BÀI GIẢNG HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ POLYMER - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật người ta đã áp dụng những phương pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu cấu trúc polymer và đưa ra kết luận: − Hợp chất polymer là tổ hợp của các ph
Trang 1CHÍ MINH TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HÓA
Trang 2Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hợp chất polymer
1.1 Lịch sử phát triển ngành polymer
Các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn gọi là hợp chất cao phân tử hay polymer, đã được hình thành trong thiên nhiên từ những ngày đầu tồn tại của trái đất thí dụ : xenlulôzơ ( thành phần chủ yếu của thực vật), protit ( thành phần chủ yếu của tế bào sống)…
Từ thời xa xưa người ta biết sử dụng sợi bông, sợi tơ tầm, sợi len để làm quần áo Người ái cập cổ xưa biết sử dụng giấy polymer để viết thư cho đến khi tìm
ra được phương pháp điều chế hợp chất cao phân tử khác là giấy
Năm 1833, Gay lussac tổng hợp được polyester khi đun nóng acid lactic, Braconot điều chế được Nitroxenlolozơ bằng phương pháp chuyển hoá đồng dạng
Từ đó mở ra thời kỳ mới, thời kỳ tổng hợp polymer bằng phương pháp hoá học và đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của polymer thiên nhiên
Đến cuối thế kỹ 19 và đầu thế kỷ 20 việc nghiên cứu hợp chất polymer được phát triển mạnh mẻ
Nhờ những thành tựu của khoa học kỹ thuật người ta đã áp dụng những phương pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu cấu trúc polymer và đưa ra kết luận:
− Hợp chất polymer là tổ hợp của các phân tử có độ lớn khác nhau về cấu trúc và thành phần đơn vị cấu trúc monomer trong mạch phân tử
− Các nguyên tử hình thành mạch chính của phân tử lớn có thể tồn tại ở dạng sợi và có thể dao động xung quanh liên kết hoá trị, làm thay đổi cấu dạng của đại phân tử
− Tính chất của polymer phụ thuộc vào khối lượng phân tử, cấu trúc thành phần hoá học của phân tử, cũng như sự tương tác của các phân tử
− Dung dịch polymer là một hệ bền nhiệt động học, không khác với dung dịch của hợp chất thấp phân tử, nhưng lực tổ hợp và solvate hoá lớn ngay trong dung dịch loãng
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi của các hợp chất polymer
Thí dụ: cao su là vật liệu không thể thiếu trong ngành giao thông vận tải
Trang 3nhựa Polyethylene (PE) , polypropylene (PP), PS, ABS… mà sản phẩm gia dụng của
nó không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày Polyester không no, epoxy, PF, UF …
là nhựa nền cho vật liệu composite Hơn thế nửa có thể tổng hợp được polymer tinh thể lỏng ứng dụng làm màng hình tinh thể lỏng…
1.2 Khái niệmcơ bản
− Polymer: là hợp chất cao phân tử chứa nhiều nhóm nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hoá
− Monomer: là nhựng hợp chất cơ bản ban đầu để chuyển hoá thành polymer
− Olygome: polyme khối lượng phân tử thấp (hợp chất trung gian), chưa mang những đặc trưng tính chất như polyme Sự phân biệt giữa oligome và polyme không rõ ràng, tuy nhiên oligome không có sự thay đổi rõ ràng với những tính chất quan trọng
− Mắc xích cơ sở: là những nhóm nguyên tử lặp đi lặp lại trong phân tử polymer
− Đoạn mạch: là một giá trị trọng lượng của các mắc xích liền nhau sao cho
sự dịch chuyển của mắc xích liền sau đó không phụ thuộc vào mắc xích ban đầu
− Nhóm cuối: là nhóm nguyên tử đặc trưng nằm ở cuối mạch polymer Những olygomer hoạt động có chứa nhóm cuối có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp, thường được dùng để tổng hợp copolyme và polymer không gian
− Độ trùng hợp (n): biểu thị số mác xích cơ sở có trong đại phân tử của polymer
m
M
n =
M: khối lượng phân tử trung bình của Polymer
m : khối lượng phân tử của mắc xích
− Khối lượng phân tử của polymer
Khối lượng phân tử trung bình số Mn
∑
∑
=
i i i i i n
N
MNM
Mi : khối lượng phân tử của mạch i
Ni : số phân tử có khối lượng Mi có trong hệ
Trang 4Khối lượng phân tử trung bình số thể hiện phần số học các mạch hiện diện trong hổn hợp.
Khối lượng phân tử trung bình khối Mw
∑
=
i i i
i i i
NM
NMW
:
WiPhần khối lượng của mạch phân tử có độ trùng hợp i
∑
= i
i i
+ Thí dụ : Trong cao su tổng hợp Ip = 2 trong khi đó cao su thiên nhiên
có độ đa phân tán tương đương 5
1.4 Phân loại
Polymer được phân loại theo nhiều cách khác nhau
− Phân loại theo nguồn gốc: polymer thiên nhiên ( cao su, celluclose, tinh bột, protide…), polymer tổng hợp
− Phân loại theo thành phần hoá học của mạch chính của polymer
+ Polymer mạch carbon: mạch phân tử được cấu thành từ nguyên tử carbon Polymer này được hình thành từ các olyfine hay các dẫn xuất của hydrocarbon
Trang 5+ Polymer dị mạch: mạch chính được hình thành từ carbon và các nguyên
tố phổ biến như : S, O, N, P…
+ Polymer vô cơ: mạch chính của polymer không phải là carbon
− Phân loại theo cấu trúc mạch phân tử
+ Polymer không phân nhánh: A – A – A – A
-+ Polymer phân nhánh
+ Polymer mạch có cấu trúc không gian
1.5 Sự khác nhau giữa hợp chất cao phân tử và hợp chất thấp phân tử
Về quan điểm hoá học: hợp chất cao phân tử không khác gì so với hợp chất thấp phân tử nhưng các hợp chất cao phân tử có kích lớn, cồng kềnh khó dịch chuyển chính vì thế khả năng phản ứng của các nhóm chức là chậm so với nhóm chức của hợp chất thấp phân tử
Sự khác nhau cơ bản giữa hợp chất cao phân tử và thấp phân tử là tính chất vật lý Các polymer có khối lượng phân tử lớn, lực tương tác giữa các phân tử lớn cho nên nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tỷ khối cao hơn hợp chất thấp phân tử nhất
là đối với polymer có tính phân cực lớn
Dung dịch polymer có độ nhớt cao, ngay cả trong dung dịch loãng của polymer độ nhớt cũng cao hơn độ nhớt của dung dịch đặc của hợp chất thấp phân
tử Khi hoà tan polymer vào dung môi thì quá trình hoà tan thường chậm và phải qua giai đoạn trung gian là trương lên trước sau đó mới hoà tan Thậm chí có những polymer không tan trong dung môi nào
Các sợi, màng polymer có độ bền cơ học khác nhau, khác với hợp chất thấp phân tử, đặc biệt phụ thuộc vào hình dạng, cấu trúc và bản chất phân bố tương hổ của các phân tử và nhiệt độ Khi có ngoại lực tác dụng thì các hợp chất cao phân tử không biến dạng hoàn toàn ngay như hợp chất thấp phân tử mà phải trải qua thời gian nhất định Thời gian này càng dài nếu nhiệt độ thấp ở một số polymer như cao
su sự biến dạng thuận nghịch gấp hang nghìn lần so với hợp chất thấp phân tử
Trang 61.6 Cấu tạo cấu trúc polymer
Polyme là những phân tử mạch lớn, cấu tạo từ nhiều nhóm hoá học có thành phần giống nhau hoặc khác nhau Các nhóm hoá học này được gọi là mắt xích Các mắt xích sắp xếp trong mạch theo một trình tự đều đặn hay không đều đặn, có thể phân nhánh hay có cấu tạo mạng lưới và cấu tạo không gian bất kỳ Phân tử mạch dài có mức độ đối xứng lớn Chiều dài rất lớn so với nhiều ngang, chúng uốn khúc hoặc cuộn rối Sỡ dĩ có hiện tượng này là do chuyển động quay nội tại của phân tử
