Bài Học Kinh Nghiệm Qua Công Tác Thanh Tra Tài Chính - Trang Chủ
Có thể bạn quan tâm
Bài học kinh nghiệm qua công tác Thanh tra Tài chính
1. Đối với công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Xây dựng và phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ chưa đảm bảo trình tự, thủ tục quy định, thiếu công khai, dân chủ.
- Xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ theo các văn bản quy phạm đã hết hiệu, lực
- Một số khoản chi mang tính chất thường xuyên như chưa được quy định các mức chi cụ thể; thường được thực hiện theo các quyết định cá biệt của thủ trưởng đơn vị.
- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có những khoản chi không phù hợp tiêu chuẩn định mức đã có quy định.
- Việc xây dựng phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp chưa xác định hết nguồn thu của đơn vị như: nguồn thu giữ xe, cho thuê mặt bằng, căn tin, phòng học…
- Chưa có quy định cụ thể về việc quản lý thu chi đối với một số khoản thu sự nghiệp của đơn vị như: chưa quy định về sử dụng, quản lý tài sản, trích khấu hao tài sản, nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị trong hoạt động dịch vụ.
- Quy định mức khoán cho một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ không hợp lý, khoán trắng thiếu sự kiển tra giám sát; khoán chi cho các bộ phận trực thuộc không phải là tổ chức sự nghiệp trực thuộc.
- Chưa xây dựng mức trích lập các quỹ và đối tượng chi, mức chi, quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định.
2. Đối với công tác lập và giao dự toán:
* Đối với dự toán chi thường xuyên:
- Đối với đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao tự chủ, ấn định số ngân sách nhà nước bảo đảm trong thời kỳ tự chủ: Lập, giao dự toán kinh phí chi thường xuyên thường chưa nêu rõ nguyên nhân dự toán tăng thêm, hoặc giảm so với số ngân sách nhà nước cấp ổn định trong thời kỳ tự chủ.
- Lập dự toán không căn cứ vào quyết toán thu, chi năm trước liền kề, bỏ sót nhiều nguồn thu sự nghiệp; Nhiều đơn vị chỉ lập dự toán số thu sự nghiệp thấp hơn nhiều so với số thực thu 3 năm trước.
- Lập dự toán chi xác định mức tự đảm bảo kinh phí không chính xác: do việc lập dự toán thu sự nghiệp bỏ sót nhiều nguồn kinh phí, dự toán chi thường xuyên tăng không có cơ sở.
- Lập, giao dự toán chi thường xuyên bao gồm cả các khoản chi đầu tư, mua sắm tài sản cố định giá trị lớn, chi dự án sửa chữa lớn.
* Đối với dự toán chi không thường xuyên:
- Lập dự toán chi không thường xuyên không rõ chi tiết nội dung theo từng nhiệm vụ kế hoạch được giao;
- Lập dự toán chi không thường xuyên cho các nhiệm vụ ngoài chức năng nhiệm vụ của đơn vị; không phù hợp với nội dung nhiệm vụ kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao thực hiện trong năm kế hoạch;
- Lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định thiếu căn cứ để xác định giá trị tài sản mua sắm; lập dự toán đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn không đúng định mức, đơn giá, không phù hợp biện pháp thi công…vv.
* Đối với việc giao dự toán của cấp trên có thẩm quyền:
- Đơn vị dự toán cấp trên giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp dưới không kịp thời;
- Không giao dự toán các nguồn thu sự nghiệp hoặc giao không sát thực tế;
- Giao dự toán chi thường xuyên tăng hoặc giảm so với số đã quyết định mức chi ổn định trong thời kỳ giao tự chủ không rõ nguyên nhân;
- Dự toán chi không thường xuyên khi giao chưa được phân khai cụ thể theo từng nhiệm vụ nên chưa thể triển khai thực hiện được…vv.
