Bài Giảng Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin | Tải Miễn Phí

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) pdf Số trang Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) 41 Cỡ tệp Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) 207 KB Lượt tải Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) 0 Lượt đọc Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) 18 Đánh giá Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 2: Xác định và phân tích yêu cầu (khảo sát hiện trạng) 4.2 ( 15 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 41 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Hệ thống thông tin Phân tích thiết kế hệ thống thông tin khảo sát hiện trạng Xác định yêu cầu Phân tích yêu cầu mô tả hệ thống

Nội dung

Chương 2 XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU (Khảo sát hiện trạng) I MỤC TIÊU Để có thể nắm được chi tiết một lãnh vực dự định tin học hóa, chúng ta cần phải tìm hiểu, phân tích hiện trạng của nó. Mục tiêu của việc phân tích hiện trạng là trả lời cho được các câu hỏi sau: • Hệ thống đang làm cái gì? Có những công việc gì? Đang quản lý những gì? (What?) • Tại sao phải làm những công việc này? (Why?) • Những công việc do ai làm? (Who?) • Làm ở đâu? (Where?) • Khi nào làm? (When?) • Mỗi công việc thực hiện như thế nào? (How?) Phân tích hiện trạng là một công việc rất quan trọng, nó quyết định sự thành công của việc xây dựng hệ thống. Công việc yêu cầu người phân tích có nhiều kinh nghiệm và am tường công việc. II HOẠT ĐỘNG CHÍNH - THỨ TỰ THỰC HIỆN II.1 Ba hoạt động chính: Công việc phân tích bao gồm ba công việc chính sau: • Nghiên cứu hiện trạng của hệ thống: Dùng tất cả các biện pháp có thể để tìm hiểu rõ ràng thực trạng của hệ thống. • Đặc tả hệ thống: Sau khi nghiên cứu hiện trạng của hệ thống, cần mô tả hệ thống dưới ngôn ngữ tự nhiên. Sự đặc tả hệ thống phải đầy đủ chi tiết về dữ liệu và xử lý. • Kết luận: Đánh giá ưu khuyết điểm của hệ thống hiện tại qua từng công việc, tiên đoán trước các nhu cầu cho tương lai và vạch ra hướng giải quyết nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó. II.2 Thứ tự thực hiện Các công việc của phân tích hiện trạng được thực hiện theo thứ tự: • Nhận diện các công việc được đánh giá là cơ bản: Mục đích của công việc là gì? Gồm bao nhiêu bước? Thực hiện công việc ở đâu? Ai thực hiện? Thời gian thực hiện? Tần suất của công việc? Ai sẽ sử dụng các kết quả của công việc? • Tìm hiểu các dữ liệu cần dùng cho công việc và các dữ liệu do công việc sản sinh ra. • Đánh giá công việc hiện tại, đề xuất yêu cầu cho hệ thống tương lai. • Kiểm tra hiệu suất, hiệu quả của từng công việc. III NGHIÊN CỨU HiỆN TRẠNG III.1 Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp Để xác định được hiện trạng của hệ thống, cần tìm hiểu, tiếp xúc phỏng vấn trực tiếp với nhiều người tham gia trực tiếp vào hệ thống. Những người tham gia trực tiếp vào hệ thống bao gồm hai nhóm: Nhóm giám đốc - lãnh đạo quản lý và nhóm các vị trí làm việc thừa hành - thực hiện. Phỏng vấn được tiến hành tuần tự theo cấu trúc phân cấp của tổ chức: Đầu tiên là phỏng vấn ban lãnh đạo, tiếp theo là phỏng vấn từng vị trí làm việc cụ thể. Phỏng vấn ban lãnh đạo cho chúng ta biết một cách tổng thể, toàn diện, các mục tiêu trung, dài hạn của hệ thống tổ chức. Phỏng vấn từng