tập 1