3. Đối với việc thực hiện dự toán và thanh quyết toán các nguồn kinh phí:
* Đối với thu phí, lệ phí:
- Tự ban hành một số quy định thu phí chưa đúng thẩm quyền hoặc ngoài danh mục phí, lệ phí theo quy định của nhà nước. Không thực hiện thu hoặc thu phí, lệ phí với mức thu cao hơn khung mức thu do nhà nước quy định;
- Hạch tóan thiếu, để ngoài sổ kế toán và báo cáo tài chính các khoản thu phí, lệ phí;
- Thu phí, lệ phí theo quy định phải nộp vào Kho bạc nhà nước nhưng đơn vị không nộp đầy đủ vào KBNN, mà gửi ngân hàng hoặc giữ số thu tiền mặt tại đơn vị để lại chi cho các hoạt động sai quy định;
- Tính toán xác định số thu phí, lệ phí để lại cho đơn vị, tổ chức cao hơn tỷ lệ, mức được để lại theo quy định của cấp có thẩm quyền; Miễn giảm phí, lệ phí không đúng đối tượng theo quy định;
- Kê khai, quyết toán thu phí, lệ phí còn chậm so với quy định; kê khai thiếu số phí, lệ phí phải nộp vào NSNN (không kê khai, kê khai chưa đúng tỷ le65no65p NSNN…);
- Không thực hiện báo cáo sử dụng biên lai thu phí, lệ phí …vv.
* Đối với thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ:
- Kê kha, hạch toán, báo cáo quyết toán tài chính thiếu hoặc trùng lặp doanh thu dịch vụ;
- Kê khai hạch toán các khoản thu dịch vụ vào thu phí, lệ phí, không sử dụng hóa đơn GTGT khi thu dịch vụ mà sử dụng biên lai thu phí, lệ phí dẫn đến kê khai, tính thiếu các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định…
* Đối với các nguồn thu khác:
- Không báo cáo, kê khai số thu từ nguồn thu khác phát sinh trong năm hoặc bộ phận có liên quan trong đơn vị đã thu tiền nhưng không báo cho bộ phận tài chính, kế toán để hạch toán, theo dõi thu chi trên báo cáo tài chính của đơn vị;
- Có phát sinh thu khác như thu vay, thu viện trợ, tài trợ, thu lợi tức từ hoạt động liên doanh liên kết nhưng hạch toán số thu không đúng nội dung trên tài khoản có tính chất thu hộ, chi hộ; phải trả khác…vv.
* Đối với các khoản chi thường xuyên:
- Chi thanh toán không đúng tiêu chuẩn định mức (tiêu chuẩn, định mức nhà nước ban hành hoặc đơn vị ban hành được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ ) như chi thanh toán khoán chi điện thoại di động và điện thoại cố định tại nhà riêng; khoán văn phòng phẩm, chi tiền làm thêm giờ, chi thanh toán công tác phí, chi phí hội nghị, hội thảo… vượt định mức tiêu chuẩn;
- Chi các loại phụ cấp ( phụ cấp vùng miền, phụ cấp khó khăn, phụ cấp đặc thù ngành… ) không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức;
- Chi thanh toán không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, thiếu thủ tục theo quy định;
- Chi thanh toán cho nội dung, công việc không phù hợp chức năng nhiệm vụ của đơn vị được giao;
- Chi thanh toán cho một số nội dung không thực hiện đúng trình tự thủ tục pháp lý về chỉ tiêu mua sắm theo quy định như: không thực hiện xây dựng dự toán chi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, không tổ chức đấu thầu mua sắm đối với các khoản chi lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định;
- Chi thanh toán cho các nội dung không phù hợp với quy địnhvề các khoản được phép chi từ nguồn thu phí, lệ phí đơn vị được giữ lại chi theo quy định đối với từng loại phí, lệ phí;
- Chi có tính chất bổ sung thu nhập tăng thêm hạch toán trực tiếp vào chi thường xuyên trước khi xác định số tiết kiệm chi hoặc chênh lệch thu chi;
- Chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên thanh toán các nội dung có tính chất đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ giá trị lớn, khen thưởng, phúc lợi, hỗ trợ… phải sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nguồn từ các quỹ (phát triển sự nghiệp, khen thưởng, phúc lợi…) để chi.
