[Hệ Thống Thông Tin] Xác định Yêu Cầu
Có thể bạn quan tâm
Trang chủSystem Information [Hệ thống thông tin] Xác định yêu cầu •tháng 10 05, 2015 Khảo sát đánh giá hiện trạng Mục đích: Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án là giai đoạn đầu của quá trình phân tích và thiết kế hệ thống. Mục đích của giai đoạn này là tìm được sự mô tả hệ thống bằng văn bản, đề xuất ra phương án thực hiện, cuối cùng là ký được một hợp đồng và hình thành 1 dự án mang tính khả thi (giai đoạn khảo sát còn có thể coi như "Nghiên cứu tính khả thi" hoặc "Nghiên cứu hiện trạng").
Việc khảo sát thường được tiến hành qua 2 giai đoạn: ØKhảo sát sơ bộ nhằm xác định tính khả thi của dự án. ØKhảo sát chi tiết nhằm xác định chính xác những gì sẽ thực hiện và khẳng định những lợi ích kèm theo. Từ các yêu cầu của khách hàng chúng ta xác định được các mục tiêu của phần mềm cần phát triển. Thường đó là các yêu cầu chức năng về những gì mà hệ thống phải thực hiện, nhưng chưa cần chỉ ra các chức năng đó thực hiện như thế nào. Việc xác định đúng và đầy đủ các yêu cầu của bài toán là nhiệm vụ rất quan trọng, nó làm cơ sở cho tất cả các bước tiếp trong dự án phần mềm. Muốn vậy, thì phải đặc tả được các yêu cầu của hệ thống. UML cung cấp biểu đồ ca sử dụng để đặc tả các yêu cầu của hệ thống Tài liệu đặc tả các yêu cầu được sử dụng để: Làm cơ sở để trao đổi với người sử dụng, để thảo luận giữa các nhóm thành viên trong dự án phát triển phần mềm về những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện (và những gì nó không cần thực hiện). Làm căn cứ cơ bản cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển phần mềm. Muốn đạt được các mục tiêu trên thì quá trình phải thực hiện: Hiểu rõ miền xác định của bài toán (Domain Understanding): Những người phát triển sẽ xây dựng hệ thống theo sự hiểu biết của họ như thế nào về những yêu cầu của khách hàng và những khái niệm cơ sở của bài toán ứng dụng. Nắm bắt các yêu cầu (Requirement Capture): Người phân tích phải nắm bắt được tất cả các nhu cầu của khách hàng bằng cách phải trao đổi với mọi người có liên quan đến dự án, tham khảo các tài liệu liên quan. Thông qua việc thảo luận, trao đổi với khách hàng, các chuyên gia của lĩnh vực ứng dụng và những người đã, đang sử dụng những hệ thống có sẵn ta có thể phát hiện và nắm bắt được các yêu cầu của họ. Phương pháp trừu tượng hoá giúp ta dễ dàng nắm bắt được các yêu cầu của hệ thống. Phân loại (Classification): Vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải hiểu rõ các yêu cầu đã được xác định. Muốn vậy, ta phải tìm cách phân loại chúng theo tầm quan trọng, hay chức năng chính của những người sử dụng và của khách hàng. Thẩm định (Validation): Kiểm tra xem các yêu cầu có thống nhất với nhau và đầy đủ không, đồng thời tìm cách giải quyết các mối mâu thuẫn giữa các yêu cầu nếu có. Nghiên cứu tính khả thi (Feasibility Study): Tính khả thi của một dự án tin học phải được thực hiện dựa trên các yếu tố bao gồm các khía cạnh tài chính, chiến lược, thị trường, con người, đối tác, kỹ thuật, công nghệ và phương pháp mô hình