Bài Học đáp ứng Miễn Dịch ở Bệnh Nhân SARS Có Thể Vận Dụng Cho ...
Có thể bạn quan tâm
Các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của ngườinhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục được làm sáng tỏ qua các công trình nghiên cứu. Khi số bệnh nhân COVID-19 hồi phục gia tăng, một vấn đề quan trọng đã làm dấy lên mối lo ngại lớn trong thời gian qua đó là liệu nhữngbệnh nhân hồi phục từ COVID-19 có bị tái nhiễm không? Câu trả lời sẽ rất hữu ích cho việc theo dõi bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục cũng như công tác kiểm soát dịch.
Về sinh bệnh học, tác nhân gây bệnh của đại dịch COVID-19 (SARS-CoV-2) dường như tương tự vớitác nhân SARS-CoV của dịch SARS ở một số đặc điểm. Ngoài ra, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy kháng thể trung hòa của bệnh nhân SARS giai đoạn hồi phục có thể ngăn chặn vi-rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào cáctế bào đích, hiện tượng này ngụ ý có hiện tượng kháng thể bảo vệ chéo giữa hai loại vi-rút này. Như vậy, khả năng miễn dịch bảo vệ tiềm năng chống tái nhiễm với SARS-CoV-2 có thể đượcchia sẻ từmột số tính năng phổ biến trong thời kỳ hồi phục của SARS-CoV.
Các kháng thể bảo vệ đặc hiệu, bao gồm Immunoglobulin G(IgG) và kháng thể trung hòa (NAbs), được sản xuất bởi các tế bào B sau khi bị nhiễm vi-rút, có thể ngăn chặn vi-rút xâm nhập vào tế bào chủ và bảo vệ chống lại tái nhiễm vi-rút. Một nghiên cứu đoàn hệ về SARS-CoV ở bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục (56 trường hợp, từ mộtbệnh viện Cảnh sát Bắc Kinh, Trung Quốc) cho thấy cáckháng thể IgG và NAbs có mối tương quan cao, các kháng thể này đạt nồng độ cực đại vào tháng thứ 4 sau khi phát bệnh và giảm dần sau đó (hình). Mặc dù hiệu giá kháng thể giảm rõ rệt sau tháng thứ16, nhưng IgG và NAbs vẫn có thể phát hiện ở tất cả các bệnh nhân trong suốt 2 năm theo dõi, ngoại trừ ở lần khám cuối cùng (vào tháng 24) có 11,8% bệnh nhân chuyển sang âm tính. Kéo dài thời gian theo dõi lên 3 năm thì IgG và NAbs vẫncó thể được phát hiện lần lượt ở 74,2% và 83,9% bệnh nhân vào tháng thứ36.
Hiệu giá kháng thể Immunoglobulin G(IgG) và kháng thể trung hòa (NAbs) ở bệnh nhân SARS theo thời gian
Một nghiên cứu khác (176 trường hợp, bệnh viện được chỉ định chuyên điều trị SARS ở Sơn Tây, Trung Quốc) cho thấy kết quả tương tự, có tới 11,8% mẫu huyết thanh có IgG dương tính vào ngày thứ 7 sau khi xuất hiện triệu chứng SARS-CoV. Tỷ lệ dương tính tăng dần, đạt 100% vào ngày thứ 90 và không thay đổi cho đến ngày 200. Khoảng 93,9% và 89,6% số bệnh nhân này có thể được phát hiện sau 1 và 2 năm (tương ứng). Đáng chú ý, 3 năm sau, có đến 50% bệnh nhân vẫn còn IgG đặc hiệu SARS-CoV. Một nghiên cứu với thời gian theo dõi dài nhất (23 trường hợp, Bắc Kinh, Trung Quốc) cho thấy có 8,7% bệnh nhân hồi phục được duy trì nồng độ IgG đặc hiệu với SARS-CoV. Những công trình nghiên cứu này cho thấy rằng các đáp ứng miễn dịch của các kháng thể đặc hiệu được duy trì ở hơn 90% bệnh nhân SARS-CoV đã hồi phục trong 2 năm.
Kể từ khi dịch SARS xảy ra cách đây 17 năm, kháng thể IgG đặc hiệu với SARS-CoV đã được sử dụng ở hầu hết các bệnh nhân sống sót, điều này không đủ để bảo vệ chống lại thách thức với nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vắc-xin SARS-CoV thử nghiệm trước đây và kháng thể trung hòa đặc hiệu với SARS có thể là một lựa chọn điều trị và phòng ngừa mới cho COVID-19. Ngoài ra, không phải tất cả bệnh nhân mắc SARS-CoV đều có kháng thể đặc hiệu trong giai đoạn đầu sau khi hồi phục (chỉ 11,8% vào ngày 7 và đạt 100% vào ngày 90), điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện các nồng độ kháng thể đặc hiệu với COVID-19 người bệnh. Những bệnh nhân có nồng độ thấp của kháng thể có thể không hiệu quả trong việc thanh thải SARS-CoV-2, nên xảy ra hiện tượng dương tính lại (tái hoạt) sau khi đã âm tính trong giai đoạn hồi phục.
Những bài học kinh nghiệm từ dịch SARS sẽ có một số tác động tích cực đối với việc điều trị, quản lý và giám sát bệnh nhân COVID-19.
SỞ Y TẾ TP.HCMTừ khóa » đặc điểm Chính Của đáp ứng Miễn Dịch Thu được
-
Các đặc điểm Chính Của đáp ứng Miễn Dịch Thu được - Dieutri.Vn
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Miễn Dịch - Miễn Dịch Học; Rối Loạn Dị ứng
-
Miễn Dịch Thu được – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đáp ứng Miễn Dịch Là Gì? - Vinmec
-
Đại Cương Về Miễn Dịch Học - Health Việt Nam
-
Các Tế Bào Chủ Yếu Của Hệ Miễn Dịch - Health Việt Nam
-
Đại Cương Về Miễn Dịch Học (P2) | BvNTP
-
Chương Một Miễn Dịch Tự Nhiên (không đặc Hiệu)
-
Hoạt động Của Hệ Miễn Dịch đối Với Sức Khỏe
-
Cơ Chế Hoạt động Của Hệ Miễn Dịch - Medinet
-
Giới Thiệu | Gioi Thieu - HMTU
-
Khái Niệm Về đáp ứng Miễn Dịch - Viện Y Học Bản địa Việt Nam
-
Miễn Dịch Chống Ký Sinh Trùng - Viện Sốt Rét
-
So Sánh Miễn Dịch Đặc Hiệu Và Không Đặc Hiệu