Bài Quyền 1: Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tao) | Tự Học Vịnh Xuân ...
Có thể bạn quan tâm
0₫
Tiểu Niệm Đầu (小念頭) là bài quyền đầu tiên chúng ta cần học trong Vịnh Xuân Quyền HK. Rèn luyện Tiểu Niệm Đầu hàng ngày sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các thế đỡ và tấn công căn bản của môn phái. Bài quyền cực kỳ dễ thực hiện nếu như chúng ta theo những bước cơ bản. Trong khi tập Tiểu Niệm các bạn nên tập chậm dãi và suy nghĩ về những ứng dụng của từng động tác. Tập cho tới khi một động tác đều có thốn kình đi kèm thì mới đúng.
Bài quyền 1: Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tao) quantity Add to cart SKU: tieu-niem-dau Category: Tiểu Niệm Đầu- Description
- Reviews (161)
Video Tiểu Niệm Đầu Albert Chong
Các bạn mơi tập chưa quen thì có thể tập theo video này vì dễ tập hơn. Nhưng sau này thì phải chuyển qua tập theo video của Hoàng Thuần Lương và cuối cùng là Diệp Chuẩn để chuẩn xác hơn. Đặc điểm của video này:
- Đánh khá chậm rãi dễ xem
- Các động tác tương đối ổn.
- Không có đoạn Than => Chẩm rất quan trọng
- Phục thủ chưa đưa được cùi trỏ vào giữa vì quá béo
- Phù hợp cho người mới tập.
Bí quyết: Dùng Cốc Cốc tải về rồi bật tốc độ chậm mà xem đi xem lại đoạn mình đang tập.
Tiểu Niệm Đầu Hoàng Thuần Lương
Đây là một bản video do chính sư phụ Hoàng Thuần Lương trình bày. Ông là người được Diệp Vấn cho phép truyền bá võ Vịnh Xuân Quyền qua một chuỗi các bài dạy rất bài bản. Có nhiều lý do khiến tôi chọn làm video này để hướng dẫn:
- Giản lược tối đa nên dễ luyện nhất.
- Nguyên tắc khuỷu tay cố định rất triệt để.
- Trong tất cả những động tác đều đúng hình.
- Có “nhất thốn kình” trong tất cả thủ pháp.
- Tay trái (tả) trước, tay phải (hữu) sau là đúng.
- Ông từng thắng hơn 100 trận đánh beimo và chưa từng thua nên biệt hiệu là “King of Talking Hands”.
Anh Bình TNĐ chính điện
https://youtu.be/_lthZF3Kd-kAnh đọc ca quyết và đánh bài Tiểu Niệm Đầu nên các em cần mở loa to mà nghe cho rõ. Nhớ vị trí chiếm trung lộ của từng thủ pháp.
Lưu ý: Phần cổ và lưng anh chưa thẳng theo tiêu chuẩn, nên đừng học theo, phải thẳng giống Hoàng Thuần Lương mới đúng.
Anh Bình TNĐ nghiêng
https://youtu.be/99CMmaworGYỞ vị trí này các em sẽ nhìn thấy kỹ hơn khẩu độ (khoảng cách) từ thân tới cùi trỏ và độ duỗi trùng của các thủ pháp. Nhớ nghe cho kỹ.
Lưu ý: Phần cổ và lưng anh chưa thẳng theo tiêu chuẩn, nên đừng học theo, phải thẳng giống Hoàng Thuần Lương mới đúng.
Ca Quyết Tiểu Niệm Đầu
Phần ca quyết này đã được Việt hoá và chỉnh cho dễ đọc:
- Mã khai bán bộ chi nhị tự Kiềm dương mã
- Giao thoa than thủ, Giao thoa Bát thủ, Cổn thủ, thu quyền
- (trái, phải) Nhật tự xung quyền, Khuyên thủ, thu quyền
- (trái, phải) Than thủ, ( bán Khuyên thủ, Vấn thủ, Hộ thủ, Phục thủ [ngắn, dài] ) x 3 lần, bán Khuyên thủ, Vấn thủ, Hộ thủ, Trắc chưởng, Hộ thủ, Chánh chưởng, Khuyên thủ, thu quyền
- Tả Án thủ, hữu Án thủ, hậu Án thủ, tiền Án thủ
- Cặp Lan thủ (trái đè phải), Phất thủ, cặp Lan thủ (phải đè trái), song Chẩm thủ, song Than thủ, song Truất thủ, Tiêu chỉ thủ,
- Trường kiều Án thủ, song Đề thủ, thu quyền
- (trái, phải) Trắc chưởng, Hoành chưởng, thu quyền
- (trái, phải) Than thủ, Chẩm thủ, Than thủ, hạ lộ Hoành chưởng, thu quyền
- (trái, phải) Than thủ, Canh thủ, Than thủ, hạ lộ Hoành chưởng, thu quyền
- (trái, phải) Bàng thủ, Than thủ, Ấn chưởng, thu quyền
- Thoát thủ (Canh + Cổn thủ) 4 lần, Xung quyền 3 lần, thu chân.
Trên là những câu ca (lời thiệu) cho bài Tiểu Niệm Đầu. Nếu bạn muốn tập được bài quyền một cách thành thục thì nhất định bạn phải đọc to ca quyết khi thi triển từng đoạn một.
Khi tập các bạn cố gắng tập nhuần nhuyễn từng đoạn một, ví dụ bỏ ra hẳn một tuần để tập xong 1 đoạn rồi mới chuyển sang đoạn khác.
Nếu có gì khó hiểu bạn có thể mở Youtube tìm từ khoá tiếng Trung tương ứng với thủ pháp để tìm hiểu thêm.
Ca quyết Tiếng Trung
Phần này là bản gốc để các bạn có thể tham khảo:
- 馬開半步之二字拑羊馬 Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
- 交叉攤手 – 交叉撥手 – 滚手收拳 Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền
- 日字沖拳 – 圈手收拳 Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
- 攤手 – 半圈手 – 護手 – 伏手 Than thủ – bán khuyên thủ – hộ thủ – phục thủ
- 側掌 – 正掌 -攤手 -圈手收拳 Trắc chưởng – chánh chưởng – than thủ – khuyên thủ thâu quyền
- 左右按手 – 後按手 – 前按手 Tả hữu án thủ – hậu án thủ – tiền án thủ
- 攔手 – 拂手 – 攔手 – 雙枕手 – 標指手 Lan thủ – phất thủ – lan thủ – song chẩm thủ – tiêu chỉ thủ
- 长橋按手 – 雙提手 – 收拳 Trường kiều án thủ – song đề thủ – thâu quyền
- 側掌 -橫掌- 收拳 Trắc chưởng – hoành chưởng thâu quyền
- 攤手 – 枕手 – 括手 Than thủ – chẩm thủ – quát thủ
- 撈手 – 下路橫掌- 收拳 Lao thủ – hạ lộ hoành chưởng – thâu quyền
- 膀手 – 攤手 -印掌- 收拳 Bàng thủ – than thủ – ấn chưởng – thâu quyền
- 脫手 – 连环沖拳 – 收脚 Thoát thủ – liên hoàn xung quyền – thâu cước
Về Tiểu Niệm Đầu
Thực sự mà nói, bản thân tôi rất thích tập bài Tiểu Niệm Đầu. Khi mới bắt đầu tập tôi đã cảm nhận được sự bài bản của nó. Khi ứng dụng vào thực chiến thì phát hiện những tuyệt kỹ cao cấp cũng đều nằm trong bài Tiểu Niệm cả.
Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ là “Làm thế nào để rèn luyện hiệu quả nhất?”. Để rèn luyện hiệu quả thì chúng ta cần phải hiểu rõ:
- Bản chất bài quyền
- Những yếu tố cơ bản
- Phương pháp tập hiệu quả
Bản chất Tiểu Niệm Đầu
Luyện Tiểu Niệm không dễ, mà cũng chả khó. Đối với những người mộng mơ cho rằng nó cao siêu, thì nó là cao siêu, khó thành công. Còn đối với ai hiểu đúng, nó là Tiểu Niệm Đầu = “Những khái niệm ban đầu nhỏ bé” thì người đó sẽ sớm thành công hơn.
