Bài Học ý Nghĩa Từ Sự Im Lặng Của Người Nhật
Có thể bạn quan tâm
Truyền thống và sự kết tinh văn hóa
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có một giá trị văn hóa và cách thức ứng xử trong cuộc sống khác nhau. Nhật Bản cũng vậy, là một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử, những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật là sự lựa chọn tinh hoa và kết hợp hài hòa giữa những cái cũ của nền văn hóa lâu đời thời kỳ Edo (1603 – 1868) với những cái mới tạo nên sự khác biệt.
Theo các tài liệu phổ biến, văn hóa ứng xử của người Nhật hiện đại phần lớn được cho là đã hình thành từ văn hóa thời kỳ Edo cho đến cận đại. Đây là thời kỳ dân cư tứ xứ tụ tập về Edo (Tokyo ngày nay) làm ăn sinh sống. Vì có nhiều người cùng sinh sống trong một không gian chật hẹp nên để cuộc sống suôn sẻ, mọi người tự đúc kết và đặt ra những quy tắc ngầm trong ứng xử. Nó được gọi chung là Edo shigusa.
Từ xa xưa đến hiện đại, nền văn hóa Nhật Bản luôn thể hiện sự dồi dào về bản sắc, nhất quán trong đặc điểm tính dân tộc và thời đại. Nhiều tài liệu nghiên cứu văn hóa đưa ra các cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật.
Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở khơi xa, đất nước Nhật chưa hề bị ngoại bang xâm lược, chiếm đóng kể từ trước năm 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán trở thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ.
Từ phim ảnh, chúng ta cũng có thể thấy, để giữ gìn những lễ nghi truyền thống và phẩm chất đẹp trong giao tiếp, ứng xử, ngay từ khi mới 2 – 3 tuổi, trẻ em Nhật Bản đã dần được làm quen với những bài học làm người. Ở trường mẫu giáo, trẻ được rèn luyện và chấp hành những quy định về trật tự lớp học, không tranh giành, gây gổ với bạn bè.
Tinh thần tự lập cũng được cha mẹ và thầy cô quan tâm rèn giũa từ nhỏ thông qua những việc tưởng chừng đơn giản như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân… Vì thế, khi đặt chân đến bất cứ đâu ở Nhật Bản, rất dễ bắt gặp hình ảnh những em bé học sinh đeo cặp, đi bộ theo từng tốp băng qua các con đường để đến lớp, khác xa với hình ảnh những đứa trẻ ở nhiều quốc gia khác thường được phụ huynh đưa đón.
Đặc biệt, những trường mầm non và tiểu học ở Nhật Bản dường như không quá chú trọng đến việc dạy kiến thức cho trẻ vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách chứ không phải là thi thố.
Vì thế, tại đất nước Mặt trời mọc, đạo đức không chỉ là một môn học mà còn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ các khía cạnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Chương trình giáo dục đạo đức tại Nhật được xây dựng trên nền tảng pháp luật quốc gia với bộ tiêu chuẩn mà tất cả các trường học từ công lập đến tư thục đều phải thực hiện.
Bài học về sự im lặng nơi công cộng được người Nhật Bản luôn đề cao. (Ảnh minh họa) |
Bài học ý nghĩa từ sự im lặng
Làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác được coi là điều tối kỵ trong xã hội Nhật Bản. Người Nhật được dạy rằng, họ có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng nhưng ở nơi công cộng phải tuyệt đối tôn trọng những quy tắc chung.
Một trong những quy tắc ứng xử quan trọng mà người Nhật luôn tuân thủ là giữ trật tự. Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nổi nóng.
Có 4 hành động im lặng được coi như triết lý và là thành phần quan trọng trong môn học đạo đức của người Nhật đó là: Đọc sách trong im lặng; vệ sinh lớp học trong im lặng; suy nghĩ trong im lặng và di chuyển trong im lặng.
Học sinh sẽ dành 15 phút mỗi sáng để đọc sách trong không gian yên tĩnh. Các em có thể đọc những cuốn sách yêu thích tự mang đi, hoặc mượn từ thư viện. Đó cũng là cách người Nhật tập cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ. Các trường học cũng không có người dọn vệ sinh, việc này sẽ do chính các học sinh đảm nhiện.
Đặc biệt, trong quá trình dọn vệ sinh tất cả đều giữ im lặng và tập trung vào phần việc được phân công. Đó là bài học để trẻ em rèn luyện sự nhẫn nại, tinh ý và tôn trọng sức lao động của người khác.
Còn bài học im lặng khi di chuyển sẽ giúp các em tránh gây ồn ào và ảnh hưởng tới người xung quanh. Vì thế, không có gì quá bất ngờ khi ngồi trên tàu điện hay xe buýt ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong một thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, làm việc… nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.
Chính vì đề cao lối sống đạo đức, có văn hóa, mỗi người dân luôn thể hiện trách nhiệm cao với chính bản thân và cộng đồng nên dù phải tuân thủ rất nhiều quy tắc, lễ nghi trong giao tiếp, ứng xử nhưng người Nhật Bản không hề cảm thấy gò bó hay áp lực. Bởi họ hiểu rằng, những quy tắc đó là điều giúp xây dựng một xã hội văn minh, những con người Nhật Bản lịch sự và khác biệt.
Có thể nói, sự văn minh trong ứng xử, tinh thần đoàn kết và nỗ lực học hỏi đã giúp một đất nước nghèo về tài nguyên và thường xuyên đối mặt với thiên tai như Nhật Bản vươn mình chạm đến những thành tựu đỉnh cao, trở thành cường quốc.
Từ khóa » Sự Tĩnh Lặng Của Người Nhật
-
Cách Giáo Dục Yên Tĩnh Của Người Nhật - MUC News
-
Sự Im Lặng Trong Giao Tiếp Của Người Nhật
-
Nhật Bản “lặng Yên” | Tiếng Nhật 24h, Học Tiếng Nhật Online, Cộng ...
-
Triết Lí Sống Kinh điển Của Người Nhật Bản | KILALA EMagazine
-
8 Dấu ấn Trong Văn Hóa Giao Tiếp Nhật Bản - .vn
-
Tác Phong Làm Việc Của Người Nhật - Đi Làm Và Định Cư Tại Mỹ
-
6 Quan Niệm Về Cuộc Sống Của Người Nhật - VJCC
-
Đôi Khi Bạn Không Cần Lên Tiếng, Sự Tĩnh Lặng Trong Tâm Trí ... - CafeF
-
9 điều Gây Phiền Nhiễu Cho Cuộc Sống Người Nhật - Zing
-
HỌC CÁCH LẮNG NGHE TỪ NGƯỜI NHẬT - Herjournals
-
Người Nhật Bản Qua Một Góc Nhìn - Hànộimới
-
Nước Nhật Trong Dư Chấn - Kỳ 3: Tĩnh Lặng Trong đổ Nát - Báo Tuổi Trẻ