BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​BỆNH BẠI LIỆT

15/06/2016 In bài viết

  • Video
  • Album

_ Bệnh Bại liệt (Poliomyelitis) ICD-10 A80: Acute poliomyelitis Bệnh bại liệt thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 1. Đặc điểm của bệnh: 1.1. Định nghĩa ca bệnh: - Ca bệnh lâm sàng: Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do vi rút Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP). Vi rút Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít vi rút Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Biểu hiện lâm sàng: + Thể liệt mềm cấp điển hình: chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. + Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, nhức đầu, đau cơ, cứng gáy. + Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày. + Thể ẩn, không rõ triệu chứng là thể thường gặp, song thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng. - Ca bệnh xác định: + Các xét nghiệm xác định vi rút Polio gây bệnh. + Phân lập và định týp vi rút: Vi rút phát triển tốt trên dòng tế bào thận khỉ tiên phát sau đó được thu hoạch và tiến hành định týp vi rút bằng phản ứng trung hoà vi lượng. 1.2. Chẩn đoán phân biệt: - Nhiễm vi rút ECHO và Coxsackie với thể bệnh viêm màng não vô khuẩn và triệu chứng liệt. - Vi rút EV7: Căn nguyên chính của bệnh chân - tay - miệng và viêm não - màng não cũng gây liệt. - Chấn thương: Liệt do chấn thương. - Liệt do viêm dây thần kinh thứ phát sau tiêm bắp. - Hội chứng Guillain Barré. 1.3. Xét nghiệm: - Bệnh phẩm: Để phân lập chính xác được vi rút bại liệt Polio bệnh phẩm chính là phân bệnh nhân được lấy trong vòng 14 ngày kể từ khi mắc bệnh. - Phương pháp xét nghệm: + Tế bào thận khỉ tiên phát (PMKC) là dòng tế bào nuôi thích hợp nhất cho phân lập vi rút. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các tế bào khác cho phân lập vi rút đường ruột là L20B và RD để phân lập vi rút bại liệt. + Vi rút bại liệt có trong bệnh phẩm nhanh chóng phát triển trong dòng tế bào cảm thụ, gây hủy hoại hoàn toàn tế bào trong vài ngày, biểu hiện là tế bào co tròn lại rồi tách khỏi thành chai nuôi cấy. Sẽ gặt tế bào khi trên 50% tế bào bị hủy hoại. Vi rút phân lập, được định týp huyết thanh bằng phương pháp trung hoà vi lượng trên tế bào nuôi với các kháng huyết thanh mẫu chuẩn. Vi rút bại liệt Polio có 3 týp huyết thanh: týp I, týp II và týp III . 2. Tác nhân gây bệnh: - Vi rút bại liệt Polio (Poliovirus) là căn nguyên gây ra bệnh bại liệt, thuộc chi vi rút đường ruột (Enterovirus) thuộc họ Picornaviridae. Vi rút bại liệt Polio có 3 týp : + Týp I : Giữ vai trò chính trong gây bệnh (90%) có tên gọi là Brunhilde + Týp II : có tên gọi là Lansing + Týp III: có tên gọi là Leon - Hình thái: Dưới kính hiển vi điện tử vi rút bại liệt có hình khối cầu, không có vỏ, đường kính 27 nm bao gồm 1 protein capsid có cấu trúc bền vững bao bọc lấy ARN của vi rút, trọng lượng phân tử 6,8 x 106 dalton . - Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của vi rút: + Vi rút bại liệt sống dai ở môi trường bên ngoài. Trong phân, chúng sống được vài ba tháng ở nhiệt độ 0 - 40C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần. + Vi rút bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4). Liều clo thường dùng để diệt khuẩn nước không tiêu diệt được vi rút bại liệt. 3. Đặc điểm dịch tễ: - Bệnh bại liệt đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, bệnh dịch đã xảy ra ở hầu hết các châu lục: Tại Châu Âu từ Na Uy, Thụy Điển vào năm 1905 và số bệnh nhân tăng mạnh vào các thập niên 1950-1955. Ở Mỹ riêng năm 1952 có 21.269 trường hợp bại liệt được ghi nhận. Từ 1955-1960 khi có vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực thì tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các nước đang và kém phát triển bại liệt vẫn còn là thách thức lớn tới sức khoẻ loài người đặc biệt ở trẻ em. Tại Trung Cận Đông năm 1988 có 2.342 trường hợp; 1988 vẫn còn 225 ca bại liệt. Tại Châu Phi năm 1988 có 4.564 ca mắc, đến 2002 vẫn còn 214 ca mắc. Tại Châu Á: Ấn Độ năm 2003 ghi nhận có 1.600 ca bại liệt. - Ở Việt Nam: Những năm trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể và không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, kiên trì và mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó gần 100% trẻ em được uống vắc xin bại liệt. Đến năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam đã thành công trong khống chế bệnh bại liệt trên toàn quốc. Nghĩa là Việt Nam đã không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. 