do mạch quá dài và do độ có cực quyết định độ mềm của mạch
1.6.1 Tính bất đẳng hướng.
Khi tác dụng ngoại lực lên mẫu theo hai hướng khác nhau, lực tác dụng theo chiều dọc cần phải lớn thì mẫu mới bị biến dạng hoặc bị đứt Trong khi đó hướng lực tác dụng ngang nhỏ nhưng mẫu đã bị biến dạng (hoặc bị đứt) Hiện tượng không đồng nhất về tính chất của polymer gọi là tính bất đẳng hướng
Sở dĩ có tính chất đó là do các phân tử định hướng, sắp xếp theo chiều của ngoại lực tác dụng Muốn làm biến dạng theo chiều dọc các phân từ cần phải tác dụng lực rất lớn tác động lên mối nối hoá học và gốc hoá trị Như vậy có nghĩa là độ bền theo chiều dọc phân tử khá lớn
Muốn làm biến dạng theo chiều ngang các phân tử chỉ cần dùng một lực thắng được lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử Năng lượng liên kết này bé hơn rất nhiều so với năng lượng liên kết của các mối nối hoá học, do vậy độ bền cũng kém hơn
Hiện tượng bất đẳng hướng có thể thấy rõ nhất ở tính chất của sợi
1.6.2 Tính có cực của polymer
Những polymer mà phân tử có các mối nối có cực không đối xứng với nhau,
là những polymer có cực ( lưỡng cực) Các phân tử không có mối nối có cực hoặc
có những sắp xếp đối xứng và cân bằng với nhau gọi là các polyme không cực
Mối nối giữa các nguyên tử là có cực khi sự phân bố mật độ các đám mây điện tử do mối nối tạo ra không đối xứng Ví dụ trong phân tử HF, mật độ đám mây điện tử ở nguyên tử F lớn hơn nguyên tử H
Mức độ có cực được đánh giá bằng đại lượng mômen lưỡng cực (μo)
Moment lưỡng cực bằng tích số đại lượng điện tích q và khoảng cách giữa các điện
tích :
μ o = q.l
Trang 7C CH
HH
Các polymer cấu tạo theo loại hydrocacbon đều không có cực, ví dụ như: polyetylen, polypropylen…các loại có cực lớn như rượu polyvinylic, tinh bột…vì chúng chứa nhiều nhóm có cực mạnh OH
Tuy nhiên, sự có mặt các nhóm có cực trong phân tử không phải luôn luôn thể hiện được mức độ có cực của phân tử Nếu các mối nối có cực trong phân tử sắp xếp đối xứng thì điện trường của chúng bù trừ lẫn nhau, nên mômen lưỡng cực của phân tử bằng 0 Như thế mức độ có cực của polymer có thể xác định được theo độ
có cực của nhóm có trong thành phần polymer, nhưng phải tính đến cách sắp xếp của các nhóm này torng không gian có đối xứng hay không và phải tính đến mật độ phân bố của chúng dọc theo mạch
1.6.3 Hình thái cấu tạo và hình thái sắp xếp.
Hình thái cấu tạo: trong một mạch polymer dài có thể có các hình thái cấu tạo khác nhau Ví dụ như polyisopren có hai hình thái cấu tạo bền vững:
Cấu tạo trans – guttapersa:
Hình 1.1 : cấu tạo trans-guttapersa
Hình 1.2 : cấu tạo cis-cao su thiên nhiên
Trang 8Hình 1.4 : Cấu tạo Syndiotactic
Muốn biến đổi từ trạng thái trans sang trạng thái cis hoặc từ trạng thái isotactic sang trạng thái sindiotactic không thể bằng cách quay nội tại trong phân tử,
vì trong cấu tạo của hai polyme này đều có gốc R tương đối lớn, chúng sẽ làm cản trở sự quay của phân tử
Muốn thắng sức cản này, cần phải cung cấp một năng lượng rất lớn Do đó hai dạng hình thái cấu tạo trên không thể biến đổi lẫn nhau được
Như vậy : hình thái cấu tạo là sự sắp xếp các nguyên tử trong không gian theo những vị trí cố định ứng với cấu tạo hoá học xác định
Hình thái sắp xếp : là sự thay đổi vị trí các nguyên tử trong không gian và năng lượng của phân tử do chuyển động nhiệt làm xuất hiện sự quay nội tại trong phân tử Trong trường hợp này không làm đứt các liên kết hoá học
Tóm lại : hình thái cấu tạo của polymer là hình thái bền vững, không thể biến đổi lẫn nhau được Còn hình thái sắp xếp là do chuyển động nhiệt làm cho các nhóm nguyên tử hoặc mắt xích trong phân tử luôn luôn thay đổi vị trí trong không gian
1.6.4 Tính mềm dẻo của mạch polymer
Các tính chất vật lý của hợp chất cao phân tử thường phụ thuộc vào cấu tạo hoá học của chúng Mối quan hệ giữa tính chất vật lý và cấu tạo hoá học của polyme
Trang 9rất phức tạp Muốn hiểu được quan hệ này, trước tiên chúng ta cần xét đến độ mềm dẻo của mạch cao phân tử.
Nguyên nhân chính làm cho mạch polyme mềm dẻo là từ sự quay nội tại của các phần tử riêng lẻ trong phân tử Ngoài ra còn do kích thước của mạch polyme không cân đối _ nghĩa là chiều dài của mạch rất lớn so với chiều ngang
Sự quay nội tại trong phân tử là hiện tượng quay của một phần tử tương ứng với phần tử khác trong phân tử
Xét sự quay nội tại trong phân tử polyme đơn giản, độc lập, các nguyên tử cacbon chỉ kết hợp với nhau bằng liên kết δ
Giả thuyết rằng các mắt xích của mạch ở trạng thái chuyển động nhiệt, nghĩa
là một mắt xích có thể quay tương đối với mắt xích bên cạnh Khi góc quay hoá trị trong mạch không cố định và sự quay của liên kết δ là tự do Như thế các mắt xích
có thể chiếm các hình thái sắp xếp bất kỳ, nghĩa là có độ uốn khúc cực đại
Hình 1.5 : hiện tượng quay nội tại của phân tử polymeTrong mạch phân tủ polyme, các góc hoá trị là đại lượng hoàn toàn xác định, khi các mắt xích quay thì góc hoá trị có thể thay đổi nhưng không đáng kể Như thế
vị trí của mắt xích sau phụ thuộc vào mắt xích trước Như vậy thực tế polyme không thể quay hoàn toàn tự do, như thế mạch phân tử ít thay đổi hình thái sắp xếp hơn, nhưng vẫn có khả năng uốn khúc
Nhưng trong thực tế, polymer là một hệ thống gồm nhiều đại phân tử, trong
đó sự quay nội tại của phân tử bị cản trở do lực tác dụng tương hỗ giữa các nguyên
tử không có liên kết hoá học với nhau Nghĩa là có thể do lực tác dụng giữa các nguyên tử trong cùng một mạch (lực nội phân tử), và giữa các nguyên tử của các mạch khác nhau nhưng nằm cạnh nhau (lực tác dụng giữa các phân tử)
Lực tác dụng giữa các phân tử trong polyme có thể là lực liên kết hydrô, lực Vanderwal (tĩnh điện), lực phân tán, lực định hướng, lực biến dạng Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tấm đến lực tương hỗ nội phân tử
Trang 10+ Tác dụng tương hỗ ở khoảng cách gần : là lực tác dụng tương hỗ giữa các nguyên tử hay nhóm nguyên tử gần nhau (giữa các nguyên tử giữa các mắt xích).
+ Tác dụng tương hỗ ở khoảng cách xa : là lực tác dụng tương hỗ giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử của các mắt xích ở cách xa nhau Lực này xuất hiện trong trường hợp mạch polyme cong hướng đến các vị trí gần nhau, và như thế giữa các mắt xích xuất hiện lực kéo hoặc lực đẩy
Do đó tác dụng tương hỗ ở khoảng gần gây cản trở quay tự do
Trong quá trình quay của một phần tử tương ứng với phần tủ khác trong mạch, lực nội phân tử sẽ làm thay đổi thế năng của mạch polyme
Nếu một vị trí của mắt xích có thế năng U1 do chuyển động nhiệt đến vị trí có thế năng U2 thì năng lượng chuyển dịch vị trí này đến vị trí khác là ∆U
Và ∆U quyết định tính mềm dẻo của mạch polyme và điều kiện ở cân bằng nhiệt động nên gọi là độ mềm nhiệt động
Tuy nhiên ngoài khả năng uốn khúc, còn có vận tốc chuyển dịch từ vị trí này tới vị trí khác Và vận tốc biến đổi hình thái sắp xếp phụ thuộc vào tỉ lệ thềm thế năng quay nôi tại U0 và năng lượng của ngoại lực Do đó, U0 còn được gọi là độ mềm động học
Hai độ mềm dẻo nhiệt động và động học có thể không trùng nhau khi độ mềm nhiệt động học lớn, vận tốc quay của các mắt xích có thễ bé (mạch vẫn có thể cứng)
Sự quay và sự chuyển dịch của các mắt xích từ một vị trí này tới một vị trí khác chỉ xảy ra khi có năng lượng dự trữ cần thiết Điều đó có nghĩa không phải các mắt xích có thể chiếm bất kỳ một vị trí nào trong không gian, mà chỉ có một số vị trí cho phép do có mặt lực tác dụng tương hỗ, tuy nhiên nếu đại phân tử không có năng lượng dự trữ cần thiết thì các mắt xích không thể quay, nhưng chúng có thể chuyển động nhiệt đặc trưng (các dao động xung quanh các vị trí có năng lượng cực tiểu)
Dao động này cũng tạo cho polyme mềm dẻo, dao động càng lớn mạch càng mềm
Trang 111.6.5 Khái niệm hiện đại về cấu trúc ngoại vi phân tử polymer.
