Bài Giảng Tiết 8 - Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - Giáo Án Mẫu
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án Mẫu
Tổng hợp giáo án điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học
Bài giảng Tiết 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xươngMỤC TIÊU.
- HS nắm được cấu tạo chung 1 xương dài. Từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương.
- Rèn kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản.
6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn:17/09/2011 Ngày dạy: 19/09/2011 Tiết 8 Bài 8: cấu tạo và tính chất của xương I. mục tiêu. - HS nắm được cấu tạo chung 1 xương dài. Từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương. - Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương. - Rèn kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản. II. chuẩn bị. - Tranh vẽ phóng to các hình 8.1 -8.4 SGK. - Vật mẫu: Xương đùi ếch hoặc xương ngón chân gà. Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương. Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% , đầu giờ thả 1 xương đùi ếch vào axit. (Nếu HS làm thí nghiệm theo nhóm cần chuẩn bị các dụng cụ như trên theo nhóm). III. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ - Bộ xương người được chia làm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? - Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người? - Nêu cấu tạo và vai trò của từng loại khớp? 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo của xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục I SGK kết hợp quan sát H 8.1; 8.2 ghi nhớ chú thích và trả lời câu hỏi: - Xương dài có cấu tạo như thế nào? - GV treo H 8.1(tranh câm), gọi 1 HS lên dán chú thích và trình bày. - Cho các HS khác nhận xét sau đó cùng HS rút ra kết luận. - Cấu tạo hình ống của thân xương, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng của xương? - GV: Người ta ứng dụng cấu tạo xương hình ống và cấu trúc hình vòm vào kiến trúc xây dựng đảm bảo độ bền vững và tiết kiệm nguyên vật liệu (trụ cầu, cột, vòm cửa) - Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài? - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.3 và quan sát H 8.3 để trả lời: - Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt? - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình vẽ, ghi nhớ kiến thức. - 1 HS lên bảng dán chú thích và trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và rút ra kết luận. - Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững chắc. - Nan xương xếp thành vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. - Nghiên cứu bảng 8.1, ghi nhớ thông tin và trình bày. - Nghiên cứu thông tin , quan sát hình 8.3 để trả lời. - Rút ra kết luận. Kết luận: 1. Cấu tạo xương dài bảng 8.1 SGK. 2. Chức năng của xương dài bảng 8.1 SGK. 3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt - Ngoài là mô xương cứng (mỏng). - Trong toàn là mô xương xốp, chứa tuỷ đỏ. Hoạt động 2: Sự to ra và dài ra của xương - Yêu cầu HS đọc Ê mục II và trả lời câu hỏi: - Xương to ra là nhờ đâu? - GV dùng H 8.5 SGK mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò của sụn tăng trưởng: dùng đinh platin đóng vào vị trí A, B, C, D ở xương 1 con bê. B và C ở phía trong sụn tăng trưởng. A và D ở phía ngoài sụn của 2 đầu xương. Sau vài tháng thấy xương dài ra nhưng khoảng cách BC không đổi còn AB và CD dài hơn trước. Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết vai trò của sụn tăng trưởng. - GV lưu ý HS: Sự phát triển của xương nhanh nhất ở tuổi dậy thì, sau đó chậm lại từ 18-25 tuổi. - Trẻ em tập TDTT quá độ, mang vác nặng dẫn tới sụn tăng trưởng hoá xương nhanh, người không cao được nữa. Tuy nhiên màng xương vẫn sinh ra tế bào xương. HS nghiên cứu Ê mục II và trả lời câu hỏi. - Trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. - Chốt lại kiến thức. Kết luận: - Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia. - Xương dài ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương. Hoạt động 3: Thành phần hoá học và tính chất của xương - GV biểu diễn thí nghiệ: Cho xương đùi ếch vào ngâm trong dd HCl 10%. - Gọi 1 HS lên quan sát. - Hiện tượng gì xảy ra. - Dùng kẹp gắp xương đã ngân rửa vào cốc nước lã - Thử uốn xem xương cứng hay mềm? - Đốt xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn, khi hết khói: Bóp phần đã đốt, nhận xét hiện tượng. - Từ các thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về thành phần, tính chất của xương? - GV giới thiệu về tỉ lệ chất cốt giao thay đổi ở trẻ em, người già. - HS quan sát và nêu hiện tượng: + Có bọt khí nổi lên (khí CO2) chứng tỏ xương có muối CaCO3. + Xương mềm dẻo, uốn cong được. - Đốt xương bóp thấy xương vỡ. + Xương vỡ vụn. + HS trao đổi nhóm và rút ra kết luận. - 1 HS đọc kết luận SGK. Kết luận: - Xương gồm 2 thành phần hoá học là: + Chất vô cơ: muối canxi. + Chất hữu cơ (cốt giao). - Sự kết hợp 2 thành phần này làm cho xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc. 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cụ́: Cho HS làm bài tập 1 SGK. Trả lời câu hỏi 2, 3. b, Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc trước bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ Ngày soạn: 21/09/2011 Ngày dạy: 23/09/2011 Tiết 9 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ I. mục tiêu. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ. - Giải thích được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ. II. chuẩn bị. - Tranh vẽ phóng to H 9.1 đến 9.4 SGK. - Tranh vẽ hệ cơ người. - Búa y tế. - Nếu có điều kiện: chuẩn bị ếch, dd sinh lí 0,65%, máy ghi nhịp co cơ. III. hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu cấu tạo chức năng của xương dài? - Nêu thành phần hoá học và tính chất của xương? 