* Đối với các khoản chi không thường xuyên:
- Lập dự toán chi tiết theo nội dung nhiệm vụ chi trình duyệt và chi thanh toán không đúng tiêu chuẩn định mức (tiêu chuẩn , định mức nhà nước ban hành hoặc đơn vị ban hành được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ);
- Chi thanh toán không phù hợp với nội dung nhiệm vụ không thường xuyên được giao, không phù hợp với dự toán được duyệt; thanh toán vượt dự toán chi không thường xuyên theo nội dung nhiệm vụ cụ thể được duyệt;
- Sử dụng kinh phí không thường xuyên để chi cho các hoạt động thuộc nguồn kinh phí thường xuyên;
- Sử dụng kinh phí không thường xuyên của nhiệm vụ này để thanh toán cho nhiệm vụ không thường xuyên khác nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thanh toán không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ, thiếu thủ tục theo quy định;
- Chi thanh toán cho một số nội dung không thực hiện đúng trình tự thủ tục pháp lý về chi tiêu mua sắm theo quy định như: không thực hiện xây dựng dự toán chi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, không tổ chức đấu thầu mua sắm đối với các khoản chi lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy định.
* Đối với chi hoạt động kinh doanh dịch vụ:
- Không hạch toán tách bạch được các khoản chi giữa hoạt động thường xuyên sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và chi phí các hoạt động kinh doanh dịch vụ;
- Hạch toán không chính xác các khoản chi phí của hoạt động kinh doanh dịch vụ như:
+ Chi phí các hoạt động thường xuyên được NSNN bảo đảm chi hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ;
+ Lựa chọn tiêu thức phân bổ tổng chi phí vào chi phí hoạt động thường xuyên sử dụng nguồn ngân sách bảo đảm và chi phí hoạt động kinh doanh dịch vụ không phù hợp làm phản ánh không đúng kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ;
+ Không tính toán đủ các chi phí của hoạt động kinh doanh dịch vụ như: Sử dụng tài sản, đất đai, trụ sở làm việc của cơ quan có nguồn gốc ngân sách nhưng chỉ tính hao mòn, không tính phân bổ tính khấu hao tài sản, không phân bổ tính tiền thuê đất, chi phí sửa chữa tài sản vào hoạt động kinh doanh dịch vụ có sử dụng tài sản tương ứng;
+ Hạch toán các khoản chi phí hợp lý hợp lệ không đúng quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp vào chi phí hoạt động dịch vụ làm giảm số thuế phải nộp;
- Hạch toán chi phí không phù hợp tiêu chuẩn định mức nhà nước, không đúng quy định về quản lý chi phí của quy chế chi tiêu nội bộ.
4. Đối với việc thực hiện các khoản nghĩa vụ phải nộp NSNN:
- Tính không đúng phần phải nộp ngân sách đối với một số khoản thu phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước;
- Không thực hiện đầy đủ việc khấu trừ thuế thu nhập các nhân khi thực hiện chi trả các khoản thù lao, chi dịch vụ cho cá nhân trong và ngoài đơn vị; tổng hợp kê khai thu nhập cá nhân trong đơn vị thiếu dẫn đến kê khai thiếu thuế thu nhập cá nhân phải nộp;
- Tính thiếu doanh thu nộp thuế GTGT, tính sai mức thuế suất thuế GTGT đối với các khoản doanh thu chịu thuế dẫn đến tính thiếu thuế GTGT phải nộp;
- Kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không đúng do: hạch toán, kê khai các doanh thu; chi phí hợp lý hợp lệ được trừ không chính xác dẫn đến xác định thu nhập chịu thuế không đúng; kê khai mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không đúng; kê khai miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không đúng chế độ…vv.
- Báo cáo kê khai thiếu một số loại thuế phải nộp ( thuế nhà thầu, thuế tài nguyên…vv).
- Để tồn đọng số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước quá hạn nộp lớn.