Bài quyền Tiểu Niệm Đầu đơn giản lắm, vì nó chính là những thế đỡ và đánh căn bản nhất của Vịnh Xuân Quyền.
Yếu tố cơ bản
Trong võ thuật, mỗi bài quyền đều có ba yếu tố cơ bản:
- Hình – động tác,
- Ý – ứng dụng, và
- Khí – công lực.
Những người mới tập cho rằng bài Tiểu Niệm Đầu của Vịnh Xuân Quyền chỉ có Hình. Khi rèn nhiều rồi mới phát hiện ra Ý. Và khi luyện nhiều nữa thì mới phát hiện ra Khí.
Hình – động tác
Hình theo nghĩa của hình ảnh. Tiểu Niệm giúp ta nắm vững được những phân thế cơ bản nhất của 18 đòn tay của Vịnh Xuân Quyền, trong đó có 8 thế đỡ, 4 thế tấn công và nhiều thủ pháp.
Lúc sai thì người ta búng một cái cũng đổ. Lấy hai ngón tay kéo một cái cũng ngã. Nếu sai hình thì không bao giờ tới được giai đoạn Ý, hoặc được 1 phần Ý chứ không bao giờ đến được giai đoạn Khí.
Cho nên đã tập là phải đúng hình trước đã. Đúng hình thì đúng theo thế Chính Thân Kiềm Dương Mã. Cảm thấy đứng vững như bàn thạch, người hẩy không ngã, kéo không đi. Đứng đúng thì đánh vào các bộ phận trên cở thể sẽ không bị đau.
Đúng hình thì bất kỳ một thủ pháp nào thì cũng cảm thấy được sự mạnh mẽ của nó, buông lỏng nhưng lại cực kỳ vững chắc.
Giống như ta làm 1 nhà xưởng bằng khung thép ấy. Những thanh thép nhỏ nhưng kết cấu lại thì cực kỳ chắc chắn. Hãy tưởng tượng chúng ta đang kết cấu cái “ngôi nhà” cơ thể của chúng ta từ những mẩu xương. Những bó gân chỉ còn là những mối hàn nhỏ. Và hãy cảm nhận sự chắc chắn đó từ những góc độ khoá khớp đúng.
Hình bao gồm các vị trí chiến lược: chân, hông, thân, vai, khuỷ, cổ tay.
1. Chân
Chân sai thì bàn chân song song, hoặc mũi chân chếch ra. Như thế thì có kéo đầu gối vào đến mấy thì cũng đứng không vững.
Chân đúng thì chĩa mũi chân vào trong để tạo hình tam giác đều. Nghĩa là mỗi bàn chân là 60 độ so với thân mình. Đầu gối trùng xuống một cách tự nhiên như đang ngồi ghế.
Chân buông lỏng tối đa chứ không gồng cứng. Để cảm nhận được sực cứng cáp của mặt đất và có thể đứng cả tiếng không biết mỏi.
2. Hông
Hông phải thả lỏng tự nhiên chứ không gồng cứng. Nhưng phải cảm nhận được. Đây chính là phần kết nối giữa chân và thân, vì thế nó quan trọng vô cùng. Lực va chạm chuyển động có đạt kế quả mong muốn hay không phần lớn là nhờ vào hông.
Nếu hông quá cứng thì lực sẽ truyền theo chiều ngang, khiến cho bị đẩy ngã dễ dàng, nếu quả mềm thì èo ặt không thể chuyển lực lên.
3. Thân
Sai hình thì bụng phưỡn ra, lưng gù, cổ dướn tới trước. Như vậy không khác gì một người đang thiếu tự tin. Khí lực sẽ không truyền lên được. Hơi thở cũng vì thế mà mất đi.
Đúng thì thân phải thẳng, cảm thấy thăng bằng và trọng tâm nằm trên giữa bàn chân.
4. Vai
Vai sai là hơi cao và dúi tới trước, khiến cho sự liên kết giữa tay và thân bị lỏng lẻo, tay dễ bị đánh gặp vào thân và bị bẫy tay như chơi.
Đúng là vai hạ và kéo về sau. Lúc đó đòn mới chịu được tốt hơn nhờ lực truyền từ thân chuyển lên tay và ngược lại.
5. Khuỷu tay
Nhất định phải khoá khớp lại theo nguyên tắc Khuỷ Tay cố định thì mới thành công. Lúc đó mới cảm nhận được sự mạnh mẽ của góc độ lớn hơn sức mạnh cơ bắp nhiều thế nào.
6. Cổ tay
Đa số các đòn đánh của Vịnh Xuân sử dụng lực ở cổ tay. Nếu đánh đúng thì là sức mạnh ngàn cân ở tất cả đòn đánh, vị trí, thời điểm. Đúng với 1 điều kiện bất di bất dịch: cổ tay phải ở trung lộ.
Ý – ứng dụng
Khi nắm vững những hình ảnh này trong đầu rồi thì ta mới có thể ứng dụng chúng được. Và đặc biệt mỗi một động tác chúng ta cần nhớ về đủ 6 nguyên tắc chính của Vịnh Xuân Quyền.
Để cảm nhận được đúng ý, thì trong tất cả các động tác chúng ta phải tưởng tượng ra một đối thủ ảo. Hãy cảm nhận từng động tác của họ tấn công ta bằng 2 tay lần lượt, thì ta làm như thế nào sẽ hiệu quả nhất. Hãy xem một vài ví dụ ứng dụng Tiểu Niệm Đầu.
Ban đầu hãy học phòng thủ, sau đõ sẽ nghĩ xem cũng một động tác ấy ta phản công như thế nào.
1. Tiết kiệm chuyển động
Thứ nhất Tiểu Niệm luyện cho ta biết tiết kiệm chuyển động một cách tối đa. Tiểu Niệm tập từng tay một không phải chỉ vì cho dễ tập, mà là để hiểu được ý của việc dùng một tay mà vừa phòng thủ vừa tấn công chứ chưa cần tới 2 tay. Một tay đấu 2 tay mà còn thắng, thì 2 tay đấu 2 tay sẽ ra sao?
2. Giữ Trung Tâm Tuyến
Thứ hai Tiểu Niệm giúp ta biết giữ trung lộ, vì tất cả các đòn đánh đều lấy trung lộ làm chuẩn mà xuất chiêu. Bất luận là Than, Phục, hay Bàng, ta đều “nhường” hoặc “chiếm” trung lộ tuỳ vào thời điểm của đòn đỡ. Nhường để bẫy, và chiếm để diệt.
3. Khuỷu tay cố định
Thứ ba Tiểu Niệm giúp ta biết giữ khuỷ tay cố định. Cái này thì không còn gì tuyệt vời hơn. Nhờ khuỷ tay cố định mà ta có thể dùng trỏ triệt quyền và dùng bàn tay phản công đối phương cùng một lúc.
4. Tiêu đả đồng thời
Cái trên cũng góp một phần cho ý thứ tư tiêu đả đồng thời trong từng động tác Tiểu Niệm. Khi đạt tới 1 cấp độ nhất định, bạn sẽ thấy rằng mỗi một cử động của Tiểu Niệm đều là 1 cử động vừa đỡ vừa đánh. Và đặc biệt, nếu không có sự cản trở của đối phương thì tất cả đều là đánh hết.
5. Đỡ bốn cửa
Thứ năm Tiểu Niệm giúp ta biết cách đỡ đủ 4 cửa.
Ví dụ điển hình ta dùng Than, Phách và Bàng để đở 2 cửa trên, và dùng Canh, Bát, Chẩm, Truất để đỡ cửa dưới.