hoá, v.v.Nói chung không có các qui tắc hướng dẫn cụ thể để biết khi nào công việc phân tích các yêu cầu sẽ kết thúc và quá trình phát triển có thể chuyển sang bước tiếp theo. Nhưng có thể dựa vào các câu trả lời cho những câu hỏi sau để chuyển sang bước tiếp theo. Khách hàng, người sử dụng (NSD) và những người phát triển đã hiểu hoàn toàn hệ thống chưa? Đã nêu được đầy đủ các yêu cầu về chức năng (dịch vụ), đầu vào / ra và những dữ liệu cần thiết chưa? Các yêu của việc khảo sát: ØKhảo sát, tìm hiểu, đánh giá sự hoạt động của hệ thống cũ. ØĐề xuất các yêu cầu, các mục tiêu và các ưu tiên giải quyết cho hệ thống mới. ØPhác hoạ giải pháp mới và cân nhắc tính khả thi của dự án. ØLập kế hoạch cho dự án cùng với các dự trù tổng quát. Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng ØTìm hiểu môi trường XH, kinh tế, kỹ thuật của hệ thống, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của cơ quan đó. ØNghiên cứu chức trách, nhiệm vụ, các trung tâm ra quyết định và điều hành, sự phân cấp các quyền hạn. ØThu thập, nghiên cứu các hồ sơ, sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử lý thông tin trong đó ØThu thập và nghiên cứu các qui tắc quản lý, các qui định, các công thức làm căn cứ cho quá trình xử lý thông tin ØThu thập các chứng từ giao dịch và mô tả các chu trình lưu chuyển và xử lý thông tin và tài liệu giao dịch. ØThống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng. ØThu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến, dự đoán, nguyện vọng trong tương lai. Đánh giá phê phán hiện trạng, đề ra hướng giải quyết ØLập sơ đồ tổng thể về hiện trạng Các mức khảo sát Việc tiến hành khảo sát được tiến hành trên 4 mức đối tượng ØThao tác thừa hành: Đó là khảo sát những người trực tiếp với những thao tác của hệ thống. Họ có kỹ năng, nghiệp vụ cao, nhận biết được những khó khăn, phức tạp và nhiều vấn đề chuyên sâu trong công việc. ØĐiều phối quản lý: Đây là những người quản lý trực tiếp về một mảng công việc nào đó, chẳng hạn quản đốc phân xưởng, họ hiểu được tình hình cơ quan ở thời điểm hiện tại nhưng không có khả năng nhìn nhận được các vấn đề xảy ra trong tương lai ØQuyết định của lãnh đạo: Đây là những người ra quyết định nên họ có yêu cầu về các thông tin trợ giúp ØMức chuyên gia cố vấn: Đây là những người nhận thức được sự phát triển và vận động của hệ thống trong những môi trường Các hình thức tiến hành khảo sát Có nhiều hình thức khảo sát, chúng được sử dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả, tính xác thực, tính khách quan, tính toàn diện của việc khảo sát. (1)- Quan sát, theo dõi, ghi chép (gồm quan sát chính thức và không chính thức): ØChính thức: Có chuẩn bị, có thông báo trước cho đối tác chuẩn bị thông tin trả lời theo yêu cầu của người khảo sát. ØKhông chính thức: Không thông báo trước cho đối tác chuẩn bị thực hiện bất kỳ lúc nào, ở đâu...Với quan sát không chính thức thường cho kết luận chính xác hơn, tuy vậy cách này rất mất thời gian, thường làm việc với những người đã làm việc lâu ở đó để diễn tả cho mình. (2)- Phỏng vấn: Đưa ra nhiều