Như chúng ta đã biết, tính chất các hợp chất thấp phân tử ở trạng thái ngưng
tụ không những chỉ phụ thuộc vào thành phần và cấu tạo, mà còn phụ thuộc vào sự sắp xếp tương hỗ giữa chúng với nhau, có nghĩa là cấu trúc của vật thể Điển hình nhất là hiện tượng chuyển pha (nóng chảy, kết tinh hoặc chuyển từ một dạng tinh thể này về dạng khác ), khi đó hàng loạt các tính chất lý học thay đổi do sự biến đổi cấu trúc
Ở các chất lỏng, các phân tử luôn sắp xếp theo thứ tự gần và khi kết tinh xuất hiện thứ tự xa Trong nhiều năm, việc nghiên cứu trật tự sắp xếp của các đại phân tử
đã giải thích được khả năng tổng hợp polyme ở trạng thái tinh thể hoặc vô định hình
và nghiên cứu dạng mạng lưới tinh thể
Cấu trúc của polyme theo thuyết « cấu tạo mixel » , thì mỗi mixel là một tập hợp các đại phân tử mạch cứng dưới dạng bó Nhưng thuyết này không thể giải thích được các tính chất của polyme và hoàn toàn không thể giải thích được quá trình hoà tan của polyme
Sự phát triển của những giả thuyết về độ mềm dẽo của mạch polyme cũng như những tài liệu thực nghiệm về cấu trúc của chúng đưa đến việc tạo nên giả thuyết về sự sắp xếp tương hỗ trong cấu trúc của polyme Chẳng hạn người ta coi cao su như là một tập hợp các mạch rất dài và cuộn rối lại với nhau Dưới ảnh hưởng nhiệt, chúng luôn luôn thay đổi hình dạng
Ngoài ra còn có giả thuyết khác đưa ra mô hình mẫu polyme tinh thể, trong đó cùng tồn tại các vùng tinh thể và vô định hình và một mạch phân tử có thể đi qua các vùng tinh thể và vô định hình Theo mô hình này, ở các vùng vô định hình các mạch phân tử có thể nằm cuộn rối lại với nhau
Ngày nay, những kết quả nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử, người ta đưa
ra những lí thuyết mới – lý thuyết về cấu trúc ngoại vi phân tử polyme : là cấu trúc bất kỳ, được tạo nên do sự sắp xếp khác nhau của các đại phân tử, hay nói một cách khác là polyme được đặc trưng bằng nhiều loại cấu trúc ngoại vi phân tử ở trạng thái tinh thể và bởi khả năng ổn định trình tự sắp xếp ngay từ trong trạng thái
vô định hình
Cấu trúc ngoại vi phân tử của polyme vô định hình
Nếu như các đại phân tử đủ mềm dẻo, thì chúng sẽ cuộn lại thành những hạt hình cầu và đượi gọi là cấu trúc dạng cầu Sự sắp xếp tương hỗ các phần của đại
Trang 12mạch phân tử bên trong cấu trúc này không theo thứ tự nào cả Và nếu như một polyme có cấu dạng hình cầu thì nó nằm ở trạng thái vô định hình.
Trong những dung dịch loãng, phần lớn các đại phân tử có dạng hình cầu, cho nên phương pháp chung để đưa polyme về cấu trúc có dạng hình cầu là làm bay hơi dung môi khỏi dung dịch ở nhiệt độ tương đối thấp
Có sự hình thành hình cầu là do nội lực phân tử lớn hơn nhiều so với lực tác dụng tương hỗ giữa các phân tử Nhưng để chuyển từ dạng thẳng về dạng cầu, mạch phân tử cần có độ mềm dẻo lớn hơn để có thể cuộn tròn lại Lực tác dụng tương hỗ giữa các nhóm nguyên tử trong mạch càng lớn thì mạch càng có khả năng chuyển vào dạng cầu Cho nên đôi khi những mạch phân tử rất cứng nhưng có nội lực phân tử lớn nên vẫn có thể ở dạng cầu Trong khi đó nhũng đại phân tử không cực, mạch mềm vẫn có cấu trúc dạng thẳng
Dung dịch các polyme ở dạng cầu, có độ nhớt thấp hơn và phù hợp với định luật Einstein và nó cũng giống như những dung dịch keo bình thường khác Ở trạng thái thuỷ tinh chúng không có biến dạng mềm cao nên bắt buộc giòn Độ bền của chúng phụ thuộc vào giới hạn phân chia bề mặt giữa các hạt hình cầu với nhau Nếu như kết bó chặt chẽ thì polyme trong suốt và có độ bền cao hơn Trong trường hợp ngược lại chúng sẽ đục và có độ bền giảm đi Mạch phân tử có dạng cầu sẽ tạo thuận lợi trong quá trình hoà tan polyme
Ngoài ra những polyme mạch cứng thì đại phân tử không thể cuộn tròn lại mà
nó ở dạng thẳng ( trạng thái bất đối xứng) hay còn gọi là dưới dạng bó Đặc điểm của dạng bó là là chiều dài của nó lớn hơn rất nhiều so với chiều dài của từng mạch riêng biệt
Nếu như polyme ở trạng thái mềm cao : Đối với những mạch đại phân tử rất mềm dẻo và linh động thì các hạt hình cầu có thể liên kết lại với nhau thành hạt có kích thước lớn hơn Đối với những mạch không cứng lắm, hoặc nếu lực tác dụng nội phân tử đủ lớn, thì hạt dạng cầu đơn phân tử có thể tồn tại ở nồng độ khá lớn, thậm chí ở cả trạng thái rắn Như vậy thấy rằng điều kiện để xuất hiện cấu trúc dạng cầu
có thể do mạch đại phân tử riêng biệt cuộn tròn lại hoặc có thể được tạo thành trực tiếp trong quá trình trùng hợp
Qua đây, ta thấy rằng ở trạng thái vô định hình, các phân tử polyme không phải lúc nào cũng ở trạng thái cuộn rối, hoặc sắp xếp không theo một trật tự nào, trái lại chúng có thể sắp sếp theo những thứ tự nhất định và đó chính là điều kiện cơ bản đầu tiên để polyme có thể kết tinh
Trang 13Cấu trúc ngoại vi phân tử của polyme tinh thể.