6. Bẫy tay
Thứ sáu, Tiểu Niệm giúp ta biết ứng dụng nguyên tắc bẫy tay. Ví dụ Tập Than, Phách, Truất chính là để bẫy tay đối phương ở má ngoài. Nhìn chung nếu luyện càng nhiều, càng sâu thì ta càng biết cách bẫy càng nhiều. Như dùng Than + Bàng bẫy cả 2 tay khoá nhau, Than + Phách cũng thế. Canh cũng bẫy ở cửa dưới.
Khí – công lực
Nếu hiểu theo khía cạn “khí công” thì nó có hơi mang tính mơ hồ. Sau một thời gian luyện tập thì tôi có thể khẳng định là có chút “sức mạnh đặc biệt”. Tôi có thể phân tích cho các bạn hiểu phần này.
Tôi mạn phép tự ý chia ra thành 2 loại khí như sau: khí trời cho, và khí nội công.
Địa khí:
Thực ra nó không huyền bí như chúng ta tưởng (xem phim chưởng). Địa khí được truyền lên từ mặt đất chứ chả ở đâu xa. Khí này có thể nói dễ hiểu là truyền lực.
Xuyên suốt bài quyền chúng ta đứng nguyên 1 thế tấn Nhị tự Kiềm Dương Mã. Cấu trúc thế tấn đúng khiến cho lực tấn công được tới từ mặt đất (lớn ngàn cân), mà lực phòng thủ được truyền về đất (tiêu tán).
Đương nhiên là nếu chỉ tập được chân thì lực đó mới chỉ tụ lại ở phần hông. Lúc đó nếu không sử dụng đúng thì cơ thể bị chia ra thành 2 phần, và lực dừng tại hông. Tấn công người ta mình tự bay ngược lại, mà nhận đòn thì mình bị hất/quật thật dễ dàng.
Tiểu Niệm Đầu giúp ta cấu trúc lại cơ thể, để khoá các khớp xương vào những vị trí tối ưu nhất (nếu đúng hình). Nếu cả 3 phần chân, thân, tay đều đúng hình thì cảm nhận được là khi tấn công mạnh như búa tạ, khi phòng thủ mạnh như cái đe.
Nội công:
Khí này là do tự bản thân tôi luyện mới có được. Nó bao gồm sự cứng chắc của xương, sự dai dẳng của gân, sự mạnh mẽ của cơ, sự điều hoà huyết áp. Khí này giúp cho cơ thể nhỏ bé của ta có thể đánh bật được người gấp rưỡi trọng lượng.
Tất cả những thứ đó nhờ vào nghệ thuật thở. Thực tình tôi mới chỉ luyện được một chút khí nội công thôi nên chứ chưa phải là gì nhưng muốn chia sẻ để các bạn có thể tự rèn luyện.
Khi đánh bài Tiểu Niệm Đầu chúng ta cần phải thở đều đặn. Hít sâu và thở dài bằng bụng. Bằng bụng ở đây không có nghĩa là thở bằng dạ dày đâu nhé. Ta dùng cơ hoành (chia ngực và bụng) kéo xuống để đủn ruột gan phèo xuống đan điền (dưới rốn), để nhường chỗ cho phổi. Lúc này phổi phình to hết cỡ, nghĩa là hoạt động hết công suất của nó.
Lượng không khí gấp hơn 2 lần bình thường được đưa vào phổi sẽ cung cấp đủ Oxy cho từng tế bào cơ gân của chúng ta. Như uống phải thuốc tăng lưc, chúng ta cảm thấy mạnh như dũng sĩ. Cái cơ bắp nhỏ xíu đó giờ hoạt động được mạnh gấp nhiều lần bình thường.
Cứ như thế, nguyên một bài Tiểu Niệm Đầu cũng chính là một bài thiền động. Nếu đánh từ từ, nửa tiếng mới hết bài thì có nghĩa chúng ta đã tăng thêm 30p luyện nội công.
Phương pháp luyện Tiểu Niệm
Nếu bạn đang luyện tập rồi thì nên chú ý. Theo tôi thì phương pháp rèn luyện hiệu quả là làm theo 5 giai đoạn như sau:
- Tìm hiểu
- Phân khúc
- Tổng hợp
- Lặp lại
- Dạy lại
1. Tìm hiểu
Xem toàn bộ video mô phỏng bài quyền do sư phụ Hoàng Thuần Lương trình bày. Và xem tối thiểu 3 sư phụ các dòng phái khác nhau trình bày.
Tự sơ lược xem có những đòn thủ, công, thủ pháp gì. Sự khác biệt giữa các dòng phái, và lấy làm căn cứ so sánh trong lúc rèn luyện.
Xem toàn bộ các bài hướng dẫn. Như vậy ta hiểu được sơ lược về hình và ý của các đòn đánh. Cũng giống khi ta đi thi mà có ôn bài kỹ. Tìm hiểu càng kỹ thì kết quả rèn luyện càng nhanh.
2. Phân khúc
Chia thành từng đoạn nhỏ ra học. Như thế ta có thể nhớ được kỹ hơn.
Mỗi một đoạn chia ra làm 3 phần: hình, ý, khí. Khi nào luyện đủ chín cho cả 3 phần đó thì mới chuyển sang đoạn tiếp theo.
Thực ra vấn đề lớn nhất của chúng ta là phải đúng hình thì mới cảm nhận được khí. Thấy khí thì cảm thấy được ý chuẩn hơn.
Tuy nhiên để đạt được hình đúng, thì lại cần phải hiểu được ý của từng động tác, mục đích của chúng là gì và chuyển đụng như thế nào để đạt được mục đích đó. Ví dụ như Than thủ dùng để gạt má trong hay má ngoài của đòn đấm? Từ ý sinh hình, và từ hình sinh khí.
Vì vậy mỗi 1 động tác ta nên tìm hiểu về ý của nó trước, học đúng theo hình và cảm nhận được khí vào đó.
Trong mỗi phân khúc thì ta cần tự kiểm chứng sức mạnh và độ chính xác của các đòn đánh. Có 3 cách kiểm chứng:
a) Tưởng tượng:
Bạn hãy tưởng tượng ra những đòn tấn công từ “đối thủ ảo”. Nếu họ đấm, mình đỡ như nào. Nếu thiếu kinh nghiệm thì có thể xem video và phim chưởng để cảm nhận đòn đánh và nghĩ cách phản công.
b) Đánh mộc nhân:
Nếu có mộc nhân thì thật tuyệt vời, ví nếu bạn đánh sai thì ngay lập tức sẽ bị mộc nhân khống chế.
Đừng nghĩ rằng phải tập Mộc Nhân Thung thì mới dùng tới mộc nhân, vì tôi có mộc nhân và tôi nhận thấy nó chính là 1 người thầy vĩ đại nắn hình cho Tiểu Niệm Đầu của tôi.
c) Đối luyện
Nếu có thầy hoặc bạn tập chung để kiểm chứng thì là tốt nhất, vì họ có thể phân tích và điều chỉnh những điểm thiếu sót của bạn.
Đừng nghĩ rằng Tiểu Niệm Đầu không có đối luyện, tôi có thể đứng 1 chỗ cho 1 người đánh cả 2 tay và tôi vẫn dùng 1 tay đỡ bằng đủ các thế đánh của Tiểu Niệm. Chính vì thế tôi khẳng định với bạn rằng, Tiểu Niệm sẽ theo bạn suốt cuộc đời này.
3. Tổng hợp
Sau khi học được từng đoạn thì ta tổng hợp lại. Ví dụ học xong đoạn 1 thì chuyển sang đoạn 2. Học xong đoạn 2 rồi thì đánh cả 1 và 2. Học xong đoạn 3 thì đánh cả 1, 2, và 3. Cứ như vậy đến khi xong đoạn 10 thì bạn đã tập nhiều gấp 10 lần cho đoạn 1.
Nhờ sự lặp lại này mà đoạn 1 được tập nhiều nhất, khiến cho hình, ý, khí hợp nhất và tiến triển sâu hơn cho những đoạn sau.