loại câu hỏi, câu hỏi trực tiếp, câu hỏi đóng (liệt kê tất cả các phương án trả lời theo kiểu trắc nghiệm), câu hỏi mở có tính chất gợi ý. (3)- Nghiên cứu tài liệu, các tài liêu gồm: (Btap sinh vien) - Các báo cáo nghiệp vụ - Qui chế về chức năng, nhiệm vụ - Quy định, nội qui - Các sổ sách thông tin chi tiết giao dịch hàng ngày... (4)- Dùng bảng hỏi, phiếu điều tra: Gửi phiếu điều tra cho đối tác thu thập trả lời xử lý gián tiếp không có sự trao đổi tranh luận. Phương pháp này thường nhanh, rẻ tiền nhưng độ tin cậy thấp. Phân loại và hệ thống hoá thông tin thu thập được ØThông tin hiện tại phản ánh chung về môi trường, hoàn cảnh, các thông số có lợi ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống trong quá khứ và hiện tại. ØThông tin cho tương lai phải được khảo sát tỉ mỉ và chặt chẽ. Những thông tin này bao gồm những thông tin được phát biểu ra chẳng hạn những lời ca thán, phàn nàn, mong muốn, có loại thông tin có ý thức nhưng không được phát biểu ra, trường hợp này phải gợi ý để lấy được lời phát biểu chính thức, có những thông tin vô ý thức, đấy là những phát biểu không rõ ràng, mập mờ, cần phải dự đoán để nhận được những thông tin đó. ØThông tin tĩnh (có thể các thông tin sơ đẳng, cấu trúc hoá): Như hồ sơ các phòng ban, cá nhân (họ tên, chức vụ, năm sinh). ØThông tin động: Hành trình của thông tin trong hệ thống. Động về thời gian là thời điểm thay đổi, xử lý, kiểm tra thông tin. Động về không gian là con đường di chuyển thông tin trong hệ thống. ØThông tin biến đổi: Các qui tắc quản lý, quy định của Nhà nước, của cơ quan làm nền cho việc tính toán, xử lý, kết xuất thông tin. ØThông tin môi trường và thông tin nội bộ. Thông tin môi trường để phân biệt được đâu là phần tử trong hệ thống, đâu là phần tử ngoài hệ thống. Dù thông tin về môi trường không liên quan đến hệ thống nhưng có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ta không thể bỏ qua không xem xét kỹ. Xem xét sơ bộ các thông tin nhận được trên 4 khía cạnh sau: - Số lượng - Tần suất sử dụng - Độ chính xác - Thời gian sống Phát hiện những yếu kém của hiện trạng và những yêu cầu trong tương lai. Ø Yếu kém üHệ thống thiếu cái gì, (chức năng, phương tiện, nhân lực) üKém hiệu quả, hiệu suất công việc thấp üPhương pháp xử lý không chặt chẽ, di chuyển thông tin vòng vèo üCơ cấu tổ chức bất hợp lý üGiấy tờ, tài liệu trình bày kém gây ùn tắc làm cho hệ thống quá tải, gây tổn phí về vật tư, thiết bị, con người ØYêu cầu nảy sinh üKhắc phục những yếu kém trên üNhững yêu cầu về thông tin chưa được đáp ứng üNhững nguyện vọng của nhân viên üCác dự kiến và các kế hoạch phát triển về quy mô của đơn vị Xác lập dự án Xác định phạm vi (khoanh vùng dự án) ØChỉ rõ hệ thống mới tiến hành trong phạm vi nào? üTrong toàn bộ cơ quan (phương pháp hồ). üTrong từng bộ phận (phương pháp giếng). Nên khảo sát tổng thể trước khi khoanh vùng nơi thực hiện tin học hoá. ØĐánh giá từng phương pháp: üƯu điểm của phương pháp hồ là nhất quán trong xử lý, cơ sở dữ liệu tập trung nên tránh được dư thừa dữ liệu, tuy nhiên tốc độ xử lý sẽ chậm, cài đặt phức