Bài Học đầu Tiên - LinkedIn
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
LinkedIn is better on the app
Don’t have the app? Get it in the Microsoft Store.
Open the app Skip to main contentCó những con người, những cuộc tao ngộ mãi mãi ảnh hưởng đến cuộc đời bạn, làm thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và định hình nên nhân cách của bạn. Trong hơn 30 năm cuộc đời, ngoài bố mẹ ra, thì người đầu tiên có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi là thầy Trần Phát Trường, giáo viên chủ nhiệm lớp 9/1 trường THCS Lê Quý Đôn Q3. Những bài học đầu tiên tôi học làm người, đã đến ở tuổi 15, qua những lời dạy của thầy Trường như vậy đấy. #WhenIwas15
Bài học về sự tận tụy (devotion)
Thầy chỉ ra khỏi lớp khi có giáo viên khác đã đến chờ, và nhanh chóng di chuyển đến lớp kế tiếp, bỏ qua thời gian nghỉ 5' giữa tiết. Còn khi tiết Toán là tiết cuối, thì 12h thầy mới cho học sinh nghỉ. Dường như với thầy, 1 năm học với 8 tháng, 32 tuần, 5 tiết mỗi tuần là không đủ để truyền tải hết những gì thầy muốn.
Đồng hồ điểm 11:30, buổi trưa thứ 5 một ngày nào đó năm 1999. Tiếng trống trường vang lên, từng đoàn từng đoàn học sinh lũ lượt tràn ra khỏi cổng trường, nhanh chóng leo lên xe của những bậc phụ huynh chờ sẵn. Chỉ trong phút chốt, cổng trường ồn ào chỉ còn lác đác vài chục phụ huynh đang chờ. Thời đó (1999) làm gì có điện thoại di động, đi đón con là cả 1 hành trình, phải hẹn trước, phải setup chỗ đứng đợi, v.v... Theo lẽ thường, một số phụ huynh sẽ khó chịu khi con mình còn lang thang trong trường, sẽ ngóng trước ngóng sau. Nhưng mấy chục phụ huynh này rất kiên nhẫn, nép vào 1 bóng cây trò chuyện cùng nhau, bởi họ biết con cái họ phải hơn 12h mới ra. Vì tiết Toán của thầy Trường hôm nay là tiết cuối!
Các học sinh đã quá quen với việc tiết Toán của thầy Trường luôn kéo dài hơn bình thường, không phải vì thầy cháy giáo án, mà vì thầy luôn trân trọng từng giây từng phút để dạy thêm cho lũ học trò những kiến thức của thầy. Thầy chỉ ra khỏi lớp khi có giáo viên khác đã đến chờ, và nhanh chóng di chuyển đến lớp kế tiếp, bỏ qua thời gian nghỉ 5' giữa tiết. Còn khi tiết Toán là tiết cuối, thì 12h thầy mới cho học sinh nghỉ. Dường như với thầy, 1 năm học với 8 tháng, 32 tuần, 5 tiết mỗi tuần là không đủ để truyền tải hết những gì thầy muốn. Ngoài kiến thức, còn là những bài học mà thầy lồng ghép vào bài giảng. Cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế được thầy truyền đến học trò bằng sự tận tụy sâu sắc nhất. Và vì thế, lũ học trò hay nhao nhao khi trống hết tiết điểm luôn ngồi im phăng phắc nghe giảng, hoặc những phụ huynh sẵn sàng đợi thêm 20-30' để con mình được học thêm một chút từ thầy.
Bài học về tính kỷ luật (discipline)
" Thầy cô bây giờ đánh học trò không phải để dạy dỗ, uốn nắn, mà đánh để xả cái bực tức, cái mệt mỏi của mình. Thời của thầy không thế. Nhấc cây roi lên phạt học trò, nó đau một thì mình đau mười, nhưng mà phải đánh để chúng nó nên người."