Chúng ta đã biết rằng, những đơn vị cấu trúc thẳng có nhiều khả năng để phát triển thành dạng cấu trúc có mức độ thứ tự cao hơn Vì vậy, chúng ta đặc biệt chú ý đến cấu trúc ngoại vi phân tử ở dạng bó Ở trạng thái vô định hình, các cấu trúc dạng bó có hình dạng cân đối và trong một số trướng hợp có khả năng tập hợp lại và tạo thành các fibril hoặc zendrit có kích thước lớn hơn Như vậy trong quá trình kết tinh polyme sẽ hình thành nên nhiều dạng cấu trúc ngoại vi phân tử phức tạp
Trong cấu trúc dạng bó các đại phân tử sắp xếp song song và nối tiếp
Nếu cấu trúc dạng bó từ những mạch phân tử không điều hoà, thì đại phân tử bị uốn cong lại thành hình dạng có nhiều góc cạnh và khi đó không thể tham gia vào quá trình kết tinh được
Cấu trúc dạng bó khi tham gia vào quá trình kết tinh có giới hạn phân chia và đựơc đặc trưng bằng sức căng bề mặt Khi đó nó trở thành pha mới_ pha tinh thể Đối với những cấu trúc như vậy ứng suất nội tại sẽ nhỏ, nhưng những cấu trúc dài
và mỏng có năng lượng bề mặt dư, do đó chúng có khả năng gấp lại dưới dạng băng gấp và khi đó bề mặt không lớn
Trang 14Theo V.A.Carghin (Viện sĩ Nga), tất cả các loại cấu trúc ngoại vi phân tủ ở polymer có thể bao gồm 4 nhóm sau :
Nhóm 1 : cấu trúc dạng cầu thường tồn tại ở các dạng polymer vô định hình được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng
Nhóm 2 : cấu trúc dạng vạch đặc trưng cho các polymer nằm ở trạng thái mềm cao ( cao su)
Nhóm 3 : cấu trúc dạng sợi đặc trưng cho các loại polymer vô định hình có trật
tự ổn định cao tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp
Nhóm 4 : cấu trúc các tinh thể có kích thước lớn tạo thành ở polymer tinh thể
Trang 15Chương 2: Phản ứng tổng hợp các hợp chất polymer
2.1 Khả năng phản ứng của monomer
Monomer là những hợp chất thấp phân tử Các monomer muốn tham gia vào phản ứng tạo polymer thì phải là hợp chất đa chức (ít nhất là hai chức) chức của monomer có thể là hợp chất chứa nối đôi, nối ba hoặc các nhóm chức ( – OH ,
Nhiệt độ là yếu tố quan trong trong phản ứng tồng hợp các hợp chất cao phân
tử nhiệt độ khác nhau có thể sẽ xảy ra phản ứng khác nhau nếu có nhiều phản ứng xảy ra trong hổn hợp…
Trang 16Xúc tác
Hơn 90% các phản ứng hoá học đều sử dụng xúc tác Xúc tác có thể sẽ làm giảm nhiệt độ, làm tăng tốc độ phản ứng Xúc tác sẽ định hướng tạo sản phẩm, hiệu xuất chuyển hóa…
Nguyên liệu
Các monomer là nguồn nguyên liệu để tổng hợp polymer Nguồn nguyên liệu
có thể thu được trực tiếp từ khí thiên nhiên hay quá trình chưng cất dầu mỏ như etylen, propylene, …
Các monomer cũng được điều chế từ các monomer khác…
2.3 Phản ứng trùng hợp
Trùng hợp là phản ứng kết hợp của các monomer để tạo thành polymer mà thành phần hoá học của các mắc xích cơ sở không khác với thành phần của các monomer ban đầu
nA → –( A )n –
n n
2.3.1 Phản ứng trùng hợp gốc
− Phản ứng trùng hợp gốc là phản ứng tạo polymer từ các monomer chứa nối đôi (liên kết etylen)
− Các giai đoạn của phản ứng
Giai đoạn khơi mào và tác nhân khơi mào
Giai đoạn này các góc tự do của monomer sinh ra do sự tác kích của các góc
tự do của chất khơi mào và các tác nhân vật lý bên ngoài
o o
o
M R M
R R R
→ +
o
ROO R
ROOR
N R R N N R
+
→
↑ +
+ Khơi mào bằng tác nhân vật lý: tia α,β,γ,X các tác nhân vật lý tác
kích vào monomer sinh ra góc tự do của monomer
Giai đoạn phát triển mạch:
Giai đoạn này xảy ra phản ứng của các gốc tự do của monomer tạo polymer
Trang 17Đặc điểm của giai đoạn này tốc độ của phản ứng sẽ giảm dần theo thời gian
do trọng lượng phânt tử polymer tăng và làm khả năng phản ứng giảm
Giai đọan ngắt mạch
Ngắt mạch nhị phân tử: do sự tái hợp của góc tự do
- Tái hợp góc tự do của hai polymer
- Tái hợp gốc tự do của polymer và góc tự do của tác nhân khơi màoNgắt mạch đơn phân tử: do độ nhớt của polymer tăng làm giảm khả năng phản ứng
và cuối cùng ngắt mạch hoàn toàn
2.3.2 Động học phản ứng trùng hợp gốc
Để nghiên cứu quá trình trùng hợp người ta thống nhất các qui uớc như sau:
− Quá trình trùng hợp sẽ phát triển đến trạng thái ổn định thì vận tốc sinh ra gốc tự do bằng vận tốc ngắt mạch
− Các monomer chỉ tiêu hao trong quá trình phát triển mạch
− Quá trình truyền mạch (nếu có) không làm thay đổi hoạt tính của monomer
MR • + • → k 3 −
Vận tốc phân hủy chất khơi mào vo
[ ] k [ ]Idt
Id
v = − • = •
Khi đạt trạng thái ổn định v1 = v3
Trang 181 2 2
k
k k M R k v
v =
Vận tốc trùng hợp gốc tỷ lệ thuận với nồng độ monomer và căn bậc 2 của nồng độ chất khơi mào.
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trùng hợp gốc
− Ảnh hưởng của oxy và tạp chất:
Tùy theo bản chất của monomer và điều kiện phản ứng mà oxy và các tạp chất ảnh hưởng đến quá trình phản ứng các tạp chất và oxy có thể tác dụng với monomer tạo hợp chất hoạt động kích thích phản ứng hoặc tạo hợp chất bền gây ức chế phản ứng Vì vậy, quá trình phản ứng đòi hỏi monomer phải thật tinh khiết và thực hiện trong môi trường khí trơ
− Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Ảnh hưởng của nhiệt độ rất phức tạp Song, bằng thực nghiệm thấy được khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ tăng 2 đến 3 lần và tốc độ tăng làm giảm khối lượng phân tử trung bình polymer và khả năng tạo mạch nhánh nhiều hơn do tốc độ truyền mạch tăng
− Ảnh hưởng nồng độ chất khơi mào (xem phần tên)
− Ảnh hưởng của nồng độ monomer:
Khi nồng độ monomer tăng thì vận tốc trùng hợp tăng và độ trùng hợp trung bình cũng tăng
− Ảnh hưởng của áp suất:
Nói chung khi áp suất thấp và trung bình thì không ảnh hưởng đến quá trình phản ứng Song, ở áp suất khoảng 1000 atm, vận tốc trùng hợp và độ trùng hợp trung bình cũng tăng
Trang 192.4 Trùng hợp ion
Đặc điểm
− Phản ứng xảy ra dưới tác dụng của xúc tác, có tính chọn lọc
− Vận tốc phản ứng trùng hợp ion lớn hơn rất nhiều so với phản ứng trùng hợp gốc
− Trùng hợp ion thường được tiến hành trong dung dịch, nên phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào dung môi
Trùng hợp cation
Trùng hợp cation dùng chất khơi mào là acid hay tác nhân ái điện tử và
thường xảy ra bằng việc mở nối đôi C = C tạo thành ion carbonion
R
Y CH2CHR+
Phản ứng khơi mào và phát triển trong môi trường monomer tinh khiết có thề
có hoặc không có dung môi của monomer tạo thành
Đặc điểm: phản ứng này đơn giản, polymer sạch Tuy nhiên, cũng có khó
khăn là độ nhớt của dung dịch cao dẫn đến nhiệt cục bộ dẫn đến polymer tạo thành
có độ phân tán cao và sản phẩm tạo thành ở dạng khối, khó có lấy sản phẩm và gia công gặp nhiều khó khăn
Trùng hợp huyền phù
Các monomer phân tán thành những giọt nhỏ (từ vài micromet đến 0,1 mm) trong môi trường liên tục Nồng độ monomer lớn (50%) Chất khơi mào tao trong giọt monomer và động học phản ứng giống như trùng hợp khối
Chất ổn định thường sử dụng: gelatin, tinh bột, rượu polyvynilic Phương pháp này cho sản phẩm khá tinh khiết và có thể tách polymer ra khỏi môi trường phân tán bằng áp suất thấp
Trùng hợp nhũ tương
Các monomer phân tán thành những giọt nhỏ (0,05 đến 5 nm)
Trang 20Phương pháp này khác với phương pháp trùng hợp huyền phù ở chổ: nồng
độ chất nhũ hóa lớn, chất khơi mào tan trong môi trường liên tục và phản ứng xảy ra trên bề mặt mixen keo