tạp üVới phương pháp giếng thì dễ thực hiện nhưng khó phát triển hệ thống con thành hệ thống tổng thể. Chú ý: Một HTTT thường khá phức tạp mà không thể thực hiện trong một thời gian nhất định bởi vậy cần hạn chế một số ràng buộc để hệ thống mang tính khả thi nhất định. Tại thời điểm này cần xác định các mục tiêu cho dự án, chính các mục tiêu này là thước đo để kiểm chứng và nghiệm thu dự án sau này. Khả năng và hạn chế thực hiện dự án Xét trên 5 mặt sau: ØVề mặt tài chính: Kinh phí cho phép triển khai. ØVề con người: Khả năng quản lý, nắm bắt kỹ thuật mới, khả năng về đào tạo, tiếp nhận công nghệ mới ØVề trang thiết bị kỹ thuật cho phép ØVề mặt thời gian: Các ràng buộc của các hệ thống về thời gian hoàn thành. ØVề môi trường: Các yếu tố ảnh hưởng về môi trường, xã hội. Mục tiêu của việc tin học hoá ØKhắc phục yếu kém hệ thống cũ ØĐáp ứng được yêu cầu trong tương lai ØMang lại lợi ích kinh tế ØThoả mãn được hạn chế về chi phí và con người ØThể hiện được chiến lược phát triển lâu dài Xác định yếu tố thành công của bài toán ØMục tiêu quản lý: Được chỉ ra bằng cụm danh động từ thể hiện tóm tắt các qui trình quản lý cơ bản. ØYếu tố thành công của bài toán: Được thể hiện bằng một danh từ, đây là các thông tin đầu ra phải có mặt của hệ thống. Lập hồ sơ yêu cầu ØLập hồ sơ kế hoạch gồm: Danh sách thành viên nhóm làm việc gồm cả hai bên; các kết quả khảo sát sơ bộ; các phê phán hiện trạng và yêu cầu phát triển trong tương lai; các giải pháp và lựa chọn; kế hoạch triển khai dự án. ØThông qua trao đổi để thảo luận hoàn tất các hồ sơ trên. Sau khi quyết định phân công nhiệm vụ cho từng nhóm hay từng cá nhân thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Tags System Information Mới hơn Cũ hơn
Xác định yêu cầu sơ bộ hệ thống |
Popular Posts
Algorithm[Thuật toán] Thuật toán tìm kiếm tuần tự
•tháng 3 04, 2016 2[Tự học lập trình C/C++] Viết hàm tính giá trị trung bình cộng của các phần tử có trong mảng.
tháng 5 06, 2016 3[Tự học lập trình C/C++] Các lỗi thường gặp trong lập trình
tháng 5 17, 2016 4[Hệ thống thông tin] Tổng quan về hệ thống thông tin
tháng 10 05, 2015Đăng ký
Nhận thông báo qua email
Categories
- Algorithm (27)
- Chuyen nganh (64)
- Cong nghe XML (1)
- Cơ sở dữ liệu (3)
- Cơ sở lập trình (2)
- Design Pattern (2)
- Download mẫu văn bản (1)
- download winrar (1)
- Downloads (4)
- Đồ họa máy tính (6)
- Giáo dục điện tử (3)
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (21)
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. (8)
- Học Power point (2)
- Hồ sơ xin việc (1)
- Image processing (3)
- Kiến trúc Web (1)
- Lap trinh assembly (4)
- Lap trinh C va C plus (65)
- Lap trinh C va C++ (3)
- Lap trinh C/C++ (2)
- Lap trinh C# (6)
- lap trinh co so du lieu (2)
- Lap trinh he thong (9)
- lap trinh hop ngu (7)
- Lap trinh huong doi tuong voi Java (12)
- lap trinh windows (3)
- lập trình C (3)
- lập trình với C# (2)
- Lập trình windows (7)
- Mẫu CV (1)
- Nâng cao chất lượng ảnh (1)
- News (8)
- Ngẫm nghĩ (2)
- Phan tich thiet ke he thong (1)
- Phat trien he thong (42)
- quangcaotructuyen (1)