Thời tôi còn đi học, học sinh ai cũng sợ thầy Trường. Thầy là trưởng ban kỷ luật của trường, đi đâu cũng lăm lăm cây thước bảng dài hơn mét,bản to, dầy cộp; vừa là dụng cụ để thầy vẽ hình học lên bảng, vừa là vũ khí răn đe lũ học trò quỷ tụi tôi. Bạn thử không làm bài tập xem, 1 roi. Không nghe giảng bị kêu lên bảng mà không giải được bài, 1 roi. Quậy phá, đánh nhau, bị ghi sổ đầu bài, về lớp nằm lên bàn , 3 roi. Tái phạm thì cứ thế mà tăng lên, không phân biệt nam nữ, hễ phạm lỗi là bị đòn. Roi nào roi nấy đau điếng. Bản thân tôi cũng không ít lần ăn đòn, "quê" lắm, nhưng chưa bao giờ tôi ghét thầy. Mấy đứa bạn tôi cũng vậy.
Sau này có dịp ngồi tâm sự với thầy, thầy nói: "Mấy đứa bay đang tuổi khó trị, không gò vào khuôn khổ thì sau này, ắt loạn. Mà đi đâu, làm gì, trong bất cứ tổ chức nào cũng phải có kỷ luật,mấy đứa không tuân thủ được kỷ luật của tổ chức thì không làm gì nên hồn cả". Tôi nói với thầy rằng tuy thầy nghiêm khắc nhưng sau này chúng tôi đều biết ơn thầy vì điều đó, thầy cười: "Thầy mà đi dạy thời nay, chắc người ta đuổi lâu rồi." Ngừng một chút, thầy nói: " Thầy cô bây giờ đánh học trò không phải để dạy dỗ, uốn nắn, mà đánh để xả cái bực tức, cái mệt mỏi của mình. Thời của thầy không thế. Nhấc cây roi lên phạt học trò, nó đau một thì mình đau mười, nhưng mà phải đánh để chúng nó nên người."
Nhìn lại những tin tức nhan nhản mấy ngày qua, từ cô giáo bắt học sinh uống nước lau bảng, đến giáo viên 3 tháng không nói chuyện với học trò, hay những bê bối lùm xùm trong ngành giáo dục, tôi mới thấy những người thầy như thầy Trường đáng quý biết bao.
Bài học về tư duy
dạy Toán cấp 2 không chỉ dạy cách giải bài tập, mà phải định hướng tư duy cho tụi nhỏ. Nó chưa có cái khung nào thì mình phải xây dựng cái khung tư duy cho chúng tập tư duy.
Học môn Toán của thầy, học sinh luôn nằm lòng câu "thần chú": Ta có ... do đó ... suy ra ... mà ... nên ... Vậy. Viết lời giải cho bài toán, thầy ghét nhất hàng loại dấu => mỗi đầu hàng. Viết lời giải không nên hồn thầy trừ điểm ngay, thay vì 10 chỉ còn 8-9. Thầy giảng giải: "Viết lời giải cho bài toán giống như trình bày một vấn đề, phải rõ ràng, rành mạch. Ăn không nên đọi, nói không nên lời, thì nói ai nghe?" Với thầy, quan trọng không chỉ là đáp án đúng, mà phải là cách trình bày logic, khoa học, tư duy có trình tự để thuyết phục người đọc. Sau này thầy nói: "dạy Toán cấp 2 không chỉ dạy cách giải bài tập, mà phải định hướng tư duy cho tụi nhỏ. Nó chưa có cái khung nào thì mình phải xây dựng cái khung tư duy cho chúng tập tư duy." Cái "framework" đó của thầy đến bây giờ tôi vẫn áp dụng hàng ngày, trong các bản báo cáo, các buổi thuyết trình, hay các cuộc họp conference call với đồng nghiệp, đối tác nước ngoài.
Thầy hay cho 1 đề Toán dễ, có 4-5 câu hỏi a,b,c,d,e gì đó. Mỗi câu hỏi dẫn dắt vấn đề đi xa hơn. Xong thầy xóa a,b,c,d đi,cho đề khác hỏi mỗi câu e. Cả lớp cắn bút ngay. Rồi thầy giảng giải: "Một vấn đề khó thực ra là tập hợp những vấn đề đơn giản, các con phải nhìn rộng ra, thấy được lộ trình rồi sau đó giải quyết từng vấn đề một, cái khó sẽ hóa dễ ngay." Do đó, phải thường xuyên xuyên luyện tập với cái dễ, để nó ngấm vào máu thịt của mình, khi gặp cái khó là mình lấy ra dùng ngay. Đừng coi thường những vấn đề nhỏ, vì biết đâu nó chính là mấu chốt để nhìn ra vấn đề lớn. Thầy đã dạy tôi như thế đó.