5. Đối với việc xác định số tiết kiệm chi ( hoặc chênh lệch thu chi ):
* Đối với cơ quan hành chính:
- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù, kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuên được giao thực hiện chế độ tự chủ nhưng không thực hiện nhiệm vụ, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng tuy nhiên phần kinh phí còn dư vẫn xác định là phần kinh phí tiết kiệm;
- Kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ ( nguồn kinh phí không thường xuyên ) sử dụng còn dư nhưng xác định là phần kinh phí tiết kiệm;
- Hạch toán phản ánh thiếu các nguồn thu; thanh quyết toán không đúng nguồn một số khoản chi dẫn đến tính tổng số tiết kiệm sai.
* Đối với đơn vị sự nghiệp:
- Xác định tổng chênh lệch thu chi không đúng do:
+ Hạch toán phản ánh thiếu các nguồn thu phí, lệ phí, nguồn kinh doanh dịch vụ;
+ Thanh quyết toán lẫn lộn giữa nguồn chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên;
+ Thanh quyết toán không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi đối với một số khoản chi thường xuyên;
+ Quyết toán xác định kết quả kinh doanh hoạt động dịch vụ không chính xác dẫn đến xác định nguồn thu hoạt động dịch vụ bổ sung nguồn chi hoạt động không chính xác;
- Tính không đúng chênh lệch thu, chi khi chưa trừ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định;
- Thanh quyết toán một số khoản chi bổ sung thu nhập, có tính chất khen thưởng phúc lợi vào thẳng chi phí dẫn đến xác định tổng chi, chênh lệch thu chi không phù hợp…vv.
6. Đối với việc trích lập, quản lý sử dụng các quỹ:
- Chưa quy định rõ về trích lập các quỹ, phân phối thu nhập tăng thêm trong quy chế chi tiêu nội bộ dẫn đến việc thực hiện có vướng mắc;
- Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của nhà nước;
- Chi trả thu nhập tăng thêm chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, sự đóng góp của cá nhân trong năm, có tính cào bằng. Tổng chi thu nhập tăng thêm vượt mức trần tối đa quy định đối với loại hình đơn vị nhà nước có quy định mức trần tối đa được phép chi;
- Trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi cao hơn mức trần tối đa quy định đối với loại hình đơn vị nhà nước có quy định mức trần tối đa được phép trích;
- Chi sử dụng các quỹ phát triển sự nghiệp, khen thưởng, phúc lợi chưa bảo đảm trình tự thủ tục quy định; mộ số khoản chi không đúng nội dung, tính chất của quỹ; chi từ các quỹ không đảm bảo chứng từ hợp lý, hợp lệ; chi vượt nguồn hiện có của quỹ.
Bùi Tiến Dũng - Chánh Thanh tra Sở
Từ khóa » Hạch Toán Trích Quỹ Bổ Sung Thu Nhập
-
Các Bước Hạch Toán Kết Chuyển Số đã Tạm Chi Thu ... - Hỏi đáp CSTC
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tạm Chi Bổ Sung Thu Nhập Tăng Thêm
-
Quy Trình Tạm Chi Bổ Sung Thu Nhập Tăng Thêm (TK 1371) Tại đơn Vị ...
-
Hạch Toán Các Khoản Tạm Chi Theo Thông Tư 107/2017/TT-BTC
-
Trích Lập Quỹ Bổ Sung Thu Nhập, Khen Thưởng, Phúc Lợi Từ Tiết Kiệm ...
-
Hướng Dẫn Ban QLDA Trích Lập Quỹ Bổ Sung Thu Nhập Và Chi Bổ ...
-
Cách Hạch Toán Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi Tài Khoản 353 Theo TT ...
-
Cách Hạch Toán Trích Lập Quỹ Dự Phòng Tiền Lương 133 Và 200
-
In Trang - Sở Khoa Học Công Nghệ
-
Cách Tính Mức Trích Lập Quỹ Bổ Sung Thu Nhập - Báo điện Tử Chính Phủ
-
[PDF] SoTAr CniNu
-
Hỏi: Quỹ Bổ Sung Thu Nhập được Trích Lập Thế Nào?
-
[PDF] CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do