4. Lặp lại:
Sau khi thực hiện xong 4 giai đoạn trên thì bạn nghĩ đã xong? Không đâu, bạn sẽ phải lặp lại nó đấy. Số lượng vọng lặp càng tăng thì công lực của bạn càng lớn. Vậy hãy kiên trì luyện tập.
Khi lặp lại thì nên nâng cấp như sau:
- Nâng cấp 1: Tập 1 chân.
- Nâng cấp 2: Tập 2 tay.
- Nâng cấp 3: Mộc nhân.
- Nâng cấp 4: Đối luyện.
- Nâng cấp 5: Ngồi thiền (tập trong tưởng tượng).
5. Dạy lại:
Luyện tập 1 mình uổng phí thời gian. Khi đã luyện xong rồi thì nên chia sẻ lại với những người khác, vì không có sự rèn luyện nào hiệu quả bằng hướng dẫn lại.
Từ khi tôi dạy bài Tiểu Niệm đầu tới giờ thì sự hiểu biết của tôi về nó tăng rất nhiều. Nếu như điểm tối đa của bài Tiểu Niệm là 10 thì tôi học thầy và tự học được 1 điểm, nhưng khi dạy lại tôi có thêm những 4 điểm nữa. Và tôi nghĩ 5 điểm còn lại sẽ là sự phấn đấu đến già.
Chúc các bạn có những buổi rèn luyện thật thú vị, khoẻ và mạnh.
Bài viết: Bài quyền 1: Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tao) (https://vinhxuan.nao.vn/tu-hoc/tieu-niem-dau/) được biên tập bởi công sức của BTV Vịnh Xuân Quyền HK Diệp Vấn (https://vinhxuan.nao.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.
161 reviews for Bài quyền 1: Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tao)
-
VXQ – 29/12/2015
Đã kiểm chứng và sửa lại ca quyết cho phù hợp.
-
Trương – 14/06/2016
Nếub em chỉ tập tiểu niệm đầu thôi ko tập những cái khác có được không
Có đủ tự vệ và bảo vệ người thân không
-
Bình Vịnh Xuân – 19/06/2016
Còn gì mạnh hơn khi tập một thứ với sự kiên trì.
-
lê (verified owner) – 07/07/2017
tập như vậy có được thi đấu ko anh
-
Bình Vịnh Xuân – 07/07/2017
Ý em là gì? Em có thể hỏi rõ hơnd dược không?
-
lê (verified owner) – 09/07/2017
ý em là có được thi đấu giống karate k
-
Bình Vịnh Xuân – 20/07/2017
Có nhé bạn.
-
-
-
-
lê (verified owner) – 10/07/2017
ko cần học khẩu huyết được k anh
-
Bình Vịnh Xuân – 20/07/2017
Không học khẩu quyết thì giống như người biết vẽ mà không biết chữ. Có đánh được cạn kiệt không thể truyền bá được cho người khác.
-
-
-
Bodhi Thien – 05/01/2016
Một bài viết rất hay và ‘mộc’ về bài Tiểu Luyện giúp người đọc dễ hiểu hơn. Cảm ơn Thầy rất nhiều ! Em sẽ đem chia sẻ, nếu có cao nhân chỉ điểm sẽ góp ý thêm ạ 🙂
-
VXQ – 06/01/2016
Cảm ơn bạn đã có nhận xét tích cực về bài viết này. Mình đang cố gắng sau này sẽ bóc tách từng động tác Tiểu Niệm một để phân tích cho các bạn hiểu rõ hơn.
-
-
Môn đồ Diệp Vấn – 10/01/2016
Anh mới bổ sung thêm một ý rất quan trọng ở phần Cổ tay. Nó phải luôn tuân thủ nguyên tắc chiếm trung lộ.
-
Phi Nhat – 10/01/2016
Em chưa hiểu về cách thở trong tiểu niệm lắm. Anh có thể hướng dẫn chi tiết hơn dc ko
-
Bình Vịnh Xuân – 10/01/2016
Cái đó anh có nói ở bên trên phần Nội công. Em đã đọc chưa?
-
-
-
Hoant – 12/01/2016
Cho e hỏi: khi ra 1 đấm vào đối phươg thì thời điểm đó là: thở hắt ra để tăng khí lực, nín thở hay hít vào v ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 13/01/2016
Khi đỡ và đấm đều không liên quan tới hơi thở. Phổi hoạt động riêng. Miệng đang nói tay vẫn đấm chết người.
-
-
Hoant – 12/01/2016
Thầy có thể bổ xung thêm phần như là: thời gian nào nên tập TNĐ, sau khi ăn bao lâu thì tập đc, ngày nên tập bao lần, sáng,trưa,chiều,tối. Mới tập thì nên tập TND kết thúc trog bao phút ạ? Vì TND có liên quan chút ít tới nội công, như e tim hiểu thì bài quyền nào lq đến nội công nên cẩn thận về time, cần phải từ từ để cơ thể có thể thích ứng dần, tùy ng yếu khỏe # nhau mà tập bao phút đúg ko ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 13/01/2016
Thời gian tập:
- Sáng dạy khởi động kỹ rồi tập liền. Chỉ tầm 10p thôi…
- Chiều tầm 5 rưỡi tập 1 lần nữa, vì lúc đó cơ thể muốn cử động.
- Trong ngày tập bất kỳ lúc nào, tách cách động tác ra mà tập chứ không tập nguyên 1 bài.
Thời lượng tập:
- Người mới tập nên tập tầm 15p là tối đa vì chân còn chưa khoẻ.
- Tăng dần thời gian lên theo khả năng đứng được của chân.
- Nhưng tối đa 30p thôi vì thời gian còn phải làm việc khác có ích cho gia đình và xã hội nữa.
Nội công:
- Không liên quan gì tới chuyện ăn uống, vì lúc giao chiến chắc đối thủ nó không hỏi mình đã no chưa để nó chờ mình xuôi cơm đâu 😉
- Đừng quá quan trọng hoá vấn đề. Bạn sẽ không làm được gì nếu cứ ngồi sợ bị thế này thế kia. Cứ làm đi rồi sẽ tự thấy hiệu quả của nó.
Lưu ý:
- Thời gian đầu nên tập đúng từng phân khúc một rồi mới ghép thành 1 bài.
- Đừng quá yêu cầu tuyệt đối. Chỉ cần giống thôi là ghép bài và luyện cả bài thì mới nhuyễn được.
-
-
Hoant – 12/01/2016
Trước khi tập TNĐ có phải khởi động trc ko ạ? Vd như sáng ngủ dậy. Trog ngày cứ tiện lúc nào là tập bài quyền này đc k ạ? Các bài nội công e thấy thường phải khởi động trc khi tập mới an toàn đúg k thầy?
-
Bình Vịnh Xuân – 13/01/2016
Trong bất kỳ thời điểm nào trước khi tập bài quyền đều cần phải khởi động không nhiều thì ít. Ít nhất là phải vặn cột sống và gập chân cho nó giãn ra vì 2 bộ phận đó không chuyển động. Còn tay thì ít thôi vì bản chất Tiểu Niệm nó cũng vặn các khớp rồi.
-
-
Hoant – 13/01/2016
E cảm ơn thầy ạ. Thầy có thể chỉ jup e ở phần thứ 4 trog ca quyết Tiêu Niệm Đầu e xem of các sưfu, như sưfu Diệp Vấn thì: phần này đc thực hiện rất chậm, chậm hon hẳn các động tác #. Vậy là có điều j nằm trong sự vc này ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 14/01/2016
Trước tiên tôi rất hoan nghênh và tuyên dương trường hợp của bạn. Tôi ao ước các bạn khác cũng hỏi nhiều như bạn vì như vậy là 1) có học bài, 2) hỏi thì có câu trả lời và mọi người cùng biết, 3) tôi cũng bổ sung thêm cho bài viết của chính mình. Chân thành cảm ơn bạn.
