Bài Học Về Sự Khiêm Tốn - Minh Chân Tướng
Có thể bạn quan tâm
1. Câu chuyện bình trà và ly trà
Người thầy hỏi học trò:
– Theo con, giữa bình trà với ly trà, thì cái nào nhận được nước trà?
Người học trò trả lời là ly trà được nhận.
Người thầy lại hỏi:
– Vậy ly trà muốn nhận nước trà thì nó phải nằm cao hơn hay thấp hơn bình trà.
Người học trò lại nói: “Dạ thưa thầy, ly trà phải nằm thấp hơn bình trà”.
Bài học: Biết hạ thấp mình
Sống ở đời cũng vậy, bạn muốn nhận được điều gì, bạn muốn người khác trao cho mình giá trị, chỉ dạy, hướng dẫn cho mình thì bạn phải đặt mình ở vị trí thấp hơn. Đó chính là bài học về sự khiêm tốn!
Nếu bạn luôn tự cao, tự đại, cho rằng mình là nhất, luôn nói “Tôi biết rồi, tôi biết rồi” thì bạn sẽ không nhận được thêm cái gì nữa, vì chính bạn đưa mình lên cao quá, cho mình là ly nước đầy, không ai rót thêm vào được nữa.
2. Câu chuyện giữa nhà thông thái và người lái đò
Ngày xưa, xưa lắm rồi, có một nhà thông thái đi qua sông lớn trên một chiếc đò được lái bởi người đàn ông, trên đường đi nhà thông thái nói rất nhiều chuyện về thiên văn học, toán học, lịch sử và triết học.
Nhà thông thái hỏi người lái đò rằng: – Ông có biết gì về triết học không?
Người lái đò đáp rằng: – Tôi không được học và chỉ quanh năm lái đò trên sông kiếm ăn nên không biết gì về triết học.
Nhà thông thái: – Thế thì ông mất một phần ba đời người rồi.
Nhà thông thái lại hỏi tiếp: – Ông có biết gì về toán học không?
Cũng như câu trả lời trên, người lái đò nói rằng tôi không biết.
Nhà thông thái: – Vậy là ông mất nửa đời người rồi.
Đến đây người lái đò mới hỏi nhà thông thái rằng: – Ông có biết bơi không?
Nhà thông thái đáp rằng: – Tôi biết rất nhiều, từ đông tây kim cổ, thiên văn, địa lý, kiến thức tôi rất nhiều nhưng tôi không biết bơi.
Người lái đò ôn tồn trả lời: – Vậy là ông sắp mất cả cuộc đời rồi vì giông bão sắp đến và tôi chỉ có thể bơi để tự cứu mình mà thôi!.
Bài học: đừng bao giờ nghĩ mình là giỏi, tôn trọng sự khác biệt
Trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghĩ là mình giỏi, cũng chớ bao giờ nghĩ mình là uyên bác. Vì bất cứ ai cũng có điểm yếu điểm mạnh của riêng mình, hãy biết tôn trọng sự khác biệt ấy.
3. Bài học cuộc sống về sự khiêm tốn
Đời người cũng vậy, không chỉ vì có chút thành tựu bèn huênh hoang khắp nơi, xem thường người khác, tự cao tự đại.
Nên học cách đối đãi khiêm tốn với mọi người, hòa nhã với mọi người, hãy tu dưỡng tâm tính trở thành một người tốt.
Có câu: “Biển lớn ở chỗ thấp mới có thể dung nạp được trăm sông”. Người càng khiêm tốn càng nhận được nhiều hơn và khả năng bao dung người khác cũng lớn hơn.
Khiêm tốn là một mỹ đức, đồng thời cũng là thể hiện cảnh giới cao trong đối nhân xử thế.
Nguồn sưu tầm
Minh Chân Tướng biên tập
Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Về Khiêm Tốn
-
Chim Sâu Kiêu Căng - Dạy Bé Sống Khiêm Tốn | Truyện Giáo Dục
-
2 Câu Chuyện Nhỏ Cho Thấy Khiêm Tốn Mới Là Chỗ Cao Minh Hơn Người
-
TRUYỆN KỂ VỀ ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN - Thư Viện Tỉnh Sơn La
-
Văn Hay 6 – Truyện Ngụ Ngôn Ếch Ngồi đáy Giếng | Giải Bài Tập Hay
-
Đạo Lý Nhân Sinh Sâu Sắc Từ 3 Câu Chuyện Ngụ Ngôn - Tinh Hoa
-
Bé Học Tính Khiêm Tốn Từ Câu Chuyện Chồn Và Gà Rừng - TNBooks
-
Những Câu Chuyện Với Chủ đề “KHIÊM NHƯỜNG – KIÊU NGẠO”
-
Những Câu Chuyện Hay Nhất Dành Cho Tuổi Thơ Về: Tính Khiêm Tốn ...
-
Những Câu Chuyện Về Khiêm Tốn Nhường Nhịn | Tiki
-
THVL | Bóng Mát Tâm Hồn: Bài Học Về Sự Khiêm Nhường - YouTube
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Khiêm Tốn - Việt Nam Overnight
-
Cậu Bé Chăn Cừu Và Cây đa Cổ Thụ - Truyện Cổ Tích Về Sự Khiêm Tốn