Bài Giảng Hệ điều Hành Linux: Active Directory

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ
Thư Viện Tài Liệu, Ebook, Giáo Án, Bài Giảng

Thư Viện Tài Liệu, Ebook, Giáo Án, Bài Giảng

Thư viện tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng, đồ án, luận văn tham khảo cho học sinh, sinh viên

Bài giảng Hệ điều hành Linux: Active directory

Trong mô hình Domain của Windows Server 2003 thì các thông tin người dùng được tập trung lại do dịch vụ Active Directory quản lý và được lưu trữ trên máy tính điều khiển vùng (domain controller) với tên tập tin là NTDS.DIT.

Tập tin cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo công nghệ tương tự như phần mềm Access của Microsoft nên nó có thể lưu trữ hàng triệu người dùng (công nghệ cũ 5 nghìn )

Việc chứng thực người dùng đăng nhập vào mạng ĐƯỢC tập trung và do máy điều khiển vùng chứng thực.

ppt81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hệ điều hành Linux: Active directory, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên* ACTIVE DIRECTORY Các mô hình mạng trong môi trường Microsoft II. Active Directory III. Cài đặt và cấu hình Active Directory * CÁC MÔ HÌNH MẠNG TRONG MÔI TRƯỜNG MICROSOFT. 1. Mô hình Workgroup Mô hình mạng workgroup còn gọi là mô hình mạng peer-to-peer, là mô hình mà trong đó các máy tính có vai trò như nhau được nối kết với nhau. * 2. Mô hình Domain Mô hình Domain hoạt động theo cơ chế client-server, trong hệ thống mạng phải có ít nhất một máy tính làm chức năng điều khiển vùng (Domain Controller). Mô hình này được áp dụng cho các công ty vừa và lớn. * Trong mô hình Domain của Windows Server 2003 thì các thông tin người dùng được tập trung lại do dịch vụ Active Directory quản lý và được lưu trữ trên máy tính điều khiển vùng (domain controller) với tên tập tin là NTDS.DIT. Tập tin cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo công nghệ tương tự như phần mềm Access của Microsoft nên nó có thể lưu trữ hàng triệu người dùng (công nghệ cũ 5 nghìn ) Việc chứng thực người dùng đăng nhập vào mạng ĐƯỢC tập trung và do máy điều khiển vùng chứng thực. * II. Active Directory Giới thiệu Active Directory Chức năng của Active Directory Directory Services Kiến trúc của Active Directory * 1. Giới thiệu Active Directory Có thể so sánh Active Directory với LANManager trên Windows NT 4.0. Về căn bản, Active Directory là một cơ sở dữ liệu của các tài nguyên trên mạng (còn gọi là đối tượng) cũng như các thông tin liên quan đến các đối tượng đó. Tuy vậy, Active Directory không phải là một khái niệm mới bởi mạng Novell đã sử dụng dịch vụ thư mục (directory service). * 2. Chức năng của Active Directory Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính. Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực hoặc Server quản lý đăng nhập, Server này còn gọi là domain controller (máy điều khiển vùng). Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng. * Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ quyền (rights) khác nhau như: Toàn quyền trên hệ thống mạng Chỉ có quyền backup dữ liệu Shutdown Server từ xa… Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) gọi là OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ. * 3. Directory Services 1. Giới thiệu Directory Services Directory Services (dịch vụ danh bạ) là hệ thống thông tin chứa trong NTDS.DIT và các chương trình quản lý, khai thác tập tin này. Dịch vụ danh bạ là một dịch vụ cơ sở làm nền tảng để hình thành một hệ thống Active Directory. Một hệ thống với những tính năng vượt trội của Microsoft. * 2. Các thành phần trong Directory Services a. Object Trong hệ thống CSDL, đối tượng bao gồm các máy in, người dùng mạng, các server, các máy trạm, các thư mục dùng chung, dịch vụ mạng, … Đối tượng chính là thành tố căn bản nhất của dịch vụ danh bạ. b. Attribute (thuộc tính) Một thuộc tính mô tả một đối tượng. Ví dụ, mật khẩu