Các chất nhũ hóa thường sử dụng là các loại xà phòng oleate, palmitate, laurate kim loại kiềm, muối natri của các sulfo acid thơm
Trùng hợp dung dịch
Sử dụng dung môi hòa tan cả monomer và polymer
Phương pháp này không kinh tế do thu hồi dung môi và làm khô sản phẩm gặp nhiều khó khăn
2.6 Phản ứng đồng trùng hợp
Đồng trùng hợp là quá trình trùng hợp đồng thời hai hay nhiều loại monomer với nhau
2.6.1 Động học của phản ứng đồng trùng hợp theo cơ chế thống kê
Trong hỗn hợp phản ứng có hai loại monomer M1 và M2, tiến hành đồng trùng hợp gốc có thể có 4 khả năng phát triển mạch:
Thực tế thì độ hoạt động của các monomer bao giờ cũng khác nhau, cấu tạo hóa học khác nhau, do đó để đánh giá độ hoạt động và khả năng đông trùng hợp người ta sử dụng đại lượng hằng số đồng trùng hợp r để xác định thành phần của các cấu tử trong copolymer
12
11 1
KK
Trang 21Khi đồng trùng hợp có các trường hợp sau có thể xảy ra
r1 < 1; r2 < 1 : hai cấu tử có khuynh hướng đồng trùng hợp đẳng phí
r1 > 1; r2 < 1 : copolymer giàu cấu tử M1
r2 > 1; r1 < 1 : copolymer giàu cấu tư M2
r1 > 1; r2 > 1 : hỗn hợp hai polymer riêng lẽ, hoặc khó tạo thành copolymer
Tổng hợp copolymer có thể bằng phương pháp trùng hợp hay trùng ngưng đều quan trọng là sản phẩm của tổng hai loại monomer M1 và M2 không phải là hổn hợp hay là sự trộn giữa n1[M1] + n2[M2] Đồng trùng hợp (hay đồng trùng ngưng) được ứng dụng nhiều trong thực tế vì làm thay đổi hay cải thiện tính chất của cao phân tử theo mục đích sử dụng
Thí dụ: PS chịu được nhiệt độ cao, giá rẽ Tuy nhiên, PS có tính dòn và khó nhuộm màu Để cải thiện tính dòn của PS ta tiến hành đồng trùng hợp PS với cao su butadien
Phân loại copolymer:
− Copolymer mạch thẳng (Block copolymer )
Block copolymer là loại polymer mà trong phân tử của chúng chứa các monomer hoặc mắc xích luân phiên nhau
Phản ứng tạo block copolymer:
Trang 22− Copolymer ghép ( graft copolymer)
Graft coplymer được tổng hợp từ các đại mạch phân tử còn nhiều nhóm hoạt động nằm vị trí nhánh trong phân tử Hoặc được tổng hợp qua các phản ứng truyền mạch của polymer Tuy nhiên phản ứng truyền mạch khó kiểm soát được và đồng thời sinh ra polymer khối
Trang 23Đặc điểm chung của phản ứng trùng ngưng
Phản ứng trùng ngưng lớn mạch do sự tương tác của monomer với polymer hoặc giữa các đại mạch phân tử với nhau Chính vì vậy mà polymer thu được có độ
đa phân tán cao
Nếu các monomer có nhiều hơn hai chức và điều kiện phản ứng mà sản phẩm có thể sẽ thu được polymer phân nhánh hoặc ba chiều
Phản ứng trùng ngưng dừng khi các nhóm chức phản ứng hết Thực tế nhóm chức của polymer có khối lượng phân tử lớn rất khó phản ứng do án ngữ không gian Chính vì thế sản phẩm polymer thường tồn tại nhóm chức ở hai đầu mạch, và loại nhóm chức phụ thuộc vào hàm lượng của monomer ban đầu
Thí dụ:
Phản ứng tạo polyesther (– OH + HOOC – )
Phản ứng tạo polyamide (– NH2 + HOOC – )
2.7.1 Phân loại phản ứng trùng ngưng
Trùng ngưng hai chiều (các monomer tham gia phản ứng có hai nhóm chức cùng hoặc khác nhau); trùng ngưng 3 chiều (các monomer chứa ít nhất ba nhóm chức)
Trùng ngưng đồng thể hoặc trùng ngưng dị thể (hai loại monomer không hòa tan vào nhau)
Đồng đa tụ (đồng trùng ngưng), trùng ngưng giữa hai loại monomer với nhau
2.7.2 Tính độ chức trung bình polymer
Định nghĩa: độ chức trung bình f của của một hệ phản ứng (gồm một hay nhiều loại polymer) là số lượng trung bình các nhóm chức hoạt động trên một đơn vị monomer
n
fnf
ni : số monomer có trong hệ phản ứng
fi: số chức của mỗi monomer
Thí dụ: hỗn hợp phản ứng gồm: 8 monomer 3 chức và 12 monomer 2 chức
4,212
8
12)
x (28)
x 3(
Trang 24Xét hệ phản ứng có độ chức trung bình lớn hơn 2 ( f >2)
Với: no: số phân tử ban đầu trướt khi phản ứng (số lượng monomer)
n: số phân tử ở thời điểm t (bao gồm monomer và polymer)
Ở thời điểm t = 0 số chức có trong hệ là: no f = NoTại thời điểm t: số chức đã phản ứng 2(no - n)
Vậy:
f n
] n n [ 2 p
2 p
Khái quát:
Thời điểm đầu phản ứng t = 0 ⇒ n = no ⇒ p = 0
Thời điểm cuối phản ứng t = ∞ ⇒ n << no ⇒
0 p 0 t
- Độ trùng hợp trung bình số: DP n
n
n m
M N
DP N
i
i i
2 p
Nhận xét:
- Nếu phản ứng trùng ngưng chỉ tạo ra một phân tử polymer (n = 1) mạch thẳng (có độ chức trung bình bằng 2) hoặc mạch không gian (có
độ chức trung bình lớn hơn 2) thì độ trùng ngưng trung bình vô cùng
lớn và độ chuyển hóa trung bình tiến đến giá trị
f 2
- Trường hợp trùng ngưng mạch thẳng (f = 2), và độ trùng hợp lớn vô cùng thì độ chuyển hóa tiến dần tới 1
1
p DP
2 f
Trang 25Trong trường hợp trùng ngưng mạch thẳng (f = 2), độ trùng hợp trung bình phụ thuộc vào độ chuyển hóa của hệ
p 1
1 DP 2
100 DP
99 , 0 p
10 DP 9 , 0 p
2.8 Phản ứng biến đổi cấu trúc Polymer
Hóa học các hợp chất cao phân tử có hai nhiệm vụ :
− Tổng hợp các hợp chất cao phân tử
− Biến tính các cao phân tử đã có để đưa ra một loại cao phân tử mới, cải thiện một số tính chất của polymer chưa đáp ứng yêu cầu
Các phương pháp biến tính chính :
− Phương pháp hoá lý : cải tiến cấu trúc như : composit, hỗn hợp – blen,
− Phương pháp hóa học : thay đổi thành phần hóa học Từ những polyme có
sẵn (tổng hợp, thiên nhiên ) qua chuyển hóa hoá học có 3 khả năng :
+ Thay đổi cấu trúc cơ sở
+ Tạo polyme mới
+ Tổng hợp polyme nhân tạo (biến tính hoá học các polyme tự nhiên )Kết qủa sẽ cho ta những hợp chất kinh tế mới, tính chất kỹ thuật, giá trị kinh tế cao hơn
Trang 26Tăng độ phân cực, tăng tính chất cơ lý, tăng khả năng chịu dung môi, tăng khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao
- CH2 – CH(Cl) - CH2 – CH(Cl) - CH2 – CH(Cl) - + Cl2
- CH(Cl) – C(Cl)2 - CH(Cl) - CH(Cl) - CH(Cl) - C(Cl)2 -
Polyvinyl acetat (CH2 – CHOCOCH3)n (PVAc) dùng làm sơn, keo dán da Nếu thay một phần mạch bằng nhóm OH ta có polyvinyl alcol có tính cảm quan dùng trong kỹ thuật in,
- CH2 – CH(COOCH3) - NaOH - CH2 – CH(OH) -
NR : sản xuất sơn cao su clo, sản phẩm có độ phân cực cao ( sơn bám được kim loại ), có khả năng chống cháy, chịu được xăng dầu nhớt
NR -[CH2 – C (CH3) = CH – CH2 ]n - + mCl2 -CH(Cl) – (Cl)C (CH3) – CH2 – CH2 - CH2 -(Cl)C (CH3) -CH(Cl) – CH2 - Phản ứng biến tính epoxy làm keo dán : bản chất nhựa epoxy có độ cứng cao, khó hòa tan ( do có độ phân cực cao ) dẫn đến khó ứng dụng làm keo dán, biến tính bằng axít béo (RCOOH ), gốc R làm tăng độ mềm dẻo, giảm độ phân cực
CH2 – CH CH – CH2 + RCOOH
O O
ROOC – CH2 – CH(OH) - - CH(OH) – CH2 – COOR
Tạo mạng lưới không gian : lưu hóa cao su thiên nhiên bằng lưu huỳnh (S) tính năng cơ lý tăng lên hàng chục lần, khả năng sử dụng rộng rãi,
2.9 Phản ứng phân hủy polymer
Phản ứng phẩn hủy polymer là phản ứng làm đứt liên kết hóa học trong mạch chính của phân tử polyme, làm giảm giá trị trọng lượng phân tử trung bình của polyme đưa đến làm thay đổi tính chất vật lý, nhưng không làm thay đổi lớn thành phần hoá học của nó
Theo thời gian và điều kiện bảo quản, sử dụng, các sản phẩm polyme (nhựa, cao su) giảm dần và biến mất các tính chất cơ lý cũng như những tính chất cảm quan bên ngoài như chảy nhão hay cứng dần lên, đó là hiện tượng lão hóa làm mất tính ổn định polymer.Nguyên nhân của qúa trình lão hóa là sự đứt mạch, biến đổi trong cấu trúc mạch phân tử polyme dưới nhiều yếu tố tác động khác nhau mà trong đó chủ yếu là quá trình oxy hoá của oxy không khí
Trang 27Các tác nhân phân hủy polymer:
Nhiệt độ : Có khả năng gây phá hủy mạch polyme, nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình oxy hoá mãnh liệt Trong qúa trình gia công nhiệt độ cao quá sẽ làm phân hủy vật liệu
Môi trường : (axít, bazơ) có khả năng phá hủy mạch polymer , ví dụ nhóm – COO – dể bị phân hủy trong môi trường bazơ
Bức xạ : là những sóng có bước sóng ngắn Bức xạ có bước sóng càng ngắn thì mức năng lượng càng cao Nếu có thêm tác nhân oxy thì mức độ phân hủy polyme càng cao Tác nhân bức xạ có khả năng phân hủy polyme cao hơn rất nhiều
so với tác nhân nhiệt
Oxy hóa : thường là hiện tượng kết hợp (có ôxy, bức xạ, môi trường ẩm) sẽ phân hủy nhanh
Ý nghĩa của việc nghiên cứu phân hủy polyme
Dựa vào phản ứng phân hủy có thể xác định cấu tạo, cấu trúc polymer
Mức độ phân hủy phù hợp làm giảm khối lượng polymer một phần để dễ gia công
Phân hủy có thể xây dựng được chế độ gia công : xây dựng phạm vi giới hạn để sử dụng sản phẩm (chịu nhiệt, chịu bức xạ)
Bảo vệ polymer : chọn chất chống lão hóa, làm giảm tính năng của polymer dưới tác dụng của môi trường (nhiệt độ, các tia bức xạ, ăn mòn…)
Phản ứng gel hóa
Khi polymer có độ chức lớn hơn 2 phản ứng sẽ xảy ra theo 3 chiều gọi là phản ứng gel hóa Phản ứng gel hóa làm tăng độ nhớt của polymer rất nhanh đồng thời lượng nhiệt sinh ra lớn Thực nghiệm thường xác định được thời gian gel của phản ứng có thể thông qua độ nhớt của polymer hoặc nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng Khi độ nhớt của polymer thay tăng đột ngột là thời điểm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất, có thể lấy đó là điểm kết thúc phản ứng gel hóa Khi tốc độ phản ứng gel hóa tăng nhanh đồng thời sẽ sinh ra lượng nhiệt rất lớn Chính vì thế thời gian gel của phản ứng cũng có thể được xác định khi nhiệt độ của hổn hợp polymer tăng lên với tốc độ nhanh nhất
2.10 Phản ứng khâu mạch
Phản ứng tạo thành các liên kết cầu hóa học hay còn gọi là liên kết ngang giữa các mạch phân tử polymer là phản ứng khâu mạch Phản ứng cho polymer có mạng lưới không gian Các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình trùng hợp hay
Trang 28trùng ngưng cũng như khi gia công sản phẩm Tuy nhiên, phản ứng khâu mạch trong quá trình tổng hợp polymer là phản ứng ngoài ý muốn vì sản phẩm thu được khó tan trong dung môi và khó nóng chảy khi gia nhiệt Do đó khi tổng hợp polymer người ta chỉ tổng hợp polymer mạch thẳng hay mạch nhánh mà không tổng hợp polymer có cấu trúc không gian, và khi gia công người ta mới thực hiện phản ứng tạo liên kết ngang cho sản phẩm
Phản ứng khâu mạch trong công nghệ cao su gọi là phản ứng lưu hoá, còn trong công nghệ chất dẻo gọi là phản ứng đóng rắn chất dẻo Hai quá tình này đều là phản ứng khâu mạch hay phản ứng tạo thành polymer ba chiều
Trang 29Chương 3: Tính chất vật lý đặc trưng của polymer
3.1 Sự biến dạng của polymer
Khi có lực ngoài tác dụng vào vật thể và nó bị thay đổi hình dạng gọi là sự biến dạng Biến dạng chia là hai loại: biến dạng thuận nghịch và biến dạng không thuận nghịch
Biến dạng thuận nghịch xảy ra ở những vật thể đã biến dạng và sẽ hồi phục lại sau khi ngừng lực tác dụng Những vật thể này là những vật thể đàn hồi và gọi là biến dạng đàn hồi
Biến dạng không thuận nghịch xảy ra ở những vật thể vẫn giữ nguyên hình dạng sang khi ngừng tác dụng lực những vật thể này là những vật thể dẻo và gọi là biến dạng dẻo
Polymer là vật thể vừa có tính đàn hồi và dẻo khi polymer chịu tác dụng của ngoại lực thì chỉ có một phần đàn hồi trở về trạng thái ban đầu và một phần bị biến dạng
Để đặc trưng cho sự đàn hồi người ta dùng môđun đàn hồi E
F : lực tác dụng ( N )
A : tiết diện
Sự biến dạng đàn hồi cao
Bản chất của sự đàn hồi của polymer là duỗi thẵng những đoạn mạch gấp khúc và sẽ trở lại tráng thái ban đầu khi ngừng tác dụng lực
Khi tác dụng một lực làm cho vật thể biến dạng và khi ngừng tác dụng lực thì vật thể trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức , biến dạng này gọi là biến dạng đàn hồi cao
Hiện tượng hồi phục
Hiện tượng hồi phục là một quá trình chuyển từ trạng thái không cân bằng về trạng thái cân bằng theo thời gian
Trang 30Khi tác dụng một lực làm cho vật thể biến dạng và khi ngừng tác dụng vật thể từ từ trở về trạng thái ban đầu ( có thể quan sat được) gọi là hồi phục.
Polymer cũng có trạng thái vật lý giống như các hợp chất thấp phân tử: kết tinh, lỏng
và thủy tinh Song polymer còn tồn tại trạng thái đàn hồi cao Polymer ở trạng thái đàn hồi cao có tính biến dạng lớn nên cũng không phải là thủy tinh, và cũng không
có tính chảy thuận nghịch như chất lỏng nên không phải là thể lỏng sự hình thành trạng thái đàn hồi cao là do tính dẻo của polymer Vì thế, polymer vô định hình có 3 trạng thái vật lý: thủy tinh, đàn hồi cao ( cao su ) và chảy nhớt
3.2.2 Sự chuyển pha
Sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác (chuyển pha) có liên quan đến những thay đổi về hình thái sắp xếp của các phân tử và thay đổi tính chất chất nhiệt động học
Chuyển pha loại 1: có thay đổi nhảy vọt những tính chất nhiệt động học , đặc trưng
là thay đổi enthanpy của hệ những chuyển pha loại này như là : nóng chảy, kết tinh, nhưng tụ, bay hơi ( hợp chất thấp phân tử )
Trang 31Chuyển pha loại 2: không có sự thay đổi ngảy vọt mà thay đổi từ từ các tính chất nhiệt động như chuyển pha của quá trình chuyển từ trạng thái thủy tinh sang trạng thái mềm cao do chuyển pha không phải ở một nhiệt độ xác định mà chuyển pha trong một khoảng nhiệt độ xác định.
3.3 Đường cong cơ nhiệt
Khi đun nóng các hợp chất thấp phân tử hay các polymer có khối lượng phân tử thấp
từ trạng thái thủy tinh sẽ chuyển sang trạng thái lỏng, còn các hợp chất cao phân tử
sẽ chuyển từ trạng thái thủy tinh sang trạng thái mềm cao ( cao su) và chảy nhớt
Đối với polymer vô định hình đường cong cơ nhiệt chia làm ba vùng có ba trạng thái khác nhau:
Vùng I tương ứng với trạng thái thủy tinh, trước nhiệt độ thủy tinh ( Tg ) đặc trưng cho sự biến dạng nhỏ, polymer tồn tại như một vật thể rắn có nhiều polymer ở dưới nhiệt độ thủy tinh có tính năng cơ lý giống như thủy tinh silicat về độ trong suốt, giòn…
Vùng II nằm giữa nhiệt độ thủy tính và chảy nhớt có sự biến dạng thuận nghịch ít thay đổi theo nhiệt độ và có môđun không lớn
Trang 32Vùng III là vùng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ chảy ( Tf ), Polymer tồn tại trạng thái chảy nhớt khi nhiệt độ tăng sự biến dạng không thuận ngịch gọi là biến dạng dẻo
3.4 rạng thái thủy tinh của polymer vô định hình
Trạng thái thủy tinh của của vật liệu là trạng thái mà cácvật liệu chỉ có những nguyên
tử, phân tử chuyển động quanh vị trí cân bằng của nó ở trạng thái thủy tinh vật liệu rất cứng và giòn
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ chuyển thủy tinh:
− Độ mềm dẻo: độ mềm dẻo giảm , Tg tăng
− Kích thước nhóm thế: kích thước nhóm thế càng lớn, độ linh động càng giảm,Tg tăng
− Độ phân cực của nhóm thế: nhóm thế càng phân cực, Tg càng tăng
− Trọng lượng phân tử: trọng lượng phân tư càng lớn Tg tăng Nhưng tăng đến giá trịnh nhất định, khi khối lượng phân tử tăng Tg không đổi
Các phương pháp xác định nhiệt độ chuyển thủy tinh
Trang 33Dynamic Temperature Ramp Test
Rheometric Scientific, Inc.
