Bại Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị

MEDINET
  • TT Y TẾ QUẬN TÂN PHÚ
  • TRẠM Y TẾ
    Trạm Y tế Phường Hiệp TânTrạm Y tế Phường Hòa Thạnh
    Trạm Y tế Phường Phú ThạnhTrạm Y tế Phường Phú Thọ Hòa
    Trạm Y tế Phường Phú TrungTrạm Y tế Phường Sơn Kỳ
    Trạm Y tế Phường Tân QuýTrạm Y tế Phường Tân Sơn Nhì
    Trạm Y tế Phường Tân ThànhTrạm Y tế Phường Tân Thới Hoà
    Trạm Y tế Phường Tây Thạnh
Trang thông tin điện tử TRẠM Y TẾ PHƯỜNG SƠN KỲ Toggle navigation Thứ bảy, ngày 30/11/2024 | Khai báo F0 tại địa chỉ website: https://khaibaof0.tphcm.gov.vn/

Giáo dục sức khỏe

Cập nhật: 8:39, 19/3/2021 Lượt đọc: 31115

Bại liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Bại liệt Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm virus Polio theo đường tiêu hóa, có thể bùng phát thành dịch. Triệu chứng bệnh bại liệt thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp. Bệnh bại liệt có thể dự phòng được bằng cách tạo ra miễn dịch chủ động khi tiêm chủng vaccine bại liệt, nhờ đó mà tỷ lệ bệnh bại liệt ở trẻ em giảm đáng kể. Trước đây, bệnh bại liệt xuất hiện và gây ra dịch ở hầu hết các châu lục. Số lượng người mắc bệnh và chết vì bệnh bại liệt tăng mạnh. Từ 1955-1960 khi vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực ra đời tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể, đặc biệt ở các nước phát triển. Ở Việt Nam: trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể cũng như không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, áp dụng có hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng đã giúp gần 100% trẻ em được uống vắc xin bại liệt. Đến năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam đã thành công trong việc thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc, nghĩa là không còn một bệnh nhân nào mắc bệnh bại liệt do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. Đây là một thành công to lớn của nền y tế nước nhà. Nguyên nhân bệnh Bại liệt Virus polio là nguyên nhân gây bệnh, thuộc chi vi rút đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornavirida, có hình khối cầu, không có vỏ, chứa ARN. Vi rút bại liệt Polio có 3 typ: - Typ I : Giữ vai trò chính trong gây bệnh (90%) có tên gọi là Brunhilde - Typ II : có tên gọi là Lansing - Typ III: có tên gọi là Leon Vi rút bại liệt sống dai ở môi trường bên ngoài. Trong phân, chúng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 0 - 40C. Trong nước, chúng sống được 2 tuần ở nhiệt độ thường. Vi rút bại liệt bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím. Liều clo trong nước sinh hoạt không tiêu diệt được vi rút bại liệt. Vi rút Polio xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, sau đó sẽ đến các hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não, gây nên hội chứng liệt mềm trên lâm sàng. Triệu chứng bệnh Bại liệt Triệu chứng bệnh bại liệt xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt có thể biểu hiện các triệu chứng nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng trong thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng. Bệnh bại liệt được chia làm ba thể: Bại liệt thể nhẹ: các triệu chứng thường gặp nhất là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra, bao gồm: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày. Bại liệt thể không liệt: hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn, biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần. Bại liệt thể liệt: triệu chứng phổ biến nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Trong các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Đường lây truyền bệnh Bại liệt Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, lây lan từ người sang người chủ yếu theo đường phân miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân của người bệnh vào làm vấy bẩn nguồn nước, thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa. Số ít trường hợp có thể lây truyền qua đường hầu họng. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống vì đây là loại vắc xin sống giảm độc lực được làm từ virus sống. Nguồn truyền bệnh là người mắc bệnh bại liệt và người lành mang vi rút bại liệt Polio. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Đối tượng nguy cơ bệnh Bại liệt Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm: - Đi đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó. - Tiếp xúc với chất thải của người có mang virus bại liệt trong người. - Sử dụng nguồn nước ô nhiễm và ăn các loại thực phẩm bẩn. - Người có các yếu tố làm suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng như: mắc bệnh suy giảm miễn dịch, đã bị cắt amidan trước đây, stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài Phòng ngừa bệnh Bại liệt Phòng bệnh bại liệt Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Có 2 loại vaccine được sử dụng: Vaccine sống giảm động lực (OPV: Oral Polio Vaccine) được tạo ra từ các chủng vi rút bại liệt hoang dại và được sử dụng theo đường uống. Vắc xin vào cơ thể đồng thời tạo được đáp ứng miễn dịch tại đường ruột và đáp ứng miễn dịch dịch thể nên Vì vậy, OPV không những ngăn được vi rút bại liệt hoang dại nhân lên ở đường tiêu hoá mà còn chống được vi rút lan lên tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. OPV hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Với tỷ lệ cực thấp vi rút trong vắc xin có thể trở lại gây độc với tế bào thần kinh, gây nên bại liệt do vắc xin. Vắc xin bất hoạt (IPV: Inactivated Polio Vaccine) còn gọi là vắc xin Salk, được tạo ra từ chủng virus được gây nhiễm trên tế bào thận khỉ tiên phát và bất hoạt bằng formalin. Vắc xin IPV tạo miễn dịch thể giúp ngăn vi rút gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và miễn dịch tại chỗ ở hầu họng vì vậy không ngăn được virus hoang dại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ở giai đoạn sau khi đã thanh toán được bệnh bại liệt, để duy trì thành quả này, IPV được khuyến cáo nên sử dụng vì tính an toàn cao hơn OPV. IPV đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vắc xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Phòng chống dịch Tuyên truyền giáo dục cộng đồng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm. Giám sát tại những vùng, những điểm có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh như trạm y tế, bệnh viện khu vực, nhà trẻ, trường học. Bệnh nhân được thăm khám và báo cáo các trường hợp liệt mềm cấp nghi ngờ. Giám sát bệnh và người lành mang mầm bệnh: Giám sát tác nhân gây bệnh: Xây dựng và chuẩn hoá các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân lập xác định typ huyết thanh học, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán phân biệt và xác định virus. Báo cáo thường xuyên định kỳ theo tuyến y tế từ cơ sở đến Quốc gia; từ Quốc gia đến khu vực và Tổ chức Y tế Thế giới. Khi xảy ra dịch, các bệnh nhân đã được chẩn đoán lâm sàng xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh bại liệt được chuyển đến bệnh viện được chỉ định tại khoa lây với phòng cách ly để điều trị và theo dõi. Xử lý môi trường địa bàn xảy ra dịch, bệnh viện nơi điều trị bệnh nhân. Áp dụng các thuốc khử trùng, tẩy uế chloramine B, formalin, các chất oxy hoá, vôi bột. Đặc biệt phải tiệt trùng quần áo, chăn màn, đồ dùng và vật dụng sinh hoạt bằng hấp khử trùng nhiệt độ cao có áp lực. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bại liệt Ngoài các triệu chứng lâm sàng như cứng cổ và lưng, khó khăn khi nuốt và thở, và có những phản xạ bất thường, chẩn đoán bệnh bài liệt cần dựa vào tiền sử tiêm chủng và Xét nghiệm phân lập chính xác vi rút bại liệt Polio trong vòng 14 ngày lấy kể từ khi mắc bệnh từ các bệnh phẩm như phân, dịch hầu họng hoặc dịch não tủy. Vi rút phân lập và được định typ huyết thanh. Typ huyết thanh 1 là typ gây bệnh phổ biến nhất. Trước khi chẩn đoán xác định bệnh bại liệt cần loại trừ một số nguyên nhân khác như: - Chấn thương: Liệt do chấn thương. - Liệt do viêm dây thần kinh. - Hội chứng Guillain Barré. - Nhiễm vi rút ECHO và Coxsackie với thể bệnh viêm màng não vô khuẩn và triệu chứng liệt. - Vi rút EV7: Căn nguyên chính của bệnh chân - tay - miệng và viêm não - màng não cũng gây liệt. Các biện pháp điều trị bệnh Bại liệt Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do vi rút nên hiện chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh bài liệt là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng: - Bất động hoàn toàn. - Tăng cường và nâng cao thể trạng bằng sinh tố và dịch truyền. - Hỗ trợ hô hấp, nếu có dấu hiệu của liệt tủy. - Phục hồi chức năng và khắc phục di chứng, cải thiện sức mạnh và phục hồi thể lực. - Thuốc: thuốc giảm đau như aspirin và nhóm thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