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát H 9.1 SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: - Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ? - Nêu cấu tạo tế bào cơ ? - Gọi HS chỉ trên tranh cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ. - HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ, thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận. Kết luận: - Bắp cơ : gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết. - Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ. - Tế bào cơ: gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là 1 đơn vị cấu trúc giới hạn bởi 2 tấm hình chữ Z. Sự sắp xếp các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tạo nên đĩa sáng và đĩa tối. + Đĩa tối: là nơi phân bố tơ cơ dày, đĩa sáng là nơi phân bố tơ cơ mảnh. Hoạt động 2: Tính chất của cơ - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát H 9.2 SGK (nếu có điều kiện GV biểu diễn thí nghiệm) - Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm sự co cơ - GV giải thích về chu kì co cơ (nhịp co cơ). - Yêu cầu HS đọc thông tin + Gập cẳng tay sát cánh tay. - Nhận xét về sự thay đổi độ lớn của cơ bắp trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó? - Yêu cầu HS làm thí nghiệm phản xạ đầu gối, quan sát H 9.3 - Giải thích cơ chế phản xạ sự co cơ? - HS nghiên cứu thí nghiệm và trả lời câu hỏi : - Nêu kết luận. - HS đọc thông tin, làm động tác co cẳng tay sát cánh tay để thấy bắp cơ co ngắn lại, to ra về bề ngang. - Giải thích dựa vào thông tin SGK, rút ra kết luận. - HS làm phản xạ đầu gối (2 HS làm). - Dựa vào H 9.3 để giải thích cơ chế phản xạ co cơ. Kết luận: - Tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn khi bị kích thích,cơ phản ứng lại bằng co cơ. - Cơ co rồi lại dãn rất nhanh tạo chu kì co cơ. - Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại làm cho bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang. - Khi kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm đến trung ương thần kinh, tới dây li tâm, tới cơ và làm cơ co. Hoạt động 3: ý nghĩa của hoạt động co cơ - Quan sát H 9.4 và cho biết : - Sự co cơ có tác dụng gì? - Yêu cầu HS phân tích sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay. - GVnhận xét, giúp HS rút ra kết luận. - Yêu cầu 1 HS đọc kết luận cuối bài. - HS quan sát H 9.4 SGK - Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung và rút ra kết luận. Kết luận: - Cơ co giúp xương cử động để cơ thể vận động, lao động, di chuyển. - Trong sự vận động cơ thể luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm cơ. 4. Củng cố - Dặn dò : a, Củng cố - HS làm bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng: 1. Cơ bắp điển hình có cấu tạo: a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối. b. Bó cơ và sợi cơ. c. Có màng liên kết bao bọc, 2 đầu to, giữa phình to. d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó. e. Cả a, b, c, d g. Chỉ có c, d. 2. Khi cơ co, bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do: a. Vân tối dày lên. b. Một đầu cơ co và một đầu cơ cố định. c. Các tơ mảnh xuyên sâu vào vùng tơ dày làm cho vân tối ngắn lại. d. Cả a, b, c. e. Chỉ a và c. b, Dặn dò - Học và trả lời câu 1, 2, 3. Gợi ý: Câu 1: Đặc điểm phù hợp chức năng co cơ của tế bào cơ: + Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau nên tế bào cơ dài. + Mỗi đơn vị cấu trúc cơ tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ. Câu 2 : Khi đứng cả cơ gấp và duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa. Cả hai cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm rơi vào chân đó. Câu 3 : Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi cùng co tối đa 9của 1 bộ phận cơ thể) Cơ gấp và duỗi của 1 bộ phận cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp bại liệt).
File đính kèm:
- SINH 85.doc
- Giáo án Sinh học 8 - Tiết 18
3 trang | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 1
- Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình học cả năm - Năm học 2011-2012
231 trang | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011
208 trang | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 23: Hoạt dộng hô hấp - Năm học 2014-2015
3 trang | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
- Bài giảng Tiết 32 - Bài 31: Trao đổi chất
6 trang | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
- Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 47: Dây thần kinh tủy - Năm học 2006-2007
2 trang | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 68: Ôn tập học kỳ II - Năm học 2005-2006
3 trang | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
3 trang | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học 8 - Tiết 64
3 trang | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 0
- Giáo án Sinh học 8 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012
7 trang | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 GiaoAnMau.com - Giáo án hay, Giáo án mới, Sáng kiến kinh nghiệm mới
Từ khóa » Trình Bày Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương Cơ
-
Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương? Chức Năng Của Xương Là Gì?
-
Nêu Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - An Nhiên - Hoc247
-
C1:Trình Bày Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương?Đặc điểm Cấu Tạo Nào ...
-
Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Xương | SGK Sinh Lớp 8
-
Bài 8. Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - Hoc24
-
Soạn Sinh 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - Mobitool
-
Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - Sinh Học - Tìm đáp án, Giải Bài Tập,
-
Soạn Sinh 8 Bài 8 Ngắn Nhất: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương
-
Trình Bày Cấu Tạo Và Tính Chất Của Cơ? Thế Nào Là Sự Co Cơ? Ý Nghĩa?
-
Nêu Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương - Bài Tập Sinh Học Lớp 8 - Lazi
-
Giáo án Sinh Học 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương
-
Hiểu Biết Cơ Bản Về Hệ Xương | Vinmec
-
Lý Thuyết Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương Sinh 8