Bài Học Làm Giàu Của Phillip J. Muller: Tiết Kiệm Là điều Cần Thiết

Để có thể trở thành một triệu phú thực sự, có nghĩa là bạn cần áp dụng tiêu dùng có ý thức. Đơn cử như việc bạn suy nghĩ xem có giải pháp nào thay thế với chi phí rẻ hơn; hay kiểm soát thói quen mua sắm bốc đồng... cũng giúp bạn xây dựng tư duy chiến lược trong quản lý tài chính cá nhân như người giàu. Dưới đây là những nguyên tắc mà Phillip J. Müller đã áp dụng và trở nên giàu có.

Tiết kiệm là điều cần thiết

Müller khuyên bạn nên tập thói quen tiết kiệm này và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. "Tiết kiệm là việc suy nghĩ xem bạn muốn chi một số tiền mua đôi giày thể thao thứ 5 hay không khi mà bạn chợt cảm thấy thích đôi giày đó mà thực tế bạn chỉ đi có một lần", ông Müller chia sẻ.

1808-ty-phu-philipp-j-mueller
Tỷ phú Phillip J. Muller (Ảnh nguồn fuersie.de)

Tiết kiệm thực chất là sự đan xen giữa sự hài lòng ngắn hạn và sự hài lòng trong dài hạn. Lúc đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi ép mình tiết kiệm mọi lúc nhưng lâu dần, bạn sẽ nhận ra giá trị thực tế. Nhiều người không nhận ra, mình sẽ tiết kiệm được bao tiền nếu chủ động nấu đồ ăn mang đi làm, nhưng về lâu dài, bạn sẽ nhận thấy mình để ra được một số tiền đáng kể.

Không có cách quản lý tài chính nào lại khuyên bạn không cần tiết kiệm cả, vì vậy hãy thật kiên định.

Tránh mắc nợ

Nguyên tắc tiếp theo mà ông đề cập trong quản lý tài chính cá nhân là xem lại tất cả những gì bạn đã và đang có ý định mua sắm. Đừng mua bất cứ thứ gì mà bạn không có khả năng chi trả - đó là một quy tắc đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tránh những ý tưởng bất chợt.

Müller giải thích: "Bạn muốn sở hữu một chiếc điện thoại thông minh đời mới nhưng bạn không có tiền để mua? Vậy thì đừng mua nó". Nhiều món nợ đã gõ cửa khi mọi người chỉ vì niềm vui thoáng qua nên đã "vung tay" mua hàng.

"Hãy để lại một tờ tiền trong ví với nội dung - món đồ này có thực sự cần thiết không? như một lời cảnh tỉnh giúp bạn cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền mua đồ.

Nếu có nợ, đừng trốn tránh hay trì hoãn

Khi có nợ, điều quan trọng là bạn cần xem xét kỹ tình hình cũng như lên phương án trả nợ bởi nếu không, bạn dễ mắc sai lầm khi tạo ra món nợ mới để trả khoản nợ cũ.

Triệu phú Phillip J. Müller nhắn nhủ, hãy viết ra cuốn sổ tất cả các khoản nợ mà mình có. Sau đó bạn sẽ cân đối số tiền có thể trả hàng tháng, dựa trên con số này sẽ cần mất bao lâu để trả hết nợ.

Müller khuyên bạn nên dùng một nửa số tiền để trả nợ và nửa còn lại để dành (sau khi đã trừ đi chi phí sinh hoạt). Lời khuyên tài chính ở đây là bạn đừng dành tất cả tiền để trở nợ rồi mới để tiết kiệm. "Sự giàu có của bạn dù nhiều đến đâu cũng gia tăng nhờ tiết kiệm", ông nói.

Chủ động liên hệ với các chủ nợ

Một trong những nguyên tắc mà Muller nhắc nhở bạn đó là nên chủ động và liên hệ với chủ nợ trước khi họ tìm đến bạn. Bởi theo ông, điều này sẽ khiến bạn trở nên khác biệt và dành được lòng tin với chủ nợ. Nếu không thể thanh toán đúng hạn, tốt hơn là bạn nên trao đổi cởi mở điều này một cách trung thực. Sự thành thật có thể giúp bạn kéo dài thời hạn thanh toán, hoặc may mắn hơn là chủ nợ sẵn sàng giảm lãi suất.

Không ảo tượng về sự giàu có

Kiểm soát tài chính đồng nghĩa với việc bạn không ảo tưởng về sự giàu có. Hình ảnh một người đang lái chiếc xe hơi đắt tiền, đeo trên tay chiếc đồng hồ giá trị hơn cả một ngôi nhà không liên quan đến tâm lý triệu phú. Bởi con đường dẫn đến tự do tài chính là tiêu dùng có ý thức.

"Bạn hãy cân nhắc xem có thực sự cần phải dành 2 - 3 tháng tiền lương để đi nghỉ ở một nơi xa trong khi bạn có thể nghỉ ngơi ở một nơi nào đó gần nhà cũng tương tự mà tiết kiệm hơn?", ông Müller nói.

Tự chủ và nâng cao nhận thức về những cám dỗ

Mỗi người đều có sở thích khác nhau và khoản chi để thoả mãn cám dỗ cũng sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa thể kiểm soát mình ngừng mua quần áo thì tốt hơn hết là ngưng đi dạo tại cửa hàng hay trung tâm thương mại. Nếu mua sắm trực tuyến là vấn đề của bạn, bạn có thể sử dụng ứng dụng để tạm thời chặn quyền truy cập.

Việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sự vội vàng trong chi tiêu có thể hơi khó nhưng theo thời gian, khả năng tự chủ tài chính sẽ tăng lên rất nhiều.

5 ý tưởng “làm giàu” giúp bạn thỏa sức chi tiêu

Làm giàu chiếm vị trí khá cao trong danh sách hy vọng và khát vọng tài chính của hầu hết mọi người. Rốt cuộc, nó ...

Người có tiền và người không có tiền có cách làm việc rất khác nhau

Người có tiền và người không có tiền có cách làm việc rất khác nhau. Người không có tiền không có khả năng phân biệt ...

Những bí kíp làm giàu độc đáo của người Do Thái

Một trong những điều đáng ngưỡng mộ nhất ở người Do Thái là tư duy làm giàu độc đáo. Không chỉ có vậy, họ cũng ...

Từ khóa » Giàu Nhờ Tiết Kiệm