vị trí làm việc cụ thể cho ta biết thông tin về một công việc cụ thể, các bước tiến hành của một quy trình công tác, các dữ liệu liên quan đến quy trình, các dữ liệu, báo biểu sản sinh từ quy trình ... • Phỏng vấn Giám đốc/lãnh đạo: - Mục tiêu chính của hệ thống thông tin quản lý. Danh sách các vị trí làm việc. Các dữ liệu có tính chất toàn cục. Các lãnh vực cần phân tích. Phỏng vấn các vị trí làm việc: - Liệt kê và mô tả tất cả các quy trình của công việc phải thực hiện. Mỗi quy trình phải nêu cho được: - Phương cách hoạt động: Công việc làm thủ công (Do con người thực hiện) hay có thể tự động hóa được (Do máy tính thực hiện)? - Điều kiện khởi động: Khi nào, với điều kiện nào thì công việc khởi động. - Chu kỳ thực hiện: Trong khoảng thời gian bao nhiêu thì công việc được lập lại. - Thời lượng thực hiện: Thời gian để hoàn thành công việc. - Dữ liệu vào, dữ liệu ra: Mô tả đầy đủ kiểu dữ liệu vào và ra bao gồm: Tên dữ liệu, kiểu dữ liệu, dung lượng, ý nghĩa của từng thuộc tính của dữ liệu. - Danh sách các quy trình có liên quan. III.2 Lập bảng câu hỏi điều tra Để khảo sát hiện trạng, ta có thể dùng phương pháp lập bảng câu hỏi điều tra bằng một trong hai cách: • Bảng đóng: Ta cung cấp cho những người liên quan đến hệ thống những bảng trắc nghiệm để họ chọn những câu trả lời được in sẵn. • Bảng mở: Ta cung cấp cho những người liên quan đến hệ thống những câu hỏi và yêu cầu họ viết câu trả lời. Đây là một phương pháp thụ động, chỉ áp dụng khi người phân tích đã quá quen thuộc hệ thống này, đã từng phân tích nhiều hệ thống tương tự với những nguyên tắc làm việc chung theo một quy định thống nhất, ở hệ thống này, phân tích viên chỉ cần nắm bắt thêm những vấn đề chuyên biệt. III.3 Nghiên cứu các tài liệu Nghiên cứu các tài liệu cũng là một phương pháp để phân tích hiện trạng. Nghiên cứu những tài liệu của hệ thống, người phân tích có thể nắm được các công việc, chức năng, các quy tắc làm việc của hệ thống. Các tài liệu nghiên cứu bao gồm: • Các văn bản pháp quy quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. • Các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn, quy tắc, phương cách làm việc. • Các chủ trương chính sách mà tổ chức, nhà nước đã ban hành từ trước đến giờ. • Các báo cáo, báo biểu, thống kê đang lưu trữ ... III.4 Quan sát trực tiếp Một phương pháp tốt để phân tích hiện trạng là quan sát, tham gia trực tiếp vào hệ thống như một nhân viên thực thụ. Sau một thời gian cùng làm việc thực thụ, với nhiệm vụ nghề nghiệp, phân tích viên nắm rõ các quy trình làm việc, nhận biết được các ưu nhược điểm của hệ thống, hình thành những cải tiến, những quy trình mới phù hợp hơn. Phân tích hiện trạng là việc làm rất quan trọng, quyết định sự thành công của dự án Tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, đòi hỏi phân tích viên có đầy đủ kinh nghiệm. Thông thường, phân tích viên sử dụng tổng hợp cả bốn phương pháp trên một cách khéo léo để đạt được mục tiêu đề ra. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Bài tiểu luận mẫu Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Hóa học 11 Đơn xin việc Thực hành Excel Đề thi mẫu TOEIC Mẫu sơ yếu lý lịch Trắc nghiệm Sinh 12 Atlat Địa lí Việt Nam Tài chính hành vi Lý thuyết Dow adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Khảo Sát Hiện Trạng Xác định Yêu Cầu Hệ Thống