Riêng về phần 4 có lẽ là đủ để tôi viết riêng 1 bài, nhưng có lẽ cũng có thể so lược ở đây. Nó giúp rèn luyện những thứ sau:
- Tinh thần, ý chí bình tĩnh, từ từ.
- Sự chuẩn xác của các khớp trên trung tâm tuyến. Nếu đúng (hay sai nhất là cái cùi trỏ) thì cho dù đối phương có nhanh gấp 10 lần mình hay khoẻ gấp 2 lần cũng không xâm phạm được.
- Rèn luyện nhất thốn kình. Mỗi 1 cm di chuyển là không có gì cản nổi. Nếu bạn dùng tay còn lại giữ chặt tay đánh thì nó vẫn cứ đánh, không thể cản được. Bất kỳ điểm nào ta chạm vào đối thụ đều khiến họ gục ngã.
- Hiểu biết tầm quan trọng của Than, Khuyên, Hộ, Phục là nhất trong tất cả các thế đỡ.
- Điều tiết khí huyết và (vận khí) để chuẩn bị cho những đoạn tiếp theo.
Lưu ý: Do tôi có gộp chung vào 4 do đánh cùng 1 bên tay, chứ đoạn Trắc chưởng, Chánh chưởng là 1 phần sau, và đó là lúc tốc độ đã thay đổi. Ngụ ý ở đây: Đỡ thì chậm, nhưng đánh phải nhanh. Đương nhiên thời gian đầu khi tập thì bạn nên đánh chậm thôi để cho quen, sau đó thì phải nhanh dần lên ở những đoạn sau 4.
Một lần nữa, cám ơn bạn thêm vì đây là 1 câu hỏi quá quan trọng trong bài này.
-
-
Hoant – 13/01/2016
Thầy có nói là đánh bài TNĐ lên đến 30phut. Nhưng e thấy bài quyền này mất khoag 5p là ket thuc. Vậy thì tập 30p là mình đánh cả bài với 1 tốc độ thật chậm. Or là đánh hết bài rôi lại đánh lại, vị chi đáh 6 lần là đủ 30p ạ? Cám ơn thầy
-
Bình Vịnh Xuân – 14/01/2016
Cả 2 cách tập của bạn nên trên đều đúng. Tập đi tập lại 6 lần cũng là 1 cách để bạn ghi nhớ 6 lần. Nhưng trên thực tế thì tập chậm 1 bài trong 30 phút sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, vì nó giúp cơ thể bạn thư giãn và ghi nhớ từng cm di chuyển của các động tác. Bạn lưu ý, do có thốn kình nên cái 1cm di chuyển đó nó quan trọng lắm.
Theo tôi thì như này sẽ phù hợp hơn:
- buổi sáng thì bạn nên tập chậm 15->30p 1 bài thôi, cho thư thái để 1 ngày làm việc và học tập hiệu quả.
- buổi chiều thì bạn nên tập nhanh và lặp lại, để cho cơ bắp được hoạt động nhiều hơn coi như thay cho một bài tập thể lực.
Với cách tập nêu trên thì tôi nghĩ bạn sẽ rèn được cả thể chất lẫn tinh thần, có hợp lý không?
Nhưng nếu bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian cho buổi sáng thì nên tập 1 lần 5p thôi, rồi làm việc khác, sau đó buổi chiều hoặc tối trước khi đi ngủ bạn tập 1 lần chậm. Còn buổi chiều tối rảnh hơn thì tập nhiều lượt hoặc thêm các bài tập khác.
-
-
Bình Vịnh Xuân – 14/01/2016
Anh vừa sửa lại ca quyết cho phù hơp với video hướng dẫn và đổi 1 số từ sang tiếng Việt. Các bạn mới tập nên tập theo hình vừa tập vừa đọc ca quyết cho nó chuẩn vào. Độ chính xác tạm thời là 98%… nếu có gì sai sót mong mọi người góp ý.
-
Hoant – 14/01/2016
Dành cho các bạn ưa thik VXQ là tân binh như mìh ,mà lại chưa rõ địh hướng qt tập bắt đầu từ đâu thì vui lòg vào Youtube tìm: Chu shong Tin evolution of his teaching. (Sufu ChushongTin là đệ tử Đại sưfu Diệp Vấn nh). Video này sẽ cho bạn biết vc tập Tiểu Niệm là vc đầu tiên fai làm khi đến vs VX. Phụ đề eng. Xem xog thì miễn lăn tăn là nên bắt đầu từ đâu nh.
-
Bình Vịnh Xuân – 14/01/2016
Cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin về video này: https://www.youtube.com/watch?v=5ySHbKOQLys
Anh cũng rất hay xem video của sư phụ Chu Shong Tin, người có biệt danh là Vua của Tiểu Niệm Đầu. Sư phụ Tin đã mất tới 30 năm dạy Chi Sao để đúc kết được cuối cùng bài học mà ông cần dạy là Tiểu Niệm Đầu chứ không phải là Chi Sao.
Và đó cũng chính là lý do anh đã không quá quan trọng hoá Niêm Thủ, mà dạy cho cho các em cho tới khi thành thạo Tiểu Niệm rồi mới tới các kỹ thuật khác. Vì sao? Vì bản thân anh cũng đã mất vài năm với Niêm Thủ và kết quả chỉ là sự bại trận bởi vì áp dụng sai kỹ thuật. Anh rất mong các em cũng đủ kiên nhẫn và theo đuổi chương trình đúng của website như trong trang Tự học để không phụ lòng mong đợi của anh.
-
-
Hoant – 14/01/2016
Bên cạnh đó các bạn tìm video of đại sư phụ Diệp Vấn nh. Xem để học v tỏ lòg thành kính vs 1 trưởng môn VX (hongkong), 1ng dc gọi là nhất đại tôn sư. Và đặc biệt người là sư tổ VX VN: Đại sư phụ Tế Công. Ra hàng và mua quyển: quyền sư. (Tác giả:Trần việt Trung). Sách hay lắm đó. Nên muốn giơí thiệu ae. Mình mua 2014. Thỉh thoảng vẫn lấy ra xem. Có thể coi là 1 khía cạnh làm hành trang để sống. Trọn đời đẹp đạo..
-
Hoant – 14/01/2016
Thầy giải thik jup e là trog bài TNĐ lại luôn là tả trước, hữu sau ạ? ( như Nhật tự xug quyền cũng đấm tay trái trc)
-
Bình Vịnh Xuân – 14/01/2016
Có nhiều cách lý giải lắm, nhưng đại loại là có những cái lợi sau.
- Tay trái gần tim hơn nên sẽ tốt cho hệ tuần hoàn nếu bạn đánh trái trước.
- Tay trái cũng linh hoạt hơn và thường dùng để đỡ. Những người giỏi nghệ thuật thường thuận tay trái. Thống kê những tai nạn gây thương tích đều do ngã về bên phải, nhưng ngã về bên trái thì lại ko bị sao.
- Quy luật trái => phải trong cuộc sống hàng ngày… bạn có bao giờ đọc “phải trái” chưa? Viết chữ cũng thế, vẽ cũng thế, đọc cũng thế….
- Tay trái cứng đầu hơn tay phải. Trên thực tế thì nếu dạy được tay trái thì tay phải cũng đã học xong rồi vì nó thông minh hơn 🙂 Nhưng nếu ngược lại thì bạn phải dạy lại tay trái của mình, mất công chưa?
- Lên võ đài cũng như thế, tay trái đưa ra trước để doạ, tay phải mới là tay kết thúc.
Và rất nhiều nữa, bạn hãy tự lý giải và bổ sung giúp Bình nhé. Thank you!
-
nguyễn Tuấn anh – 26/01/2016
Câu hỏi này e cũng xin đóng ghóp một chút ý kiến, đó là theo tài liệu em được đọc qua(trên một trang nào đó e không nhớ) và thầy em cũng dạy tập tay phải trước tay trái vì liên quan đến khí huyết, chính vì tay trái gần tim nên tập tay phải trước rồi mới tập tay trái thì sẽ tốt hơn.