3.5 Trạng thái kết tinh của polymer
Cơ chế kết tinh của polymer là một quá trình hình thành phôi của pha kết tinh trong pha vô định hình và sự lớn dần của phôi đó Quá trình kết tính là một quá trình chuyền pha khác với quá` trình thủy tinh
Các chất lỏng hay nóng chảy ở nhiệt độ cao, tuy có vùng sắp xếp có trật tự, song do chuyển động nhiệt nên ít hình thành phôi kết tinh Khi làm lạnh sự chuyển động nhiệt giảm, xác suất tạo thành phôi kết tinh lớn lên Nhiệt độ mà ở đó có sự hình thành pha kết tinh gọi là nhiệt độ kết tinh
Sự tạo thành tinh thể làm mất tính chất đàn hồi cao của polymer cũng có nghĩa là làm tăng độ cứng, tăng modul đàn hồi và làm giảm khả năng biến dạng của polymer
Sự hình thành tinh thể có sự sắp xếp đều đặn của đoạn mạch trong chuỗi phân tử polymer
3.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ mềm dẻo của polymer
Độ mềm dẻo trước hết phụ thuộc vào thế năng song thế năng phụ thuộc vào tương tác nội ( nội năng ) Nội năng nhỏ độ mềm dẻo cao
Đối với polymer mạch carbon có tương tác nội không lớn nên độ mềm dẻo cao: PE, PP…
Trang 34Đối với các polymer có nối đôi bên cạch nối đơn cóthế năng quay không lớn nên bộ mềm dẻo rất cao: polyisopren, polybutadien…
Các polymer có các nhóm thế phân cực lớn sẽ làm tăng tương tác nội là cho mạch rất cứng: polyarcylonitril, polyvinylclorua, polyvinylalcol…nếu các nhóm thế phân bố đối xứng sẽ thì sẽ có độ mềm dẻo cao do các tương tac bù trừ lẩn nhauCác polymer có liên kết : C – O , C – N , Si – O có độ mềm dẻo cao do hàng rao thế năng quay thấp: polyester, polyamide, polyepoxy, cao su silicon…
Kích thước nhóm thế càng lớn độ mềm dẻo càng thấp ( polystyrene) hay polymer có nhiều nhóm thế sẽ cứng hơn polymer có ít nhóm thế (polymethylmetharylat cứng hơn poluacrylat)
Polymer khối lượng phân tử lớn sẽ cứng hơn polymer có khối lượng phân tử nhỏ
Mật độ nối ngang tăng sẽ làm cho mạch phân tử cứng hơn
Nhiệt độ tăng làm cho các mắch xích trong polymer linh động hơn và polymer trở nên mềm dẻo hơn
3.7 Các phương pháp xác định khối lượng phân tử trung bình của polymer
− Phương pháp đo độ nhớt:
K và αlà hai hằng số đặc trưng cho cặp dung môi và loại polymer
− Phương pháp đo áp suất thẩm thấu:
C)
2
1(dM
RTdM
RT
2 1
1 −χ+
=π
Phương trình có dạng : y = ax + b
M: khối lượng phân tử trung bình của polymer
d1: khối lượng riêng của dung môi
d2 : khối lượng riêng của polymer
χ: hệ số tương tác của polymer và dung môi
M1: khối lượng của polymer trong dung dịch
− Phương pháp tán sắc ánh sang: dựa vào mức độ tán sắc ánh sang khác nhau của dung dịch polymer có nồng độ khác nhau để xác định khối
lượng phân tử polymer
Trang 35− Phương pháp hóa học: phương pháp dựa trên cơ sở định phân các nhóm chức cuối mạch để xác định khối lượng phân tử trung bình polymer.
− Phương pháp sắc ký Gel
Trang 363.8 Tính chất bền cơ học của polyme.
Độ bền là tính chất của vật liệu chống lại sự phá huỷ dưới tác dụng của ngoại lực Tính bền của vật liệu thường được xác định bằng độ lớn năng lượng của liên kết giữa các nguyên tố của vật thể Song trong thực tế, tính bền của vật liệu bao giờ cũng nhỏ hơn tính bền tính bằng năng lượng liên kết giữa các nguyên tử hay ion, bởi
vì cấu trúc tinh thể thực của vật liệu không bao giờ được đều đặn như tinh thể lý tưởng, mà bao giờ cũng có những khuyết tật hay vết nứt rạn, là những chổh dễ bị phá huỷ nhất
Độ bền cơ học thường đặc trưng bằng giá trị ứng suất σd gây ra sự phá huỷ của vật thể Ở trạng thái bình thường, các tiểu phân Polymer ở trạng thái cân bằng ở khoảng cách ro đối với nhau, các lực hút và đẩy cân bằng vớinhau và vật thể có giá trị thế năng U cực tiểu Khi có tác dụng của lực bên ngoài, thế năng U tăng và phụ thuộc vào khoảng cách r theo phương trình bán năng lượng của Morse:
U = D.e-2b.(r-ro) – 2.D.e-b.(r-ro).
Với : D là năng lượng phân ly của liên kết, b là hằng số đối với liên kết đã cho.Khi đặt một ứng suất kéo sẽ hình thành một lực chống lại lực đó Khi tăng r, giá trị σd tăng đến giá trị cực đại rồi giảm nhanh
Trong giới hạn ro- rmax, cân bằng giữa lực hút và lực đẩy vẫn được bảo toàn,
có khuynh hướng đưa vật thể trở lại trạng thái ban đầu Sự tăng ứng suất kéo đến khi r tăng vượt quá giá trị cực đại rmax gây ra sự phá huỷ vật thể và giá trị σd giảm nhanh khi tăng r
Như vậy, về bản chất σmax là ứng suất tới hạn, cao hơn nó thì cân bằng bị phá huỷ, vật thể bị phá huỷ, nghĩa là σmax là giá trị lý thuyết σlt của độ bền cơ học
độ mõi động của vật liệu
Hiện tượng độ mỏi tĩnh và động quan sát được ở những kim loại, tuỷ tinh, chất dẽo, tơ, cao su luư hoá…Thường người ta nghiên cứu độ bền ở điều liện ứng suất tĩnh và chọn ứng suất như thế nào để tuổi thọ tăng từ 5 đến 10 lần
Tuổi thọ của Polymer tuân theo phương trình chung:
Trang 37T = A.e –α.σTrong đó: T là tuổi thọ, σ là ứng suất, A và α là hằng số phụ thuộc vào bản chất của vật liệu.