4. Nguồn truyền nhiễm: - Ổ chứa: Người là ổ chứa duy nhất, đặc biệt là những người nhiễm vi rút bại liệt Polio thể ẩn, nhất là trẻ em. - Nguồn truyền bệnh: Là bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút bại liệt Polio. Họ đào thải rất nhiều vi rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm. - Thời kỳ ủ bệnh: Từ 7-14 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể. Tuy nhiên thời kỳ ủ bệnh có thể dao động từ 3-35 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Chưa xác định, nhưng có thể kéo dài trong thời gian vi rút còn tồn tại trong cơ thể và đào thải ra ngoài. Sau khi xâm nhập vi rút có trong dịch tiết hầu họng sau 36 giờ, trong phân sau 72 giờ; ở trong phân vi rút thường tồn tại từ 3-6 tuần hay lâu hơn. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. 5. Phương thức lây truyền: Lây truyền từ người sang người chủ yếu là qua đường phân - miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: - Tỷ lệ mắc bại liệt cao nhất ở trẻ dưới 3 tuổi, tỷ lệ này càng thấp ở những tuổi càng lớn hơn. Tuy nhiên, trong những vụ dịch gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi trên 15 tuổi tăng lên rõ rệt. Lý do khiến bại liệt hay thấy ở trẻ dưới 3 tuổi là do sự lưu hành rộng rãi của vi rút Polio. Một số lớn trẻ đang bú mẹ hãy còn miễn dịch do mẹ truyền sang nên nếu có nhiễm vi rút thì cũng không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và ít để lại di chứng. - Khả năng đáp ứng miễn dịch týp sau phơi nhiễm sẽ tồn tại suốt đời, kể cả mắc bệnh thể ẩn. Vì vậy sẽ không bị bệnh lần 2 với cùng một týp vi rút. - Trẻ nhỏ được thừa hưởng đáp ứng miễn dịch của mẹ truyền qua. Vắc xin bại liệt được sử dụng đúng qui cách và áp dụng rộng rãi ở cộng đồng sẽ để lại miễn dịch lâu bền, góp phần quan trọng trong công tác thanh toán bệnh này. 7. Các biện pháp chống dịch: 7.1. Biện pháp dự phòng: * Tuyên truyền giáo dục cộng đồng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân. Vì bệnh bại liệt do vi rút Polio thâm nhập qua đường ruột nên tuyên truyền tập trung vào vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, các phương pháp giữ gìn vệ sinh bảo quản, chế biến trong ăn uống. Ăn uống theo các qui định của vệ sinh an toàn thực phẩm. * Phòng bệnh chủ động: - Vắc xin sống giảm độc lực (OPV: Oral Polio Vaccine) còn được gọi là vắc xin Sabin sống giảm độc lực tạo ra từ các chủng vi rút bại liệt hoang dại, là loại vắc xin được sử dụng rất thuận lợi theo đường uống. Vắc xin vào cơ thể đồng thời tạo được đáp ứng miễn dịch đường ruột (IgA) và đáp ứng miễn dịch dịch thể (IgG). Vì vậy, OPV không những ngăn được vi rút bại liệt hoang dại nhân lên ở đường tiêu hoá mà còn chống được vi rút gây bệnh lan lên hệ thống thần kinh trung ương. OPV trong khi tạo ra miễn dịch cá thể, còn tạo được miễn dịch cộng đồng khi nó đào thải ra ngoài đường tiêu hoá. Bên cạnh nhiều ưu điểm, vắc xin Sabin vì được tạo ra từ chủng vi rút hoang dại, nên sau quá trình sử dụng rộng rãi lâu dài vi rút vắc xin Sabin có xu hướng trở lại gây độc với tế bào thần kinh, gây nên bại liệt do vắc xin, song với tỷ lệ cực thấp là một trường hợp trong hàng triệu liều vắc xin được sử dụng. - Vắc xin bất hoạt (IPV: Inactivated Polio Vaccine) còn gọi là vắc xin Salk, chủng vi rút được gây nhiễm trên tế bào thận khỉ tiên phát và bất hoạt bằng formalin. Vắc xin IPV tạo miễn dịch thể (IgG) ngăn vi rút gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh Trung ương. Miễn dịch tại chỗ (IgA) chỉ tạo ra ở hầu