- Sách (9)
- sách bán chạy (4)
- Sách công nghệ thông tin (5)
- sách kỹ năng (1)
- SQL cơ bản và nâng cao (1)
- su dung accsess (3)
- sudungExcel (28)
- sudungword (10)
- System Information (19)
- thiet bi tin hoc (2)
- Thu nhan anh (1)
- Thuật ngữ (1)
- Thuongmaidientu (4)
- Tin hoc dai cuong (1)
- Tin hoc van phong (23)
- trac nghiem (1)
- trituenhantao (5)
- Tư duy thiết kế (2)
- Windows 7 USB Download Tool (1)
- xulyanh (5)
- xử lý ảnh (4)
Main Tags
- Algorithm
- Chuyen nganh
- Cong nghe XML
- Cơ sở dữ liệu
- Cơ sở lập trình
- Design Pattern
- Download mẫu văn bản
- download winrar
- Downloads
- Đồ họa máy tính
- Giáo dục điện tử
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Học Power point
- Hồ sơ xin việc
- Image processing
- Kiến trúc Web
- Lap trinh assembly
- Lap trinh C va C plus
- Lap trinh C va C++
- Lap trinh C/C++
- Lap trinh C#
- lap trinh co so du lieu
- Lap trinh he thong
- lap trinh hop ngu
- Lap trinh huong doi tuong voi Java
- lap trinh windows
- lập trình C
- lập trình với C#
- Lập trình windows
- Mẫu CV
- Nâng cao chất lượng ảnh
- News
- Ngẫm nghĩ
- Phan tich thiet ke he thong
- Phat trien he thong
- quangcaotructuyen
- Sách
- sách bán chạy
- Sách công nghệ thông tin
- sách kỹ năng
- SQL cơ bản và nâng cao
- su dung accsess
- sudungExcel
- sudungword
- System Information
- thiet bi tin hoc
- Thu nhan anh
- Thuật ngữ
- Thuongmaidientu
- Tin hoc dai cuong
- Tin hoc van phong
- trac nghiem
- trituenhantao
- Tư duy thiết kế
- Windows 7 USB Download Tool
- xulyanh
- xử lý ảnh
Bài đăng phổ biến
Tập lệnh assembly của Intel 8086/8088 (Phần 3)
•tháng 3 06, 2017 2Tập lệnh assembly của Intel 8086/8088 (Phần 1)
tháng 3 06, 2017 3[Tự học lập trình C] Chương trình con và hàm
tháng 3 08, 2016 Tin học cơ bản Copyright 2021 Tinhoccoban.netBài viết mới nhất
Tin học cơ bản - Nền tảng của mọi kỹ năng
Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi Tin học cơ bản. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn Tinhoccoban.net
TIN HỌC CƠ BẢN
Chia sẻ với ứng dụng khác Sao chép Liên kết bài đăng Sao chépBiểu mẫu liên hệ
Từ khóa » Khảo Sát Hiện Trạng Xác định Yêu Cầu Hệ Thống
-
Chương 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG XÁC ĐỊNH YÊU CẦU HỆ THỐNG
-
Khảo Sát Hiện Trạng Phân Tích Yêu Cầu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khảo Sát Hiện Trạng Và Tìm Hiểu Nhu Cầu - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] Bài 2. Khảo Sát Hệ Thống - FIT@MTA
-
PTTK_C2_Phuong Xác định Và Phân Tích Yêu Cầu - Phan Tich Thong ...
-
[PDF] Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin,nguyễn Thị Kim Phụng,dhcntt
-
[PDF] Khảo Sát Hiện Trạng Xác Định Yêu Cầu Thông Tin - te
-
6 Giai đoạn Trong Quy Trình Phát Triển Một Hệ Thống Thông Tin
-
Tuần 2 - Khảo Sát Hiện Trạng, Phân Tích Và Thiết Kế Hệ Thống
-
Bài Giảng Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin | Tải Miễn Phí
-
Phan Tich Thiet Ke He Thong Thong Tin - SlideShare
-
[PDF] Chuyên đề 7 HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH ...
-
Phân Tích Yêu Cầu Phần Mềm - Viblo