BÀI GIUN ĐẤT - 123doc

Nội dung

Ngày soạn / / 2008 NGÀNH GIUN ĐỐT Tuần 8 Bài 15: GIUN ĐẤT Tiết 15 I. MỤC TIÊU 1. kiến thức - Hs biết được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng,sinh sản của Giun đất đại diện cho ngành Giun đốt - Chỉ rõ các đặc điểm của Giun Đất tiến hoá hơn Giun Tròn. 2. Kỷ năng - Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, phân tích. Kỷ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích . II. THÔNG TIN BỔ SUNG - Ở nước ta có hơn 100 loài Giun đất khác nhau. Con Giun đất mô tả ở đây là con Giun lớn nhất, gọi là Giun khoang, có tên khoa học là Pheretima aspergillum , cơ thể dài từ 20 – 30 cm, có màu hồng tím, thích sống ở nơi đất tơi xốp, ẩm ướt, đặc biệt là trong các vườn trồng chuối. - giun đất lưỡng tính nhưng khi sinh sản vẩn cần đến sự tham gia của hai cá thể khác nhau, vì chúng luôn thực hiện sự thụ tinh chéo. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và sơ đồ di chuyển của Giun đất. Tranh Giun đất sinh sản, Giun đất đào hang… - Mẫu vật con Giun đất. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG A. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) Câu hỏi 1. Hãy so sánh Giun Kim và Giun Móc Câu ( Căn cứ vào nơi ký sinh), loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ? 2. Em hãy Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất về đặc điểm chung của Giun Tròn trong các đặc điểm sau: a) Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu. b) Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên c) Có khoang cơ thể chưa chính thức. d) Ruột phân nhánh chưa có hậu môn. e) Cơ quan tiêu hoá dạng ống, bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn. g) Chỉ a,c,e đúng h) Tất cả đều đúng. * Tại sao ở nước ta thường mắc bệnh Giun Đũa cao ? Đáp án: 1. Giun móc câu nguy hiểm hơn: Vì chúng ký sinh ở tá tràng, thường được gọi là nơi “Bếp núc” của ống tiêu hoá. Tuy thế phòng chống Giun móc câu lại dễ hơn ở chổ chỉ cần đi dày dép, ủng…khi tiếp xúc với đất ở những nơi có ấu trùng của Giun móc câu là đủ. 2. a, c, e. * - Vì có nhiều nhà tiêu, hố xí, chưa hợp vệ sinh, ruồi nhặng còn nhiều tạo điều kiện cho trứng Giun phát tán. - Trình độ vệ sinh cộng đồng cón thấp: như tuới rau xanh bằng phân tươi; ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng…. C. Bài mới. Nhà bác học Đacuyn đã nói: Giun đất là “Chiếc cày sống” của người nông dân. Thật vậy thầy cùng các em sẽ tìm hiểu về Giun Đất trong baì học hôm nay. HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU HÌNH DẠNG CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN(12 Phút) MT: - Hs chỉ rõ hình dạng cấu tạo ngoài của giun Đất thích nghi với lối sống chui rúc trong đất - Cách di chuyển của Giun đất liên quan đến cấu tạo của cơ thể. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH 1.Cấu tạo ngoài - Gv yêu cầu HS , + Quan sát, đọc chú thích tranh hình 15.1, 2 sgk phóng to . - Quan sát tranh H 15.3 để trả lời câu hỏi . ? Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào ? 2. Di chuyển Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của Giun đất. □ Thu mình làm phồng đoạn đầu ,thun đoạn đuôi □ Giun chuẩn bị bò. □ Thu mình làm phồng đoạn đầu ,thun đoạn đuôi. □ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chổ dựa,gvươn đầu về phía trước. - Đại diện HS trình bày kết quả – HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. * GV: Giun đát đào hang để tạo cho mình 1 con đường di chuyển thuận lợi: khi bò vành tơ dựa vào thành bờ đất xung quanh. Khi đào hang Giun đẩy đất lên làm-> làm cho đất tơi xốp -> nuôi giun vừa làm thức ăn cho cá vừa vận dụng tăng gia sản xuất. - Cá nhân Hs quan sát, đọc chú thích tranh hình 15.1, 2 sgk phóng to → trả lời câu hỏi - Hs điền chú thích - HS thảo luận nhóm → thống nhất ý kiến và hoàn thành bài tập. Yêu cầu: + Hình dạng cơ thể. + Vòng tơ ở mỗi đốt + BT: 2 → 1 → 4 → 3. Giun đất di chuyển từ trái qua phải. + Xác định được hưóng di chuyển. + Phân biệt 2 lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi. + Vai trò của vòng cơ mỗi đốt. - HS đại → diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời - HS ghi nhớ Kết luận: 1. Cấu tạo ngoài - Cơ thể dài có đối xứng hai bên, thuôn hai đầu, Phần đầu lớn hơn đuôi và có miệng. - Phân nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ( chi bên). - Chất nhầy giúp cho da trơn. - Có đai sinh dục và lỗ sinh dục. - Có hậu môn ở phía đuôi. 2. Di chuyển * Giun đất di chuyển bằng cách: + Cơ thể phình duỗi xen kẻ + Vòng tơ làm chỗ tựa  kéo cơ thể về một phía từ trái qua phải. HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU CẤU TẠO TRONG ( 9 phút ) MT: - Hs trình bày được cấu tạo trong của giun đất tiến hoá hơn giun các ngành giun trước nó.(Giun tròn) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH - GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 15.4 .15.5 ( Thảo luận 3 phút ) ? So sánh với Giun tròn:Tìm ra cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở Giun đất ? Hệ cơ quan mới ở Giun đất có cấu tạo như thế nào ? - Gv yêu cầu Hs các nhóm trình bày đáp án → nhóm khác theo dỏi nhận xét và bổ sung. - GV ghi nhanh các ý kiến và phần bổ sung của các nhóm lên bảng. - GV giảng thêm: + Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch → cơ thể căng + Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy → da trơn. + Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn. + Hệ thần kinh: tập trung chuổi hạch ( hạch là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh ). + Hệ tuần hoàn: Máu di chuyển trong mạch lưng từ sau ra trước, trong mạch bụng thì ngược lại. Phía trước cơ thể mạch lưng nối với mạch bụng qua mạch vòng (Tim) co bóp đẩy máu vào mao quản da và các nội quan sau khi lấy ôxy từ da về máu qua các mạch nối dưới thần kinh để về mạch lưng tạo thành tuần hoàn kín - GV yêu cầu hs: ? Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của Giun đất ? - GV bổ sung cho hoàn chỉnh kết luận. - HS quan sát tranh hình 15.4 .15.5 + Hệ cơ quan mới xuất hiện: Hệ tuần hoàn (có mạch lưng, mạch bụng, mao quản da, tim đơn giản). + Hệ tiêu hoá: Phân hoá rõ có enzim tiêu hoá thức ăn. + Hệ thần kinh tiến hoá hơn; tập trung thành chuỗi có hạch. - Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác theo dỏi nhận xét và bổ sung. - Hs rút ra kết luận. - Hs ghi nhớ kiến thức * Cấu tạo trong: - Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch làm căng cơ thể. - Hệ tiêu hoá: Phân hoá rõ: Lỗ miệng hầu  thực quản  diều, dạ dày cơ  ruột tịt  hậu môn. - Hệ tuần hoàn: Mạch lưng , mạch bụng, mạch hầu, vòng hầu . ( Tim đơn giản), tuần hoàn kín. - Hệ thần kinh : Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh. HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU DINH DƯỠNG ( 6 phút ) MT: Chỉ rõ cách dinh dưỡng của giun đất liên quan đến cấu tạo của cơ thể HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi: (2 phút) + Quá trình tiêu hoá của Giun đất diễn ra như thế nào? + Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, Giun đất chui lên mặt đất ? + Cuốc phải Giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ ? - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày đáp án  nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. - GV nhận xét bổ sung  hoàn thành kết luận. - Cá nhân đọc thông tin sgk tr54 ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời: Yêu cầu: + Quá trình tiêu hoá Nhờ sự hoạt động của dạ dày và vai trò của Enzim. + Nước ngập, giun đất không hô hấp được. + Chất lỏng màu đỏ là máu , do có sắc tố sắt và O 2 . - Đại diện nhóm trình bày đáp án  nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS tự rút ra kết luận. Kết Luận: - Thức ăn  lỗ miệng  Hầu  Diều ( chứa thức ăn)  Dạ dày(nghiền nhỏ)  Enzim biến đổi  ruột tịt  Bã đưa ra ngoài. - Chất dinh dưỡng thẩm thấu qua thành ruột vào máu. - Quá trình hô hấp thực hiện qua da . HOẠT ĐỘNG IV: TÌM HIỂU SINH SẢN ( 7 phút ) MT: Nêu được điặc điểm sinh sản ghép đôi tạo kén chứa trứng của Giun đất. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HOC SINH - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, quan sát tranh H15.6 trả lời câu hỏi: ? Giun đất sinh sản như thế nào ? - GV yêu cầu Hs tự rút ra kết luận. - GV hỏi thêm: Tại sao giun đất lưỡng tính khi sinh sản lại ghép đôi ? ( Thụ tinh chéo ) - Hs tự nghiên cứu thu nhận thông tin sgk. Yêu cầu: + miêu tả hiện tượng ghép đôi. + Tạo kén. - Đại diện 1 – 3 Hs trình bày đáp án. - Hs tự rút ra kết luận Kết luận: + Giun Đất lưỡng tính + Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh duc. + Đai sinh dục tuột khói cơ thể tạo kén chứa trứng. * Kết luận chung: HS đọc kết luận sgk. D. Củng cố (4 phút) Bài tập: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho ý rả lời đúng nhất. 1.Cấu tạo ngoài của Giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? a) Cơ thể hình giun. b) Cơ thể có đối xứng hai bên. c) Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển. d) Chi bên tiêu giảm nhưng vẩn giữ vòng tơ làm chổ dựa khi chui rúc trong đất. e) Cách di chuyển thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi. g) Tất cả đều đúng i) Chỉ a,c,d,e, 2. Cấu tạo trong của giun đất có gì mới so với giun tròn ? a) Khoang cơ thể chính thức. b) Hệ tiêu hoá phân hoá rõ. c) Hệ tuần hoàn khép kín. d) Hệ thần kinh chuỗi hạch. e) Chỉ a,b,c đúng. g) a, b, c, d đều đúng E. Dặn dò: (2 phút) - Học bài theo câu hỏi sgk . - Làm bài tập ở vở BT in.a - Đọc thêm mục em có biết. - Xem trước bài TH. - Chuẩn bị mỗi nhóm chuẩn bị 1 con Giun đất ( Tìm ở các góc chuối trong vườn) HƯỚNG DẨN CÂU HỎI,BÀI TẬP Câu 1: Cơ thể hình Giun, các đốt phần đầu có thành cơ phất triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẩn giữ vòng tơ để làm chổ dựa khi chui rúc trong đất. Cách dinh dưỡng : thu mình làm phòng đoạn đầu, thun đoạn đuôi, cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất. Câu 2: Cơ thể có màu hồng nhạt vì chứa nhiều mao mạch máu dày đặc trên cơ thể da giun, có tác dụng như lá phổi vì giun hô hấp bằng da. Câu 3: Giun đất có lợi với đất trồng trọt ở các mặt sau: - Làm tơi, xốp đất tạo điếu kiện cho khí thấm vào đất. - Làm tăng độ màu mỡ cho đất: phân giun và chất bài tiếtở cơ thể giun thải ra. IV. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . của Giun đất. Tranh Giun đất sinh sản, Giun đất đào hang… - Mẫu vật con Giun đất. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG A. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài. trình tiêu hoá của Giun đất diễn ra như thế nào? + Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, Giun đất chui lên mặt đất ? + Cuốc phải Giun đất, thấy có chất lỏng

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

Từ khóa » Bt Giun đất