Cứ sống tử tế, mọi người sẽ kính trọng bạn
Nhìn vào cuộc đời của thầy là nhìn thấy một nhân cách lớn. Khi thầy còn đi dạy, đến hiệu trưởng cũng phải tôn trọng những quyết định của thầy. Học sinh quậy phá bị thầy kỷ luật đến lần 3, buộc thôi học. Phụ huynh nhờ đến hiệu trưởng nói giúp, nhưng thầy chỉ nói: "Cách phụ huynh đó dạy con không trùng với tôn chỉ và quan điểm của trường ta, thôi để họ tìm môi trường khác phù hợp hơn. Cơ hội nào tôi cũng đã cho rồi, giờ anh xin nữa thì loạn." Có anh học sinh đầu gấu, học thầy 1 năm xong ra trường tuyên bố 1 câu với đám đàn em: " Đứa nào dám đụng tới thầy của tao, tao ăn thua đủ với thằng đó", từ đó dù thầy trách phạt thế nào cũng không đứa nào dám hó hé.
Đến khi thầy về hưu, con gái thầy sinh con thiếu tháng, trong khi chồng là người nước ngoài, không tiện chăm sóc vợ con ở bệnh viện, một tay thầy chăm cháu và con gái ròng rã một năm trời. Thầy bỏ hết công việc, chỉ ở nhà và bệnh viện chăm con chăm cháu. Sau này gia đình chị ấy định cư ở Hoa Kỳ, lo con gái thời gian đầu không quen, thầy đi theo qua Hoa Kỳ một thời gian để giúp con. Xong việc thầy về. Nhiều người bảo sao không ở lại cho con cái phụng dưỡng, thầy bảo: "Làm cha mẹ không lo được cho con thì đừng để con phải bận tâm về mình, mà mình sống ở Việt Nam quen rồi, hai vợ chồng già ngó qua ngó lại cho nhau, để con cái thoải mái xây dựng cuộc sống của nó." Nghe tin thầy đến Mỹ, từ học trò cũ đến cháu dâu, cháu rể đều nằng nặc mời thầy về nhà chơi, có người còn đến tận sân bay đón, tình cảm không gì thắm thiết hơn.
Cuối buổi họp mặt hôm ấy, tôi phụ trách đưa thầy về. Thầy ra cổng, nhìn từng đứa học trò lấy xe ra về. Có bạn gọi Grab chưa đến, ngồi đợi, thầy gọi với vào: "Thủy, Thi ... à, sao chưa về nữa mấy con?" Mấy bạn suýt bật khóc, vì đến giờ trong mắt thầy, chúng tôi vẫn chỉ là những đứa học trò nhỏ, thầy vẫn muốn bảo ban, che chở như ngày xưa.
Lời kết
Xin mượn câu nói của một người bạn học, hiện là CEO một công ty start-up triệu đô ở TPHCM về thầy để kết lại post này: "Trong cuộc đời mỗi người cần có những người thầy cô khiến cho mình tin vào lẽ phải, và muốn trở thành người tử tế....Ngoài ba ra, thầy là người ảnh hưởng đến cách sống cách nghĩ của con nhiều nhất. Con gặp lại thầy, cảm giác vẫn y nguyên như hồi con viết bài kỷ yếu của lớp - “Thầy là ba.”
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
HRM | HR Advisor | Lecturer | Career connector
3y- Report this comment
Chị tìm mãi FB các diễn đàn cũng không ra, nay Google mới thấy bài này của em. Em có contact của thầy cho chị xin với nhé! Nếu không có thầy, không biết bây giờ mình ra sao, suy nghĩ về môn Toán như 1 thứ diệu vợi. Hồi năm 96-97 sợ thầy lắm, nghe bạn kể sợ mà cố chăm chỉ học - thầy chỉ cách học cho cả những người không có khiếu cũng giỏi. Nhớ những cú vỗ đầu mà bàn tay đầy phấn và tràn tình yêu thương của thầy em ạ!