và tên là thuộc tính của đối tượng người dùng. Các đối tượng khác nhau có danh sách thuộc tính khác nhau, tuy nhiên, cũng có thể có một số thuộc tính giống nhau. * c. Schema (cấu trúc tổ chức). Một schema định nghĩa danh sách các thuộc tính dùng để mô tả một loại đối tượng nào đó. Ví dụ, cho rằng tất cả các đối tượng máy in đều được định nghĩa bằng các thuộc tính tên, tốc độ. Danh sách các đối tượng này hình thành nên schema cho lớp đối tượng “máy in”. Schema có đặc tính là tuỳ biến được, nghĩa là các thuộc tính dùng để định nghĩa một lớp đối tượng có thể sửa đổi được. Nói tóm lại Schema có thể xem là một danh bạ của cái danh bạ Active Directory. * d. Container (vật chứa). Vật chứa tương tự với khái niệm thư mục trong Windows.Trong Active Directory, một vật chứa có thể chứa các đối tượng và các vật chứa khác. Vật chứa cũng có các thuộc tính như đối tượng mặc dù vật chứa không thể hiện một thực thể thật sự nào đó như đối tượng. Có ba loại: Domain Site: một site là một vị trí. Site được dùng để phân biệt giữa các vị trí cục bộ và các vị trí xa xôi. OU (Organizational Unit) * e. Global Catalog Dịch vụ Global Catalog dùng để xác định vị trí của một đối tượng mà người dùng được cấp quyền truy cập. Việc tìm kiếm được thực hiện xa hơn những gì đã có trong Windows NT và không chỉ có thể định vị được đối tượng bằng tên mà có thể bằng cả những thuộc tính của đối tượng. * II.4. Kiến trúc của Active Directory * 1. Objects Hai khái niệm Object classes và Attributes: Object classes là một bản thiết kế mẫu hay một khuôn mẫu cho các loại đối tượng mà bạn có thể tạo ra trong Active Directory. Có ba loại object classes thông dụng là: User, Computer, Printer. Attributes: là tập các giá trị thuộc tính phù hợp và kết hợp cho 1 đối tượng cụ thể. * Object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các giá trị được gán cho các thuộc tính của object classes. * 2. Organizational Units Organizational Unit - OU là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là một vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị mạng. OU cũng được thiết lập dựa trên subnet IP và được định nghĩa là “một hoặc nhiều subnet kết nối với nhau”. * Sử dụng OU có hai công dụng chính sau: Trao quyền kiếm soát một tập hợp các tài khoản người dùng, máy tính hay các thiết bị mạng cho một nhóm người (sub-administrator), từ đó giảm bớt công tác quản trị cho người quản trị toàn bộ hệ thống. Kiểm soát và khóa bớt một số chức năng trên các máy trạm của người dùng trong OU thông qua việc sử dụng các đối tượng chính sách nhóm (GPO). * * 3. Domain Domain là đơn vị chức năng nòng cốt của cấu trúc logic Active Directory. Nó qui định một tập hợp những người dùng, máy tính, tài nguyên chia sẻ có những qui tắc bảo mật giống nhau từ đó giúp cho việc quản lý các truy cập vào các Server dễ dàng hơn. Domain đáp ứng ba chức năng chính sau: * 1- Đóng vai trò như một khu vực quản trị các đối tượng, là một tập hợp các định nghĩa quản trị cho các đối tượng chia sẻ như: có chung một cơ sở dữ liệu thư mục, các chính sách bảo mật, các quan hệ tin cậy với các domain khác. * 2 - Giúp chúng ta quản lý bảo mật các các tài nguyên chia sẻ. * 3 - Cung cấp các Server dự phòng làm chức năng điều khiển vùng (domain controller), đồng thời đảm bảo các thông tin trên các Server này được được đồng bộ với nhau. * 4. Domain Tree. Domain Tree là cấu trúc bao gồm nhiều domain được sắp xếp có cấp bậc theo cấu trúc hình cây. Domain tạo ra đầu tiên được gọi là domain root. Các domain tạo ra sau sẽ nằm bên dưới domain root và được gọi là domain con (child domain). Tên của các domain con phải khác biệt nhau. Khi một domain root và ít nhất một domain con được tạo ra thì hình thành một cây domain. * Cấu trúc sẽ có hình dáng của một cây. * 5. Forest Forest (rừng) được xây dựng trên một hoặc nhiều Domain Tree, nói cách khác Forest là tập hợp các Domain Tree có thiết lập quan hệ và ủy quyền cho nhau. * * III. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH ACTIVE DIRECTORY Nâng cấp Server thành Domain Controller Gia nhập máy trạm vào Domain Xây dựng các Domain Controller đồng hành Xây dựng Subdomain Xây dựng Organizational Unit Công cụ quản trị các đối tượng trong Active Directory * 1. Nâng cấp Server thành Domain Controller A. Một số khái niệm mới trong Windows 2003 Một domain vẫn còn là trung tâm của mạng Windows 2003 nhưng không phân biệt PDC (Primary Domain Controller) và BDC (Backup Domain Controller) nữa mà đơn giản chỉ còn là DC. Theo mặc định, tất cả các máy Windows Server 2003 khi mới cà đặt đều là Server độc lập (standalone server). * Chương trình DCPROMO chính là Active Directory Installation Wizard và được dùng để nâng cấp một máy không phải là DC (Server Stand-alone) thành một máy DC và ngược lại giáng cấp một máy DC thành một Server bình thường. Chú ý đối với Windows Server 2003 thì bạn có thể đổi tên máy tính khi đã nâng cấp thành DC. * Trước khi nâng cấp Server thành Domain Controller, bạn cần khai báo đầy đủ các thông số TCP/IP, đặc biệt là phải khai báo DNS Server có địa chỉ chính là địa chỉ IP của Server cần nâng cấp. Nếu bạn có khả năng cấu hình dịch vụ DNS thì bạn nên cài đặt dịch vụ này trước khi nâng cấp Server, còn ngược lại thì bạn chọn cài đặt DNS tự động trong quá trình nâng cấp Chạy chương trình Active Directory Installation Wizard: Manage Your Server trong Administrative Tools Start Run, gõ lệnh DCPROMO. * B. Các bước cài đặt Chọn menu Start 􀂾 Run, nhập DCPROMO trong hộp thoại Run, và nhấn nút OK. * * Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn mục Domain Controller for a New Domain * Đến đây chương trình cho phép bạn chọn một trong ba lựa chọn sau: chọn Domain in new forest nếu bạn muốn tạo domain đầu tiên trong một rừng mới, chọn Child domain in an existing domain tree nếu bạn muốn tạo ra một domain con dựa trên một cây domain có sẵn, chọn Domain tree in an existing forest nếu bạn muốn tạo ra một cây domain mới trong một rừng đã có sẵn. * * Hộp thoại New Domain Name * Hộp thoại NetBIOS Domain Name, yêu cầu bạn cho biết tên domain theo chuẩn NetBIOS để tương thích với các máy Windows NT. * Hộp thoại Database and Log Locations cho phép bạn chỉ định vị trí lưu trữ database Active Directory và các tập tin log. * Hộp thoại Shared System Volume cho phép bạn chỉ định ví trí của thư mục SYSVOL. Thư mục này phải nằm trên một NTFS5 Volume. Tất cả dữ liệu đặt trong thư mục Sysvol này sẽ được tự động sao chép sang các Domain Controller khác trong miền. * * Để hệ thống tự động cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS. * Trong hộp thoại Permissions, bạn chọn giá trị Permission Compatible with pre-Windows 2000 servers * Trong hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator Password, * Hộp thoại Summary xuất hiện, * Hộp thoại Configuring Active Directory * hộp thoại Completing the Active Directory Installation Wizard xuất hiện. * III.2. Gia nhập máy trạm vào Domain Một máy trạm gia nhập vào một domain thực sự là việc tạo ra một mối quan hệ tin cậy (trust relationship) giữa máy trạm đó với các máy Domain Controller trong vùng. Sau khi đã thiết lập quan hệ tin cậy thì việc chứng thực người dùng logon vào mạng trên máy trạm này sẽ do các máy điều khiển vùng đảm nhiệm. Nhưng chú ý việc gia nhập một máy trạm vào miền phải có sự đồng ý củangười quản trị mạng cấp miền và quản trị viên cục bộ trên máy trạm đó. * Nói cách khác khi bạn muốn gia nhập một máy trạm vào miền, bạn phải đăng nhập cục bộ vào máy trạm với vai trò là administrator, sau đó gia nhập vào miền, hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác thực bằng một tài khoản người dùng cấp miền có quyền Add Workstation to Domain (bạn có thể dùng trực tiếp tài khoản administrator cấp miền). * Các bước cài đặt Đăng nhập cục