TYT Sơn KỳNguồn tin : vinmec.com

TIN KHÁC

  • 1Bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng trong gia đình 7/11/2024
  • 2Giảm thiểu gánh nặng thừa cân béo phì bằng thói quen dinh dưỡng 28/10/2024
  • 3Nói không với các loại thuốc lá: truyền thống, điện tử và nung nóng 27/5/2024
  • 4Trạm Y tế phường Sơn Kỳ tổ chức truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá điện tử cho học sinh trường THPT Vĩnh Viễn, hưởng ứng "Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2024" 21/5/2024
  • 5Đã đến thúc bỏ thuốc! 13/3/2024
  • 6Các rối loạn thường gặp khi thiếu vi chất dinh dưỡng và nhu cầu của cơ thể 11/3/2024
  • 7NHỮNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG, SHISHA 21/2/2024
  • 8TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI THÂN 15/1/2024
  • 94 loại trà hỗ trợ trị tăng huyết áp 3/11/2023
  • 10Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2023: Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống 17/10/2023
  • 11Ngày thế giới rửa tay: Bàn tay sạch trong tầm tay 16/10/2023
  • 12Ngày Thị giác thế giới năm 2023: Yêu đôi mắt của bạn tại nơi làm việc 12/10/2023
  • 13Ăn Thịt Đỏ Làm Ung Thư Tiến Triển Nhanh? 14/8/2023
  • 146 món ăn tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà 12/7/2023
  • 15Uống nước thời điểm nào, uống bao nhiêu ml một ngày thì tốt cho sức khỏe? 22/6/2023
Tin đọc nhiều
  • HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ VNEID KHI ĐI KHÁM CHỮA BỆNH
  • Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
  • POSTER HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ VNeID
  • Lợi ích của sổ sức khỏe điện tử
  • TP.HCM phát động đợt cao điểm 55 ngày đêm triển khai sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VNeID
Bản đồ vị trí Liên kết websiteLựa chọn website...Bộ Y tếSở Y tế thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Phú Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 000281047
  • |
  • Giới thiệu
  • |
  • Thông báo
  • |
  • Sổ sức khỏe điện tử VNeID
  • |
  • Thông tin hoạt động
  • |
  • Dịch vụ y tế
  • |
  • Phòng chống dịch bệnh
  • |
  • Chăm sóc bà mẹ trẻ em
  • |
  • Quản lý sức khỏe
  • |
  • Liên hệ

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG SƠN KỲ

Số điện thoại: (028) 36.202.641 - Email: tyt.sonky.tp@tphcm.gov.vn

Địa chỉ: 382/46 Tân Kỳ Tân Quý, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh

Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Enterovirus Gây Bệnh Bại Liệt