Like Reply 1 Reaction Chuong NguyenChief Representative at Madeira Garnfabrik
6y- Report this comment
He is the best
Like Reply 1 Reaction See more commentsTo view or add a comment, sign in
More articles by Pham Nguyen Anh Duy
- Đóng góp cho xã hội Dec 20, 2019
Đóng góp cho xã hội
Hổm rày tôi ngồi cafe cùng mấy người bạn cũ thời sinh viên, có người hỏi: "Sao dạo này không thấy cậu tham gia các…
1 Comment - Nên làm việc nào trước: Quan trọng nhưng không gấp hay việc gấp nhưng không quan trọng? Sep 11, 2019
Nên làm việc nào trước: Quan trọng nhưng không gấp hay việc gấp nhưng không quan trọng?
Gần đây tôi có tiếp xúc với một công ty sản xuất ở Bình Dương, buổi tiếp xúc không dài nhưng giúp tôi nhìn thấy được…
1 Comment - Kép Tư Bền - Chuyên Nghiệp hay Bóc Lột??? Jun 19, 2019
Kép Tư Bền - Chuyên Nghiệp hay Bóc Lột???
Tóm tắt câu chuyện: “Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Chuyện kể…
- Being Special Jul 23, 2018
Being Special
In recent years, when I surfing through countless of inspiration talks and lectures online, I found plenty of topics…
- Bàn về chuyện học May 25, 2018
Bàn về chuyện học
Ngày hôm qua có dịp cafe với một cô bạn đang làm truyền thông cho chương trình BUILD-IT của Arizona State University và…
- Bàn về tư duy tích cực và tư duy phản biện May 10, 2018
Bàn về tư duy tích cực và tư duy phản biện
Tư duy tích cực là gì Thời gian gần đây tôi bắt đầu tập cho mình thói quen đọc sách hàng tuần, một điều mà tôi đã bỏ…
- The Trust Matrix - Mô hình xây dựng lòng tin trong công việc Apr 20, 2018
The Trust Matrix - Mô hình xây dựng lòng tin trong công việc
Lời giới thiệu Lần đầu tiên Duy được tiếp cận mô hình Trust matrix này là từ 5-6 năm trước, do một đàn anh đi trước…
- The differences between working for a large Enterprise and a SME Sep 25, 2017
The differences between working for a large Enterprise and a SME
SMEs vs larger corporate: what type of company offers the best work experience opportunities? This question pop-up in…
- 5 steps of building an extremely effective team Nov 24, 2016
5 steps of building an extremely effective team
1. Creating a facilitate environment for your employee.
- Xóa tan tư tưởng "tiểu nông" của người Việt Aug 15, 2015
Xóa tan tư tưởng "tiểu nông" của người Việt
Trong thời đại hiện nay, để vươn lên, phát triển và hội nhập, cần phải loại bỏ những sức ì, liên kết các thành phần xã…
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin
-
Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin :) #HwangLong #welax... | Facebook
-
Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin - YouTube
-
Hà Nội Nhiều Biến Nên đừng Quên Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin
-
Thủ Đô Cypher - Tìm Lời Nhạc ở
-
Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin. - TikTok
-
Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin - @ - @ckg.darling - TikTok
-
Hà Nội Nhiều Biến Nên đừng Quên Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin
-
Bài Học đầu Tiên Là đừng Tin #HwangLong #welax Xem Thêm Nhiều ...
-
BÀI HỌC ĐẦU TIÊN LÀ ĐỪNG TIN Chiều 9/6 Tại Cầu Biện Nhị (Thị ...
-
Lời Bài Hát Bài Học đầu Tiên - Thanh Thảo
-
Lời Bài Hát Bài Học đầu Tiên - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
12 Bài Học Ngành Xây Dựng áp Dụng Cho Cuộc Sống - Bic Việt Nam
-
Bài Học đầu Tiên Các Thím Dạy Con Là Gì? - VOZ