bộ vào máy trạm với vai trò người quản trị (có thể dùng trực tiếp tài khoản administrator) * Server sẽ yêu cầu bạn xác thực với một tài khoản người dùng cấp miền có quyền quản trị. * * III.3. Xây dựng các Domain Controller đồng hành Domain Controller là máy tính điều khiển mọi hoạt động của mạng nếu máy này có sự cố thì toàn bộ hệ thống mạng bị tê liệt. Do tính năng quan trọng này nên trong một hệ thống mạng thông thường chúng ta phải xây dựng ít nhất hai máy tính Domain Controller. * Windows Server 2003 không còn phân biệt máy Primary Domain Controller và Backup Domain Controller nữa, mà nó xem hai máy này có vai trò ngang nhau, cùng nhau tham gia chứng thực người dùng. Microsoft cho phép các máy điều khiển vùng trong mạng cùng nhau hoạt động đông thời, chia sẻ công việc của nhau, khi có một máy bị sự cố thì các máy còn lại đảm nhiệm luôn công việc máy này. Máy điều khiển vùng được tạo đầu tiên vẫn có vai trò đặc biệt hơn đó là FSMO (flexible single master of operations). * Chú ý để đảm bảo các máy điều khiển vùng này hoạt động chính xác thì chúng phải liên lạc và trao đổi thông tin với nhau khi có các thay đổi về thông tin người dùng như: tạo mới tài khoản, đổi mật khẩu, xóa tài khoản. Việc trao đổi thông tin này gọi là Active Directory Replication. Đặc biệt các server Active Directory cho phép nén dữ liệu trước khi gởi đến các server khác, tỉ lệ nén đến 10:1, đo đó chúng có thể truyền trên các đường truyền WAN chậm chạp. * Trong hệ thống mạng máy tính của chúng ta nếu tất cả các máy điều khiển vùng đều là Windows Server 2003 thì chúng ta nên chuyển miền trong mạng này sang cấp độ hoạt động Windows Server 2003 (Windows Server 2003 functional level) để khai thác hết các tính năng mới của Active Directory. * Các bước cài đặt. Chọn menu Start 􀂾 Run, nhập DCPROMO trong hộp thoại Run, và nhấn nút OK. * Chương trình xuất hiện hộp thoại cảnh báo: DOS, Windows 95 và WinNT SP3 trở về trước sẽ bị loại ra khỏi miền Active Directory dựa trên Windows Server 2003. * Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn mục Additional domain cotroller for an existing domain * * Chương trình yêu cầu bạn nhập Full DNS Name của miền mà bạn cần tạo thêm Domain Controller. * Tương tự như quá trình nâng cấp Server thành Domain Controller đã trình bày ở trên, các bước tiếp theo chúng ta chỉ định thư mục chứa cơ sở dữ liệu của Active Directory, Transaction Log và thư mục Sysvol. * * Đồng bộ Server đồng hành với PDC đảm bảo thông tin một khi có ở server 1 thỉ sẽ được đồng bộ sang server 2. tốc độ tùy thuộc vào phương thức kết nối, vì 2 server nằm chung mạng LAN thì đây không phải là vấn đề lớn. * Trên server chính (server1) vào start > program file > administrator tool > active directory site and services. trong cửa sổ active dỉectory site and services chọn sites > default first site name > server. sẽ thấy tên của hai server bên dưới, lần lượt chọn properties Mở mục NTDS settings bên dưới mỗi tên server, chọn properties và check chọn global catalog. 1. Khai báo sử dụng đồng bộ hóa * đây là chức năng cho phép 2 server đồng bộ dữ liệu active directory, DNS... với nhau, đảm bảo thông tin một khi có ở server 1 thì sẽ được đồng bộ sang server 2. Cuối cùng ta cấu hình thêm alternate DNS server của server 1 trỏ về IP của server 2. Tóm lại prefer DNS server là IP của server 1 alternate DNS server là IP của server 2. sau đó làm ngược lại trên server 2. 1. Điền lại Đ/C IP cho hai máy Điều này có nghĩa, trong trường hợp 1 trong 2 server bị sự cố thì DNS server dự phòng sẽ thay thế ngay, do cả hai server đều trỏ alternate DNS server về IP của nhau. khởi động cả 2 server lại để thay đổi có hiệu lực. * III.4. Xây dựng Subdomain Sau khi bạn đã xây dựng Domain Controller đầu tiên quản lý miền, lúc ấy Domain Controller này là một gốc của rừng hoặc Domain Tree đầu tiên, từ đây bạn có thể tạo thêm các subdomain cho hệ thống. Để tạo thêm một Domain Controller cho một subdomain bạn làm các bước sau: * Tại member server, bạn cũng chạy chương trình Active Directory Installation Wizard, các bước đầu bạn cũng chọn tương tự như phần nâng cấp phía trên. Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn mục Domain Controller for a New Domain và nhấn chọn Next. * * Đến đây chương trình cho phép bạn chọn một trong ba lựa chọn sau: chọn Domain in new forest nếu bạn muốn tạo domain đầu tiên trong một rừng mới, chọn Child domain in an existing domain tree nếu bạn muốn tạo ra một domain con dựa trên một cây domain có sẵn, chọn Domain tree in an existing forest nếu bạn muốn tạo ra một cây domain mới trong một rừng đã có sẵn. Trong trường hợp này bạn cần tạo một Domain Controller cho một Child domain, nên bạn đánh dấu vào mục lựa chọn thứ hai. * * Tiếp theo bạn nhập tên của domain tree hiện đang có và tên của child domain cần tạo * III.5. Xây dựng Organizational Unit. OU là một nhóm tài khoản người dùng, máy tính và tài nguyên mạng được tạo ra nhằm mục đích dễ dàng quản lý hơn và ủy quyền cho các quản trị viên địa phương giải quyết các công việc đơn giản. Chọn menu Start 􀂾 Programs 􀂾 administrative Tools 􀂾 Active Directory User and Computer, để mở chương trình Active Directory User and Computer. * * Hộp thoại xuất hiện, yêu cầu chúng ta nhập tên OU cần tạo * Đưa các máy trạm đã gia nhập nhập mạng cần quản lý vào OU vừa tạo. * Đưa các tài khoản người dùng cần quản lý vào OU vừa tạo. * bước tiếp theo là bạn chỉ ra người nào hoặc nhóm nào sẽ quản lý OU này. * Thiết lập các Group Policy áp dụng cho OU này * III.6. Công cụ quản trị các đối tượng trong Active Directory. Một trong bốn công cụ quản trị hệ thống Active Directory thì công cụ Active Directory User and Computer * Theo hình trên chúng ta thấy trong miền netclass.edu.vn có các mục sau: - Builtin: chứa các nhóm người dùng đã được tạo và định nghĩa quyền sẵn. - Computers: chứa các máy trạm mặc định đang là thành viên của miền. - Domain Controllers: chứa các điều khiển vùng hiện đang hoạt động trong miền. - ForeignSecurityPrincipals: là một vật chứa mặc định dành cho các đối tượng bên ngoài miền đang xem xét, từ các miền đã thiết lập quan hệ tin cậy (trusted domain). - Users: chứa các tài khoản người dùng mặc định trên miền. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt2_active_directory.ppt
Tài liệu liên quan
  • Bài giảng Hệ điều hành Windows NT và 2000 - Chủ đề 1: Giới thiệu hệ điều hành Windows

    54 trang | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0

  • Khắc phục tình trạng "ì ạch" của Safari trên máy Mac

    8 trang | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0

  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm Nero

    9 trang | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1

  • Hệ điều hành - Giao tiếp giữa các tiến trình

    61 trang | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0

  • Bài Lab Windows 7 user account control

    9 trang | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0

  • Tài liệu Thủ thuật sử dụng máy tính - Trần Hữu Bình

    56 trang | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0

  • Hệ điều hàhh - Bộ nhớ ảo

    19 trang | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0

  • Giáo trình Trí tuệ nhân tạo Chương 2 Các phương pháp tìm kiếm lời giải trong không gian trạng thái

    67 trang | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0

  • Giáo trình nguyên lý hệ điều hành

    165 trang | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1

  • Tài liệu hướng dẫn sửdụng windows xp

    35 trang | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0

Copyright © 2024 ZUN.vn - Thư viện luận văn, Mẫu Đơn, Thư viện tài liệu tham khảo hay

ZUN.vn on Facebook Follow @ZUN_VN

Từ khóa » Trong Domain Controller Tệp Ntds.dit Có Chức Năng Nào Sau đây