-
Bình Vịnh Xuân – 26/01/2016
Cám ơn bạn Tuấn Anh đã đóng góp ý kiến, mặc dù là trái chiều. Anh ở bên TQ một thời gian và quy tắc Trái => Phải nó cũng ăn sâu vào máu anh rồi. Bản thân Nghiêm Vịnh Xuân (trong phim), Diệp Vấn, Diệp Chuẩn (con trai Diệp Vấn), Hoàng Thuần Lương (video trên trang này).
Bạn thử kiểm chứng xem sư phụ của bạn là đời thứ mấy và dòng VX nào? Nếu bạn nào giữ ý kiến của mình để tập Phải => Trái thì các có thể cố thủ với tư duy đó. Không ai cấm sự khác biệt đó nhưng kết quả sau nhiều năm luyện tập sẽ ra sao thì bạn là người tự quyết định và chịu trách nhiệm với bản thân.
Xin lưu ý hết sức: VXQ tiêu đả đồng thời, nhưng là đỡ trước đánh sau. Nếu bạn tập dùng tay phải trước nghĩa là tay phải bạn sẽ đớ, tay trái sẽ tấn công. Mạnh hay yếu hơn thì bạn tự thử nghiệm sẽ rõ.
Còn nữa, khi bạn ngã xuống đất, tay nào sẽ đưa ra đỡ bạn đầu tiên?
-
Nguyễn Tuấn Anh – 27/01/2016
Vâng, em đã thử và sẽ sửa theo thứ tự trái>phải. Trong phần kiểm chứng anh có nói sử dụng mộc nhân để kiểm tra xem tập đúng kỹ thuật chưa, em vẫn chưa hiểu rõ cách dùng mộc nhân để biết mình đánh đúng hay sai, mong anh giải thích giúp em ak.
-
minhduc – 07/02/2016
Thưa thầy em có vài chuyện muốn hỏi trước khi bắt đầu tập bài Tiểu niệm đầu:
1. Thầy có thể gợi ý cho em chỗ nào ở trong TPHCM (gần Bình Thạnh càng tốt ạ) hay làm cây mộc nhân của HK không ạ? Nếu chỉ cần ra tiệm gỗ bình thường thì mình phải nói thế nào để người ta là đúng ạ? Giá tiền khoảng bao nhiêu hả thầy (con còn là sinh viên :D)?
2. Như bạn Hoant có hỏi, thầy nói nên dùng mộc nhân để có thể tự kiểm tra mình. Thầy có thể nói chi tiết hơn về chuyện này không ạ?
3. Nếu con không có thời gian lẫn tài chính để có thể tập thường xuyên thì liệu có thể có ai đó dành chút thời gian để đánh giá lại sau hàng tháng hoặc vài tháng tập luyện? Vì con sợ tự tập có thể sai cơ bản ảnh hưởng đến sau này.
-
-
-
-
Hoant – 22/01/2016
E ko hiểu lắm từ “khóa khớp”. Có phải trừ tay v khớp tay ở bả vai ra là hoạt động. Còn tất cả các khớp khác (như: chân, hông,lưng, cổ…) thì cố định là khóa khớp đúng k ạ? Thầy giải thik jup e ạ
-
Bình Vịnh Xuân – 23/01/2016
Khoá khớp là vị trí giống như bạn nói… chỉ khác một chút khoá toàn bộ các vị trí nối từ đất lên tới tận điểm phát lực. Có nghĩa là mỗi một cử động nhỏ đều là 1 cử động đã khoá… giống đi đường 1 chiều vậy.
Khoá ở đây không nghĩa là cứng đơ, mà là từ hướng đối thủ tới mình không thể đẩy vào được, mà từ hướng mình đưa ra nó mạnh đối thủ không thể cản được (trừ khi họ cũng khoá được khớp).
Bài học khoá khớp bạn phải tự làm. Tự đưa tay ra, tự lấy tay còn lại kéo về/trái/phải/lên/xuống…. Nếu kéo được thì chưa khoá khớp đúng. Nếu kéo về ko được mà cái tay đánh đó không thấy mệt mỏi gì thì mới đúng.
Cách học khoá khớp vô cùng hiệu quả là đánh vào tường. Nếu đấm/chưởng/hộ/phục/v.v… vào tường bạn không bật ngược ra thì là đúng. Nhớ kê thêm gối hoặc áo vào để tránh gây tổn thương tay. Hãy biến bức tường thành cái trống.
Để khoá được khớp thì bạn phải ý niệm buông lỏng cơ bắp ra, chỉ sử dụng góc độ của các khớp của mình. Tính bằng góc độ duỗi/co, chéo lên/xuống… xoắn cổ tay về phía nào. 18 thủ pháp mỗi cái có một vị trí khoá khớp của riêng nó, để học online bạn sẽ cần phải học theo hướng dẫn trên để tự khám phá… Đương nhiên mỗi bài đó tôi sẽ thêm phần thông tin quý báu này vào.
Chúc bạn học được thật nhiều và kỹ lưỡng.
-
-
Hoant – 23/01/2016
Cảm ơn thầy ạ. Vậy thì khóa khớp nhìn chung chính là vc thực hiện chính xác các động tác theo đúng yêu cầu đúng khog ạ? Cơ gân buông lỏng mà mạnh mẽ, phần khớp cố định mà thoải mái, phần khớp dịch chuyển mà chính xác chắc chắn đúng k ạ?
Như vậy thì như sự suy luận of e thì trog trường hợp như sau: A xuống tấn Kiềm Dương để B đá vào thân mà B bị bật ngược trở lại thì có 2 vấn đề of A là:
1- Nội công: A có nội công để chịu đc cú đá of B mà ko dẫn đến chấn thương.
2- Khóa khớp: B bị bật ngược trở lại do A thành thạo tấn pháp với động thái là khóa khớp mà bị dội ngược trở lại. Như là B đá vào tường.
Ý of e là sự việc bị BẬT NGƯỢC lại là do 1 thế tấn vững trãi dựa trên vc ‘khóa khớp’ đúng k ạ? Hay còn có lý do #nữa ạ?
Thầy có thể phân tích diễn giải sự vc, diễn biến, lý do, tại sao…của ví dụ AB trên jup e hiểu sâu hơn đc k ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 23/01/2016
Thật may mắn cho bạn là vì tôi đã luyện được giống A và tôi đã dạy cho các bạn sinh viên mới tập được buổi đầu cũng làm được như thế. Cái từ “Nội công” tôi dùng có mang chút mỉa mai. Bởi vị thực sự thì “Lực do địa khởi” cho nên nó là lực của Mặt đất chứ không phải lực do A tạo ra.
A mượn sự vững chắt của đất, nối liền và tự biến mình thành cái đe. B là cái búa. Tự bản thân cái búa đập vào cái đe phải bị dội ngược lại là điều hiển nhiên.
Còn phần A chịu được B mà không đau hoặc đau ít thì phần nhỏ là do sức chịu đực, nhưng phần lớn là do góc độ và điểm chạm. Thường khi tập thành công thì điểm chạm sẽ là những bó cơ chắc chắn, và ở một góc độ trượt đi hoặc nẩy lại, dẫn đến không bị sát thương. Bạn cứ thử lấy cái lốp xe (bó gân cơ) chặt vào xem có bị nảy lại như nào, thì rèn luyện cơ bắp bạn dần sẽ đạt được điều đó. Chính vì thế VXQ rèn luyện góc độ là chính chứ ko phải là cơ bắp.
===> Việc suy luận của bạn hoàn toàn đúng. Việc khoá khớp ở trạng thái lỏng cơ đã tạo ra một cơ cấu vững chắc chuyển hoá lực xuống đất và ngược lại. Nguyên tắc mượn lực… nếu ko mượn của đối phương thì mượn từ đất 😉
Và như vậy bạn chắc chắn sẽ làm được điều đó chứ đừng chờ 10 năm để có “nội công”. Chúc mừng bạn!