Hình 3.1: Sự phụ thuộc tuổi thọ và ứng suất:
1-buna S, 2- PVC; 3- buna N; 4- thủy tinh hữu cơ; 5- polystyrene;
6- axetatxenlulozơ; 7- nitrat cellulose
Sự phụ thuộc logarit của T vào σ cũng là sự phụ thuộc tuyến tính và cũng phụ thuộc vào nhiệt độ Nhiệt độ càng thấp, Tg của góc nghiêng càng lớn, nghĩa là giá trị
A và α càng lớn
Tuổi thọ của polyme là quá trình không thuận nghịch, nghĩa là không phụ thuộc vào cách đặt lực lên mẫu, khi có tác dụng của lực sẽ tạo thành những vêt nứt rạn vi mô Những vết rạn bắt đầu từ chỗ có ứng suất cao Do có những rạn nứt nên làm xấu những tính quang học, làm đục bề mặt mà thường gọi là sự bạc hoá bề mặt polymer
Sự nứt nẻ xảy ra khi có ứng suất nội và ngoại Ứng suất nội là ứng suất hình thành trong quá trình chuẩn bị mẫu không có tác dụng của lực bên ngoài Chẳng hạn polystyren bị nứt khi nhúng vào dung môi hay khi cho bay hơi là do ứng suất nội
Quá trình hình thành các vết rạn nứt xảy ra theo thời gian Khi tăng thời gian, mẫu polyme có hình thành các vết rạn mới, còn các vết rạn cũ làm tăng thêm thể tích Tốc độ hình thành các vết rạn là số vết rạn xuất hiện trên 1cm2 trong 1giây và
Trang 38độ lớn của vết rạn là sự tăng chiều dài của vết trong kính hiển vi trong một sec, phụ thuộc vào ứng suất và nhiệt độ
Khi đạt được một giá trị nào đó, số vết rạn không tăng nhiều, nhưng kích thước vết rạn vẫn tiếp tục tăng Như vậy torng mẫu có đồn thời nhiều vết rạn có kích thước khác nhau và sự hình thành các vết rạn ban đầu và tăng nhanh các vết này trong tiết diện mẫu
Sự hình thành các vết rạn không chỉ ở bề mặt và cả bên trong mẫu và là quá trình không thuận nghịch Cho nên những mẫu sau khi đã cất lực tác dụng bên ngoài, tỉ mẫu như là ở trạng thái nghỉ, chỉ giảm kích thước các vết rạn nhưng không chữa khỏi chúng Các vết rạn vẫn còn và khi tác dụng tiếp tục thì quá trình lại tăng
Sự tạo thành vết rạn cũng phụ thuộc vào phương pháp gia công, thường các vật liệu được ép trứơc khi làm tăng tính bền của sự tạo màng vết rạn
Quá trình mỏi cũng làm thay đổi cả cấu trúc và kích thước phân tử polyme, trong đó có sự phân huỷ các liên kêt hoá học tạo thành góc tự do và do có những góc tự do gây ra sự cấu trúc hoá mạch polyme
Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính bền cơ học
Dưới tác dụng của lực cơ học, tính bền cơ học của polyme phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc hoá học của mạch polyme, sự phân bố tương hỗ của các mạch, sự hiện diện của các chất khác như chất độn, môi trường trong sản xuất vật liệu
Tính bền cơ học phụ thuộc vào cấu trúc hoá học, trong đó tính bền của các liên kết hoá học của các nguyên tố và tương tác giữa các phân tử Chẳng hạn những polyme có những nhóm phân cực mạnh, tương tác giữa các mạch polyme lớn thì tính bền cơ học cao hơn, những polyme có định hướng song song các mạch phân tử thì tính bền cơ học cũng cao hơn
Cấu trúc hoá học của mạch polyme tạo nên một tổ hợp tính chất cơ học, song điều chế một polyme có tính bền cơ học cao không phải chỉ bằng phương pháp tổng hợp polyme, bằng sự thay đổi cấu trúc hoá học mới mà sự thay đổi cấu trúc hoá học thường được thay đổi trong quá trình gia công vật liệu Chẳng hạn trong sản xuất cao su, tính bền cơ học không chỉ phụ thuộc vào tính phân cực khác nhau của polyme mà còn phụ thuộc vào sự kết tinh, cao su kết tinh có tính bền cao hơn so với cao su không kết tinh
Trang 39Bảng 3.1: Độ bền đứt của cao su lưu hoá.
Polyme (1) Độ bền đứt, kG/cm2 Polyme ( 2) Độ bền đứt,
kG/cm2
Polycloropren 270 Cao su butadien-nitrin 10
Cao su butyl 200 Cao su butadien-styren 14
Kết quả trên cho thấy, cao su nhóm (2) có tính phân cực cao hơn lại có độ bền đứt thấp hơn polyme nhóm (1)
Khi sản xuất tơ với polyme có sự định hướng chặt chẽ, thường tơ có độ bền
cơ học cao khi tơ có độ định hướng cao
Tơ axetat định hướng 1600 – 6000 Tơ lapxan 5200 – 8000
Tơ axetat không định hướng 1600 – 1800 Tơ polyetylen 1200 – 2000
Tính bền cơ học cũng chụi ảnh hưởng của chất độn ( ở dạng bột hay sợi) Nếu chất độn làm tăng tính bền cơ học gọi là chất độn hoạt hóa, ngược lại là chất độn không hoạt hóa Thường dùng các chất độn hoạt hóa trong sản xuất cao su như
bồ hóng, silicagel, làm tăng tính bền của cao su ở trạng thái đành hồi cao nhưng không ảnh hường khi cao su ở trạng thái thủy tinh Điều đó có liên quan tới sự thay đổi giữa ứng suất và tính bền giòn
Tính bền của một tổ hợp polyme và chất độn gây nên bởi lực kết dính giữa các phân tử polyme ( cohesion) và lực bám dính giữa chất độn và polymer (adhesion).Ở những chổ có chất độn, tạo nên những nút giữa các mạch với nhau, và tăng thêm sự tham gia giữa các lực hóa trị trong quá trình phân hủy mẫu
Trong khi trộn lẫn, mỗi tiểu phân chất độn bị bao phủ bởi một màng polyme có định hướng như thế nào để các nhóm phân cực quay tới nhóm phân cực của chất độn Sự định hướng ở đây cũng giống như sự định hướng của chất nhũ tương trong trùng hợp nhũ tương Để tăng sự địn hướng, thường gia công trước bề mặt của chất
Trang 40độn, để tăng lực liên kết với polyme Chẳng hạn đưa nhóm cacboxyl vào cao su khi dùng chất độn là sợi viscozo để có tương tác giữa nhóm COOH của cao su và nhóm
OH của sợi
Hiệu ứng tăng cường độ bền đạt được cao nhất khi tạo được màng phân tử vì
sự định hướng giảm nhanh so với khoảng cách và thực tế không lan truyền sang nhóm phân tử thứ hai Khi đó, nếu có một lượng đủ chất độn, thì sẽ khuếch tán vào polyme để màng lưỡng phân tử định hướng ở giữa các phân tử chất độn Nói chung không chỉ làm tăng tính bền cơ học của vật liệu, mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất khác Chẳng hạn như amiăng cho phép chế tạo được vật liệu giữ được nhiệt độ đến 10.000 oC trong thời gian ngắn, một số chất độn bảo vệ được tác dụng của ánh sáng, làm tăng tính bền nhiệt, giảm tính chảy
Tính bền cơ học cũng phụ thuộc vào khối lượng phân tử Polyme nhưng chỉ một giới hạn xác định Bởi vì tăng khối lượng phân tử thì độ bền giòn tăng, nhưng khi n = 600 thì trở thành không đổi
Nói chung sự phá huỷ polyme gồm có hai dạng: phá huỷ giòn và phá huỷ dẻo
Sự phá huỷ giòn xảy ra khi biến dạng đàn hồi thuận nghịch Sự phá huỷ này ở Polyme do sự cắt các liên kết hoá học giữa các mắt xích trong mạch chính của polyme Ví năng lượng liên kết hoá học lớn, nên tính bền của polyme khi phá huỷ giòn rất cao, khoảng 300 – 600kG/cm2, vượt quá độ bền cửa các hợp chất thấp phân tử
Sự phá huỷ dẻo do sự biến dạng bởi sự chuyển vị của những yếu tố cấu trúc riêng của vật Trong đó có sự thay đổi cấu dạng của polyme, cho nên những polyme
có sự đàn hồi cao thì không có sự phá huỷ giòn, mà chỉ có sự phá huỷ dẻo Trong các chất kết tinh và thuỷ tinh thấp phân tử, sự biến dạng này không thuận nghịch và
là sự biến dạng dẻo
3.9 Tính chất điện của polymer.
3.9.1 Độ dẫn điện của polymer:
Độ dẫn điện riêng của polymer được xác định bằng các ion tự do không liên kết hoá học với polymer Đó là những chất phụ thấp phân tử như : axit, kiềm, muối, nước, các gốc nhũ tương hoá, xúc tác, monomer, là nguồn sinh ra ion hoặc ở dạng
tự do hoặc ở dạng liên kết yếu Bản thân phân tử polyme không tham gia vào sự dịch chuyển điện tích
Giá trị độ dẫn điện riêng của polymmer phụ thuộc vào nồng độ và điện tích của ion và còn phụ thuộc vào độ linh động của chúng Độ linh động này có liên quan
Từ khóa » Hóa Học Và Hóa Lý Polymer
-
Hóa Học Và Hóa Lý Polyme - Phan Thanh Bình - Free Download PDF
-
[PDF] Hóa Học Và Hóa Lý Polyme - Phan Thanh Bình - DLSCRIB
-
Hóa Học Và Hóa Lý Polymer | PDF - Scribd
-
Hóa Học Và Hóa Lý Polymer.pdf - PDFCOFFEE.COM
-
HÓA HỌC VÀ HÓA LÝ POLYMER - Tài Liệu Text - 123doc
-
20543480 Bai-giảng-hoa-lý-polyme - SlideShare
-
Bài Giảng Hóa Học Hóa Lý Polymer Của TS. Nguyễn Quang Khuyến
-
Kỹ Sư Hóa Học, Profile Picture - Facebook
-
Hóa Học Hóa Lý Polymer (TS. Nguyễn Quang Khuyến) - Chương 1
-
Hóa Học Và Hóa Lý Polyme - Lib..vn
-
Hóa Học Và Hóa Lý Polyme
-
Hóa Lý Polymer [PDF] - Hoá Học - Trang Riêng Trần Trung!