Bài Mới Nhất - Xã Quảng Lợi, Huyện Quảng Điền

Những công dụng của cây bần chua và nhiều tiềm năng giúp người dân thêm cơ hội làm giàu nhờ trồng rừng ngập mặn.

Từ khi khu rừng ngập mặn được Chi cục Kiểm lâm tỉnh, phối hợp với chính quyền địa phương trồng trên khu vực đầm phá với diện tích hơn 50 ha gồm cây bần chua và dừa nước không chỉ góp phần bảo vệ hệ thống đê bao, thủy lợi, mùa màng mà còn mở cơ hội phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương".

Những công dụng của cây bần chua

Cây bần chua hay còn gọi là cây Bần sẻ (danh pháp khoa học: Sonneratia caseolaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Lythraceae. Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại dương.

Cây bần chua - loài cây sinh ra đã dành cho vùng nước lợ.

Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ ít nhất là một giai trong năm. Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều.

Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông.

Cây bần chua phát triển kém ở những vùng có nước ngọt quanh năm. Cây Bần Chua (Cây Bần Sẻ),cây bần chua, cây bần sẻ, Sonneratia caseolaris, họ Lythraceae, quả bần, cây bần, bần chua, công dụng của cây bần chua, tác dụng của cây bần chua, cay ban chua, Hoa cây bần chua đang mùa hé nở

Đặc điểm cây bần chua:

-Thân: Bần chua thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới25m. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin.

-Rể: Rể gốc to, khỏe, mọc sâu trong đất bùn. Từ rể mọc ra nhiều rễ thở (bất hay Cạt bần (Nam Bộ) thành từng khóm quanh gốc.

-Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm.

-Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn. Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.

-Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc có thùy đài xòe ra.

-Hạt: Hạt nhiều, dẹt. Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Muốn trồng cây bần không cần gieo hạt (mặc dù hạt quả bần chí khi gieo có thể mọc mầm trên 90%). Chỉ cần nhổ những cây bần con mọc sắn trong tự nhiên (rất nhiều) để trồng.

Quả cây bần chua

Thành phần hóa học của cây bần chua +Trong thân:

-Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic acid) và archicin. Trong quả có chất màu, archin và archicin.

-Vỏ thân chứa nhiều tanin (10-20%) có thể dùng thuộc da.

-Trong vỏ thân có chất Emodin và axit chrysophanic có thể làm các chất màu trong thực phẩm và thuốc thô (Perry, 1980).

-Gỗ bần xốp, tỷ lệ bột giấy thu hồi khoảng 52,7% (trong đó có 8,5% lignin, 17,6% pentosan có màu nâu).

-Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có hai chất archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12) có thể khai thác làm chất màu thực phẩm (CSIR,1976).

+Trong quả bần chín có:

-Có hàm lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).

-Có 2 chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập là :lutéoline và lutéoline 7-O-glucoside.

Cây Bần Chua (Cây Bần Sẻ),cây bần chua, cây bần sẻ, Sonneratia caseolaris, họ Lythraceae, quả bần, cây bần, bần chua, công dụng của cây bần chua, tác dụng của cây bần chua, cay ban chua, Công dụng của cây bần chua:

a- Trong ẩm thực

-Lá non và búp hoa cây bần được dùng làm rau sống:

Nhiều nước trong vùng Đông Nam Á dùng lá, búp non của cây bần để làm rau ăn sống (do có vị chát nên ít được ưa chuộng), nên loại rau này chỉ được ăn trong những trường hợp bất đắc dĩ khi đang sống giữa rừng bần.

-Quả bần non (bần chát) và quả bần già (bần chua) đượng dùng làm rau: Quả bần chát và bần chua được xắt mỏng để dùng làm rau ghém, dùng riêng hoặc trộn với các loại rau “tập tàn khác. Đặc biệt là ăn với mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm ruốc…

-Quả bần chua và bần chín được dùng để ăn chơi:

Do có vị chua đầm nên trẻ con và cả người lớn rất thích ăn quả bần già (bần chua) và quả bần chín. Đặc biệt là quý cô thanh nữ và quý bà đang “ốm nghén” rất thích ăn bần với muối hạt.

-Quả bần chín được làm nước chấm:

Quả bần chín rục dầm trong đĩa nước mắm, sẽ có món nước mắm bần vừa ngon và vừa hấp dẫn, cách chế biến rất đơn giả, chỉ cầm dầm nát quả bần trong nước mắm, thêm gia vị như bột ngọt, ớt, đường… là xong.

-Quả bần chín được làm chất chua để nấu canh chua, nấu lẫu chua:

Dùng quả bần chín trụng trong nước sôi, lọc bỏ hạt, sẽ có chất chua để nấu canh chua, lẫu chua từ quả bần, ăn rất hấp dẫn.

-Quả bần chín được lên men làm giấm bần (Crabapple vinegar):

Ở Philippines nông dân ven biển dùng quả bần chí để lên men ủ thành một loại giấm chua từ qu3 bần (Crabapple vinegar) để dùng nấu ăn trong gia đình. Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS

-Quả bần chín được chế thành chất phụ gia Thực phẩm:

Một chất thạch trong suốt có thể được chế biến từ trái bần có chứa chất pectine để làm chất kết dính.

Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS

b- Trong sức khỏe:

Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn của chứng xuất huyết.

Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).

Ở Malaixia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. (Perry, 1980).

Ở Miến Điện, người dân dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên những vết cắt và những vết bầm (ứ máu) tím. (Perry, 1980).

Ở Mả Lai, dùng bần chín để trị những ký sinh trùng trong ruột, giun, sán. Ăn bần chín để trị ho và dùng lá bần non nghiền nát để trị các bệnh thiếu máu giảm tiểu cầu (hématurie) và bệnh đậu mùa variole. (Perry, 1980).

Trái bần chín có thể dùng sống hay chín.

Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu. Đồng thời hoa bần đâm nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu. (Perry, 1980).

Ở Philippines đã được ghi nhận là lá và quả bần non đâm nhuyễn có tính cầm máu, trị bong gân, chổ sưng, u enflures và ăn quả hay lá bần trừ được giun, sán.

Nguồn: PHILIPPINE MEDICINAL PLANTS

c-Các công dụng khác:

Cây bần chua còn có những công dụng khác như rễ thở (bất) dùng làm nút chai. Gỗ bở chỉ dùng đóng đồ nhỏ, làm củi đun, làm bột giấy. Cành đã rụng lá dùng và chất chà nhử cá và làm củi đun.

Bột giấy chế biết từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft. Các nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn ở Philippines cho biết sản lượng khai thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó gổ bần chiếm 74,4 tấn/ha và sản lượng bột giấy thu hồi trên 30 tấn/ha. Nghiên cứu rừng ngập mặn ở thái lan cho biết thu hoạch gổ bần từ cành tái sinh hàng năm có thể đạt 20 tấn gổ/ha/năm và tỷ bột giấy thu được trên 50%. Thiết nghĩ ở Việt Nam nên nghiên cứu phát triển và thâm canh cây bần ở rừng ngập mặn và khai thác gổ bần tái sinh để làm bột giấy theo kinh nghiệm các nước khác ở Đông Nam Á.

Tiềm năng giúp người dân thêm cơ hội làm giàu nhờ trồng rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn sinh sôi chính là “ điểm mới” trong phát triển kinh tế. Với diện tích hơn 50 ha, khi mới bắt tay trồng rừng, người dân chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của nó, giờ đây mục tiêu đã rất rõ ràng khi rừng sinh sôi. Mấy mùa bão, lũ gần đây, hệ thống đê bao, thủy lợi trên địa bàn xã Quảng Lợi được bảo vệ an toàn. Điều mà người dân mong đợi được đáp ứng là khu rừng đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá ngày càng đông.

Cánh rừng ngập mặn rộng lớn trở thành “bãi đáp” cho những đàn cò. Vào buổi sáng sớm hay chiều tà, du khách có thể chiêm ngưỡng những đàn cò trắng bay lượn trên khu rừng trông thật đẹp. Rừng ngập nước còn là nơi trú ngụ lý tưởng, sinh sôi cho các loài tôm, cua, cá các loại. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng các nghề truyền thống của ngư dân, mà còn có thể tự mình tha hồ trải nghiệm các nghề đánh bắt cá, tôm truyền thống địa phương, như nơm, chơm, bủa lưới, giăng câu...

Từ bến đò Cồn Tộc, sau khi dạo quanh, chiêm ngưỡng khu rừng ngập mặn bằng thuyền với những hoạt động đánh bắt thủy sản thú vị, du khách đến với chợ nổi để khám phá đời sống, sinh hoạt, buôn bán thủy sản của ngư dân trên đầm phá Tam Giang. Đến với chợ nổi, du khách thỏa sức mua những rổ cá, tôm tươi rói mang về tự tay chế biến các món ăn cho mình ngay trên những chiếc thuyền thuê của ngư dân. Ngư dân ở đây vì vậy ngoài hoạt động đánh bắt thủy sản, giờ đây còn có thêm dịch vụ cho thuê thuyền mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Du khách thường thuê thuyền theo giờ, hoặc ngày, giá từ 200 - 500 ngàn đồng.

Để thỏa sức thưởng thức các món ăn dân dã cho du khách sau khi dạo quanh rừng ngập mặn, sắp đến, UBND xã Quảng Lợi kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thêm các điểm dừng chân, nhà chồ, nhà hàng nổi trên phá, hay các hàng quán bằng chồ quanh khu rừng ngập mặn, các hồ nuôi trồng thủy sản. Tại đây, ngư dân địa phương sẽ phục vụ các món ăn thủy sản dân dã của vùng đầm phá Tam Giang. Tại khu vực Cồn Tộc cũng đã có một số nhà nghỉ, hay nhà dân có thể phục vụ nghỉ ngơi cho du khách sau một ngày rong ruổi trên vùng đầm phá.

Từ khóa » Cây Bần Van