họng vì vậy không ngăn được vi rút hoang dại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Vì vậy, IPV cũng có mặt hạn chế, mặc dầu được tiêm vắc xin nhưng cơ thể vẫn có thể mang vi rút, thành nguồn lây truyền ngẫu nhiên cưỡng bức. IPV chỉ tạo miễn dịch cá thể nên khó có thể sử dụng cho công cuộc thanh toán bại liệt ở những nước đang phát triển, mặt khác nữa là vắc xin áp dụng theo đường tiêm và giá thành đắt nên cũng gặp những trở ngại nhất định. Tuy vậy là một vắc xin bất hoạt nên có tính an toàn cao. Ở giai đoạn sau khi đã thanh toán được bệnh bại liệt, để duy trì thành quả này, IPV được khuyến cáo nên sử dụng. 7.2. Biện pháp chống dịch: * Tổ chức hệ thống giám sát dịch tễ và báo cáo - Giám sát trọng điểm: Tại những vùng, những điểm có nguy cơ cao và xảy ra dịch bệnh: Trạm y tế, bệnh viện khu vực, nhà trẻ, trường học. Bệnh nhân được thăm khám và báo cáo các trường hợp liệt mềm cấp nghi ngờ. - Giám sát bệnh và người lành mang mầm bệnh: + Báo cáo theo mẫu (bệnh bại liệt có mẫu riêng) + Lấy bệnh phẩm: ở các trường hợp có chẩn đoán xác định về lâm sàng, lấy đủ 2 mẫu phân cách 24 - 48 giờ bảo quản lạnh 4 - 80C gửi đến phòng thí nghiệm chuẩn Quốc gia. - Giám sát tác nhân gây bệnh: Xây dựng và chuẩn hoá các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân lập xác định týp huyết thanh học, hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán phân biệt và xác định vật liệu di truyền. Phòng thí nghiệm chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới giám sát, kiểm tra chất lượng và cấp chứng nhận Quốc tế. - Xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên định kỳ theo tuyến từ cơ sở đến Quốc gia; từ Quốc gia đến khu vực và Tổ chức Y tế Thế giới. * Tổ chức thu dung bệnh nhân, điều trị và xử lý môi trường: - Khi xảy ra dịch, các bệnh nhân đã được chẩn đoán lâm sàng xác định hoặc nghi ngờ mắc bệnh bại liệt được chuyển đến bệnh viện được chỉ định (khoa lây với phòng cách ly) để điều trị và theo dõi. - Xử lý môi trường: Xử lý địa bàn xảy ra dịch, bệnh viện nơi thu dung điều trị bệnh nhân. Áp dụng các thuốc khử trùng, tẩy uế chloramin B, formalin, các chất oxy hoá, vôi bột. Đặc biệt phải tiệt trùng quần áo, chăn màn, đồ dùng và vật dụng sinh hoạt bằng hấp khử trùng nhiệt độ cao có áp lực. 7.3. Nguyên tắc điều trị: * Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do vi rút nên chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu, bệnh nhân được: - Bất động hoàn toàn. - Tăng cường và nâng cao thể trạng bằng sinh tố và dịch truyền. - Hỗ trợ hô hấp, nếu có dấu hiệu của liệt tủy - Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn, cụ thể theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng. - Phục hồi chức năng và khắc phục di chứng (rất quan trọng sau khi lui bệnh) * Bảo vệ người tiếp xúc: - Thực hiện vệ sinh chung, cá nhân, an toàn thực phẩm. - Uống vắc xin OPV dự phòng. 7.4. Kiểm dịch y tế biên giới: Việc thông báo dịch Quốc gia và thông báo dịch Quốc tế theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

TP.Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin cúm gia cầm

Để xử lý tình huống khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh theo đúng quy trình, các cơ sở y tế cần báo ngay cho Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố theo số điện thoại đường dây nóng: 0938.060869 để triển khai ngay các biện pháp phòng chống theo quy định của Bộ Y tế.

Xem chi tiết Next

BỆNH CÚM A/H5N1

_

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia

Chiều ngày 27/2/2017, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn cùng Sở Y tế Hà Nội, đã trực tiếp đến Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội và Trạm y tế phường Đức Thắng, quận Nam Từ Liêm để đánh giá quá trình về triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng

Xem chi tiết Next

BỆNH DỊCH HẠCH

_

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 202

Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Thong ke Top

Từ khóa » Enterovirus Gây Bệnh Bại Liệt