-
-
Hoant – 24/01/2016
Cám ơn thầy. Vậy là như lời giải thik of thầy thì sức chịu đòn đơn giản là nằm ở sự rắn chắc of cơ bắp, như vậy là ngoại công (điều này thì quá chuẩn r).
Vậy tập nội công sẽ jup ta ở điều j ạ? ( điều hòa huyết áp, nhịp tim, tăng cường sự dai sức….??). E xem chương trình VXQ trên VTV nói về VXVN of Thầy Ng. Ngọc Nội thì thầy nói rằng lúc tập luyện với học trò thầy để cho học trò thoải mái phát lực vào người mà ko tránh né or chọn góc độ or điểm chạm, để kiểm tra học trò of mình. Thầy Nội nói nội công để chịu đòn, nội lực là để phát lực đánh .
Như v là với 1 bạn mới tập có thể chịu đc 1cú đá như thầy nói ở trên là chủ yếu dựa vào cơ bắp v kỹ thuật là ok, or như thầy có nói là thầy có thể chịu đc cú đá vào bất cứ nơi nào ( lực trung bình) ( hình như trong phần tấn kiềm dương). Vậy vc đứng tấn 1 chỗ k hề di chuyển, tránh né, chọn góc độ để đối phương đá hết sức vào thân ( như vc bị đá thẳng vào mỏ ác chẳng hạn, với tính chất là dọa đối phương, ko cần giao đấu mà vẫn đẩy lùi đc địch (trích tác phẩm nói về cụ Tế Công)). Thầy giải thik jup e hiểu hơn a?
-
Bình Vịnh Xuân – 24/01/2016
Cũng có thể do bản thân tôi tập nhiều nên có chút “nội công” gì đó mà tôi không biết, vì các bạn học đá đánh lực trung bình thì cảm thấy rất thoải mái. Mặc dù thế xin mạn phép miễn bàn về nội công của các bậc tiền bối khác.
Vấn đề là mọi người phức tạp hoá nó bằng từ “nội công” và “ngoại công”. Khi đúng tấn và khoá khớp rồi thì lực nhận được gần bằng 0, nên cho dù đối thủ có cố đến mấy thì ta cũng có thực sự nhận lực đầu mà dùng tới nội công.
Với tôi nội công là sử dụng tối đa lượng Oxy có trong không khí để đạt được tối đa năng lượng cho từng tế bào của cơ thể. Có lẽ bạn sẽ cần hỏi vào mục hỏi đáp vì trang này đầy rồi 🙂
-
-
Hoant – 24/01/2016
Trong phần nội công of bài TNĐ này. Thầy có nói là: tập 30p tiểu niệm đầu cũng là bài thiền động tăng 30p tập nội công. Trong lúc tập chú ý đến hơi thở. Và trong phần hỏi đáp Thầy trả lời câu hỏi về hơi thở lúc tập là 1phut/1nhip ( 30s hít vào,30s thở ra).
Như vậy thì tùy theo sức khỏe mỗi ng, nhưng theo cá nhân e là ng mới tập thì 1p/1nhịp là bất khả thi thầy ạ. Or 1p/2nhịp cũng khó. (15s hít vào, 15s thở ra cũng khó) vì mới tập tấn chưa quen nên dễ mệt mà thở như v thì chưa làm đc. Nên e cố gắng thở tự nhiên nhưng hơi sâu hơn tý
Thầy có thể chỉ cho e cũg như các bạn mới khác cách thở phù hợp hơn đc k ạ?
Mới đầu nên thở ntn? Quy trình tăng lên theo các bước ntn?
Sao lại hít vào 30s, thở ra 30s mà k có nhịp ngưng sao thầy? ( VD như 6s hít, 6s ngưng, 6s thở ra, 6s ngưng)
-
Bình Vịnh Xuân – 24/01/2016
Khi luyện quyền không được ngưng thở. Vì làm như vậy gây bản thân căng thẳng. Nó là thói quen xấu sẽ mất đi Oxy dẫn đến căng cứng cơ bắp. Đánh được 1 hồi sẽ phải tự gục thì làm sao đánh nhau lâu bền.
Mấu chốt của vấn đề là thở bụng. Bình thường thở ngực nên có nhiều nhược điểm mà chỉ có thở bụng mới giải quyết được.
Điều quan trọng là thở đều và không ra tiếng để điều hoà khí huyết đều đặn. Việc thở chậm giúp cho não tập trung điện năng của nó vào việc điều khiển cơ bắp thay cho điều khiển tim và phổi. Ý niệm sẽ được tập trung vào phần gân quan trọng để điều khiển từng động tác. Không những thế khi bịt mắt đánh nhau thì đối thủ không thể nghe được ý định của mình.
Bạn nào mới tập cố gắng tăng dần từ 10/10s hít/thở. Làm chậm dần bao giờ tới 30/30 thì đã khá ổn.
Để đạt điều này thì nên tập bổ trợ các bài Yoga. Tôi tập Yoga hàng ngày nên có chút khác người 🙂
-
Hoant – 24/01/2016
Cảm ơn Thầy nhiều ạ. Sự diễn giải of Thầy đã giải quyết rất nhiều những băn khoăn of em
-
-
-
Hoant – 24/01/2016
Có 1 câu hỏi mà e băn khoăn từ lâu là về nội công, nhiều lần định hỏi nhưng bản thân thấy ngại. Nay qua tìm hiểu đc biết Thầy đã từng học võ cổ truyền, vovinam, thái cực quyền v VXQ. Vậy từ sự hiểu biết, trải nghiệm của bản thân Thầy , Thâỳ có thể trả lời jup e hiểu…
(nội dung bao gồm 6 câu hỏi)
-
Bình Vịnh Xuân – 24/01/2016
Nội dung đã được chuyển sang mục hỏi đáp Nội công là gì?
-
-
Minh – 27/01/2016
Thầy cho e hỏi xíu ạ, đứng tấn kiềm dương thì 2 mũi bàn chân chếch vào trong tạo thành tam giác vuông cân, thì góc nào là góc 60 độ ạ? E cảm ơn ạ!
-
Bình Vịnh Xuân – 27/01/2016
Nó là tam giác đều nhé bạn, nên bạn đo kiểu gì nó cũng thành 60 độ. Nối 2 gót với nhau thì bàn chân thành 60 độ. Nối 2 trục bàn chân với nhau cũng thành 60 độ.
-
Minh – 27/01/2016
Dạ vâng, do thấy thầy nói là tam giác vuông cân nên e lại nghĩ nhầm trục 2 bàn chân tạo góc 90 độ. E cảm ơn thầy!
-
Bình Vịnh Xuân – 27/01/2016
À cái đó mình ghi có chút nhầm, là tam giác đều. Đã sửa lại.
-
-
-
-
Vũ Đại – 28/01/2016
Xem Diệp Chuẩn và Diệp Vấn đánh thì giao thoat bát thủ tay trái trên tay phải còn Hoàng Thuần Lương đánh thì tay phải nằm trên tay trái. Mình thây Hoàng Thuần Lương cũng bỏ qua một số động tác than thủ theo ca quyết nguyên bản.
-
Bình Vịnh Xuân – 29/01/2016
Cảm ơn Vũ Đại. Mắt bạn khá tinh tế. Mình ghi nhận là Hoàng Thuần Lương có một số khác biệt như lời bạn nói. Cộng thêm là đoạn cuối ông có đánh 4 cú đấm, đúng ra nó là tam tinh truỳ nên là 3 hoặc 6 thì sẽ dễ luyện hơn. Tuy nhiên video do Hoàng Thuần Lương lại có thêm một đoạn Than -> Chẩm rất quan trọng khi chiến đấu nên học theo.
-
-
Minh – 03/02/2016
Thưa thầy em em còn thắc mắc 1 tí ở đoạn 8,9,10,11 ở cuối mỗi đoạn đều có Khuyên thủ nhưng sao trong ca quyết lại không có ạ, e cảm ơn thầy!
