Bài Giảng Tôi Yêu Em - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Bài giảng Tôi yêu em 4 9,6K 85 TẢI XUỐNG 85
Đang tải... (xem toàn văn)
XEM THÊM TẢI XUỐNG 85 1 / 4 trang TẢI XUỐNG 85THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng | |
---|---|
Số trang | 4 |
Dung lượng | 57,5 KB |
Nội dung
Giáo án I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình. - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, đắm say, thủy chung và cao thượng, vị tha của chủ thể trữ tình. II. Phương tiện thực hiện - SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Thiết kế bài giảng III. Cách thức tiến hành 1. Phát vấn - đối thoại 2. Diễn dịch 3. Thảo luận - thực hành IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới TÔI YÊU EM A. Pus kin Dẫn vào bài: Tình yêu là một đề tài muôn thửa của nhân loại, không một nhà thơ nào mà trong cuộc đời sáng tác của mình lại không nói đến tình yêu trong các thi phẩm của mình. Tình yêu là một thứ tình cảm rất phức tạp nó có thể nâng con người thành thiên thần cũng có thể biếnn con người thành qủy dữ. Điều mà thơ ca hướng đến là một tình yêu đẹp, tình yêu thánh thiện. Puskin là một nhà thơ tình yêu như thế. Thơ tình của ông là sự kết hợp giữa tình yêu nhân loại và tình yêu con người. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng Hđ 1. Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm - GV có thể kể vắn tắt về cuộc đời của nhà thơ, về cái chết sau cuộc đấu súng để lại tiếc thương cho cả nước Nga… I. Tiểu dẫn 1. Tác giả - A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-vích Puskin, 1799 - 1837 - Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh. - Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. - Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình (GV nhấn mạnh thêm: ông được xem là “Mặt trời của thi ca Nga”. - Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tập trung vào 2 nội dung chính đó là: tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga (GV nhấn mạnh => Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận đình Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”). - HS đọc và trình bày nội dung đoạn cuối Tiểu dẫn Hđ 2. Đọc - hiểu chi tiết - Đọc 4 câu đầu - Mở đầu bài thơ, tại sao người dịch không dịch là anh yêu em cho tình cảm thắm thiết, hay ngược lại: tôi yêu cô thể hiện tình cảm còn rụt rè?) - Hai câu thơ đầu xác nhận điều gì? ? Mục đích của sự xác nhận ấy là gì? Hs thảo luận nhóm trả lời GV bình giảng - Cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình có tuân theo lý trí - Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận. (GV bổ sung: bài thơ trong nguyên tác không có nhan đề. Nhan đề là của người dịch đặt cho tác phẩm.) - Bố cục bài thơ: gồm 2 phần + Phần 1: 4 dòng đầu: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương. + Phần 2: 4 dòng sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành cho “em” II. Đọc - hiểu chi tiết 1. Khổ 1: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương. “Tôi yêu em… bóng u hoài?” - GV phân tích ngoài: Người dịch, dịch như vậy rất có dụng ý: Nếu dùng “anh” thì lại chưa được phép, chưa dám và chưa thể. Nhưng cũng không thể dùng “cô” hay dùng “nàng” vì hoặc xa cách quá, hoặc không trực tiếp => Chứng tỏ người dịch rất am hiểu về tâm thế và cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong lời từ biệt đơn phương này. - Sử dụng 3 từ “Tôi yêu em” vừa: + Thể hiện tình cảm vừa gần vừa xa + Vừa ngắn gọn, giản dị, bày tỏ trực tiếp được tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình (không quá gần gũi nhưng cũng không quá xa cách). - Xác nhận một tình yêu: Tôi đã yêu em. Tình yêu đó đơn phương nhưng vẫn âm ỉ cháy trong tim: Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai (ngọn lửa tình chưa tắt mà nó vẫn âm ỉ cháy, để rồi nó sẽ bùng lên mạnh mẽ hơn, lớn lao hơn khi có ngọn gió của nơi em tiếp sức). -> Câu thơ đã khẳng định một tình yêu thầm kín, kiên trì, nồng nàn, tha thiết và mãnh liệt. - Vì “yêu em” mà nhân vật trữ tình ở đây có sự mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc: Lý trí (bảo thôi) > < Tình cảm (vẫn yêu) - Cảm xúc không tuân theo lý trí nên đã có sự giằng co giữa lý trí và tình cảm: (thể hiện qua từ Nhưng) (GV giảng ngoài: Vừa mới phân vân, dùng dằng, day dứt không? - GV kết thúc vấn đề: - Điệp ngữ “Tôi yêu em” được diễn đạt 2 lần có tác dụng gì? - Trạng thái của nhân vật trữ tình được biểu hiện như thế nào trong khổ thơ? về tình yêu chưa tắt hẳn thì lập tức đã phủ định quyết liệt rằng vì yêu em nên: + Không muốn quấy rầy em + Không muốn làm phiền muộn em bất cứ điều gì. Nghĩa là phải rời xa em - đó là điều mà bản thân nhân vật “tôi” không hề muốn. -> Ở đây nhân vật trữ tình đã lấy thời gian làm thước đo cho tình yêu của mình. -> Hai dòng thơ sau là những phủ định của cái tôi - ý chí (cái tôi thứ 2) với cái tôi - tình cảm (cái tôi thứ nhất) ở 2 dòng đầu. Đồng thời đó cũng là một lời hứa, lời thề trang nghiêm dứt khoát, xác nhận chân lí của một tình yêu: Yêu là không đòi hỏi. Yêu là mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu -> nghĩa là ở 4 câu thơ đầu ta nhận thấy lí trí vẫn điều khiển được con tim. => KL: Như vậy, nhân vật “tôi” trong 4 câu thơ đầu không chỉ bộc lộ lời từ giã một mối tình, mà còn bày tỏ và khẳng định lòng vị tha, đức hi sinh, sự tôn trọng quyền tự do lựa chọn tình cảm của người mà mình yêu mến. GV dẫn dắt: tình yêu của Puskin chân thành là như thế, nhưng khi quay lại với thực tại mới thấy thật phũ phàng (Đọc khổ thơ cuối) 2. Khổ 2. Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành cho “em” “Tôi yêu em …đã yêu em” - Điệp ngữ “Tôi yêu em” không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác… - Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ, nhớ về những tâm trạng đau khổ, giày vò, hậm hực vì hờn ghen… vì thất vọng, vì không được đáp đền -> Đó là sự tự trách mình yếu đuối, ghen tuông… bao thời gian trôi qua vẫn đeo đuổi một mối tình si một phía. Tôi yêu em âm thầm không hi vọng Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen Ích kỉ tất yếu của tình yêu - Âm thầm: lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn - Lúc rụt rè: e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu - Khi hậm hực: có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn. -> Ở đây, lí trí đã nhường chỗ cho cảm xúc. Vẫn thể hiện rõ một tình yêu đơn phương, không hi vọng, đồng thời cũng thể hiện được sự mãnh liệt và những cung bậc tất yếu của tình yêu: sự rụt rè, ghen tuông và ích kỉ. - Em có nhận xét gì về cách ghen tuông của nhân vật “tôi”? Hs thảo luận - Lời cầu chúc: “Cầu…em” thể hiện sự vun vào hay duỗi ra trong tình cảm của nhân vật “tôi”? - Ý nghĩa sâu sắc thể hiện trong lời cầu chúc này là gì? Hđ 4. Tổng kết GV bình thêm: (GV giảng thêm: ai yêu mà không ghen tuông ích kỉ, nhưng ích kỉ không chiến thắng được sự cao thượng của một trái tim biết yêu thương, và Puskin đã mang trong mình một trái tim như thế) - Cách ghen của nhân vật trữ tình là một cách ghen có văn hóa, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: Yêu chân thành, đằm thắm. Điều đó đã được chứng minh. - Nếu là sự duỗi ra: không dễ dàng đối với 1 người có tính cách mãnh liệt như nhân vật “tôi” - Nếu là sự vun vào: thì tại sao phải “cầu em được người tình…” - 1 người thứ 3 -> Sự xuất hiện của người thứ 3 này có phải là một lời ẩn ý sâu xa? + Nhân vật trữ tình muốn đặt “em” trước một sự lựa chọn: “Tôi” hoặc người nào khác. + Người khác kia là ai? Liệu họ có yêu em như tôi không? + “Tôi” thì rất yêu em, yêu “chân thành, đằm thắm” như vậy -> Vậy lời cầu mong đó khó trở thành hiện thực. Phải chăng đây là một phép “thử”. Một cách nói vun vào, một cách “đặt vấn đề” tỉnh táo và khôn khéo của nhân vật “Tôi”? - Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng. Đây là một lời chúc tuyệt vời nhất mà cũng là lời chúc thông minh nhất rằng: Tôi đã yêu em, đang yêu em và mãi mãi yêu em: chân thành và đằm thắm. Và dù trong trường hợp người em chọn không phải là “tôi” đi chăng nữa thì “tôi” vẫn luôn cầu chúc “em” có một người tình tuyệt vời như “tôi” đã dành cho “em”. - Lời cầu chúc vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi! III. Tổng kết ND: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. NT: Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng cùng với những điệp ngữ và nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co… diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình. . khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi! III. Tổng kết ND: Bài thơ thể hiện tình yêu. tình yêu chân thành cho em Tôi yêu em …đã yêu em - Điệp ngữ Tôi yêu em không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định tình yêu đơn phương của chủ thể trữ. tình muốn đặt em trước một sự lựa chọn: Tôi hoặc người nào khác. + Người khác kia là ai? Liệu họ có yêu em như tôi không? + Tôi thì rất yêu em, yêu “chân thành, đằm thắm” như vậy -> VậyNgày đăng: 02/07/2014, 04:00
Xem thêm
- Bài giảng Tôi yêu em
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
- giáo án bài giảng tôi yêu em
- bài giảng tôi yêu em
Từ khóa » Slide Tôi Yêu Em
-
Tuần 26. Tôi Yêu Em - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Tuần 26. Tôi Yêu Em - Ngữ Văn 11 - Bùi Quang
-
Toi Yeu Em - SlideShare
-
TÔI YÊU EM - A.X. Pu-skin - SlideShare
-
Giáo án Powerpoint Bài Tôi Yêu Em - 123doc
-
Bài Giảng Ngữ Văn Lớp 11 - Đọc Văn: Tôi Yêu Em (Pu.Skin)
-
Bài Giảng Ngữ Văn Lớp 11: Tôi Yêu Em - Puskin
-
Tuần 26. Tôi Yêu Em Toi Yeu Em Ppt - Nslide
-
Bài Giảng Ngữ Văn 11 Tuần 26 Bài: Tôi Yêu Em - AX Puskin
-
Bình Giảng Bài Thơ Tôi Yêu Em
-
Phân Tích Bài Thơ Tôi Yêu Em (Puskin) - Luxury
-
Giáo án Ngữ Văn 11 - Tiết 96: Tôi Yêu Em (puskin)