-
Tâm Lê Minh – 11/02/2016
6 Cặp Lan thủ (trái đè phải), Phất thủ, cặp Lan thủ (phải đè trái), song Chẩm thủ, song Than thủ, song Truất thủ, Tiêu chỉ thủ
7 Trường kiều Án thủ, song Đề thủ, thu quyền
Mình không hiểu rõ về hình và ý của “Song Truất thủ” cũng như “Song Đề thủ”, xin được chỉ dẫn thêm! 🙂
-
Bình Vịnh Xuân – 12/02/2016
Truất thủ (Jut sau): Đặt bàn tay nằm lên cẳng tay đối thủ. Kéo nhẹ cẳng tay đối thủ về phía dưới để thấp hơn ngực mình, rồi bất thình lình tấn công bằng Tiêu Chỉ thủ.
Đề Thủ (Tie sau): giống phục thủ nhưng các ngón tay chĩa xuống đất. Dùng để gạt má trong của tay đối thủ ở tầm cao. Đòn này cũng đồng thời có thể dùng lưng cổ tay đánh bay hàm đối thủ. Thường được thực hiện sau khi dùng Trường Kiều An Thủ đỡ thấp phần ngang bụng.
Từ Song đơn giản là 2 tay thực hiện cùng lúc song song nhau. Các đòn này tuy có thể đánh tách riêng nhưng vì thực chiến hiệu quả cao hơn khi thực hiện chống lại các đòn 2 tay như túm, nắm, bóp cổ, vì thể mà tập Tiểu Niệm chúng cũng được dùng 2 tay.
-
Tâm – 17/02/2016
Rất cảm ơn phần giải thích rõ ràng của bạn! Khi nào tập thành thục rồi có lẽ mình sẽ quay video lại post lên Facebook page để nhờ bạn chỉ dẫn thêm! 🙂
-
-
-
Cong minh – 16/02/2016
Thưa anh , minh cần học thuộc các động tác thủ rồi mới học bài quyền phải không ?
-
Bình Vịnh Xuân – 16/02/2016
Học thật kỹ từng động tác rồi mới ghép thành từng đoạn ngắn, rồi mới thành cả bài quyền. Xem trong trang Tự học Vịnh Xuân Quyền trước.
-
-
van binh – 19/02/2016
anh oi cho em hoi gio moi tap thi phai tap gi chuoc vay
-
Bình Vịnh Xuân – 19/02/2016
Em xem trình tự ở đây: tự học Vịnh Xuân Quyền.
-
-
Hoan – 20/02/2016
wom cảm ơn thầy nhiều sau 2 ngày em đã nghiên cứu trọn vẹn thành công bài than thủ
-
Bình Vịnh Xuân – 20/02/2016
Chúc mừng Hoan. Cảm nhận thế nào? Em có thể comment vào bài Than thủ để chia sẻ với các bạn khác được chứ.
-
-
Đức – 20/02/2016
Rated 5 out of 5dạ thưa anh em mới tập nhưng lúc đưa tay ra có cần phải cứng tay không hay cứ thả lỏng vị dụ là than thủ ấy ạ
-
Bình Vịnh Xuân – 20/02/2016
Lúc đầu chưa quen được phép cứng tay. Khi đã quen hoặc là có khái niệm về lỏng mềm rồi thì thả lỏng tay ra. Càng về sau càng buông lỏng. Càng lỏng thì nội công càng mạnh.
-
-
viet – 20/02/2016
anh co hinh anh (khong fai video) cho tung dong tac cua bai tieu niem dau khong, tap theo nhung van chua chuan
cam on anh nhieu
-
Bình Vịnh Xuân – 20/02/2016
Chúng nằm trong phần Thủ pháp đấy em. Ở phần ca quyết có liên kết tới các thủ pháp anh đã đăng. Còn một vài cái anh chưa có thời gian đăng.
-
-
viet – 21/02/2016
cứ luyen va on theo video 1 2 3 của anh hướng dẫn tiểu niệm đầu hả anh
-
Bình Vịnh Xuân – 21/02/2016
Anh cứ tập dần theo lời thiệu (quyết ca) và video là được. Đoạn 3 liên quan tới Nhật Tự Xung Quyền hơi khó, anh có thể tạm bỏ qua để tập đoạn 4 trước.
-
viet – 22/02/2016
Ca tiểu niệm đầu có 12 bước, tập được 4 bước rồi, nhưng bước 5-12 anh có hình ảnh không, vì xem video nhanh khó theo và đúng quá. Có hình ảnh a gửi cho Việt nhé, để tập trọn bài
Cảm ơn anh
-
Bình Vịnh Xuân – 22/02/2016
Cái đó anh xem trên video này khá là chậm: https://www.youtube.com/playlist?list=PL-31zl-HpATU7587EkjcYj96PL4hJWIBI
-
-
-
-
Đức – 22/02/2016
thoát thủ em ko rõ a chỉ e vs dc k
-
Bình Vịnh Xuân – 22/02/2016
Thoát thủ là đoạn gần cuối, trước khi đấm liên hoàn. Em dùng tay trái Canh thủ, chặt cạnh bàn tay chéo về phía bụng đối thủ và tay phải Cổn thủ cuộn tay từ úp thành ngửa, rồi đổi tay. Làm mỗi tay 2 lần = 4 lần.
-
-
Bình Vịnh Xuân – 22/02/2016
Do video của Hoàng Thuần Lương khá cũ và khó nhìn mặc dù cùi trỏ của ông rất tốt, vì thế anh đã bổ sung 1 video của Albert Chong vào vì cái này dễ coi hơn, phù hợp cho các bạn mới tập. Chúc các bạn tập luyện thành công.
Trong lúc luyện tập các bạn nhớ tự quay video lại và đăng vào phần Hỏi Đáp hoặc nhóm Facebook để anh chấm điểm và điều chỉnh cho.
-
nguyễn – 29/03/2016
Thưa anh, em mới tập đứng tấn Kiềm Dương có thể >10p nhưng chỉ duy đầu gối rất mỏi. em muốn hỏi liệu có phải em tập sai không. Với lại anh chỉ em cách tập phát lưc đấm với
-
Bình Vịnh Xuân – 01/04/2016
Mới tập mà đứng 10p là nhiều quá. Giảm thời lượng và tăng lần tập thì sẽ tốt hơn.
-
-
Vi Tam – 02/04/2016
vai kéo ra sau hết cỡ luôn hả anh
-
Bình Vịnh Xuân – 03/04/2016
Không em. Vai chỉ trùng xuống tự nhiên thôi.
-
-
Cao Hiếu – 06/04/2016
Tại sao anh không học theo Diệp Vấn ở đoạn 2 như trong video anh đã đăng ạ? Vì em thấy trang wed nàu là Tự học VXQHK Diệp Vấn mà.
-
Cao Hiếu – 06/04/2016
Xin lỗi anh, em chưa đọc kĩ dòng “Giao thoa than thủ” có gạch ngang
-
-
Cao Hiếu – 06/04/2016
Em tập than thủ quen rồi vậy tay em các ngón tay chụm lại và song song, ngón cái gập lại có được không ạ? Em thấy các ngón tay của anh xòe ra.
-
Bình Vịnh Xuân – 06/04/2016
Tay em chụm lại và song song là đúng vì hiện tại em đang tập lực tại bàn tay. Dần khi em tập lực ở cổ tay, rồi cùi trỏ, vai, xuống dưới về gốc của lực thì phần trên sẽ tự buông lỏng ra. Khi anh quay video anh đang dùng lực tại cổ tay nên các ngón tay không còn căng cứng nữa. Cấp độ sẽ tăng dần, em không cần vội vì rồi nó cũng sẽ về một đích 😉
-
-
Vi Tam – 07/04/2016
Vậy khi ra đòn và thâu quyền vai đều k chuyển động mà phải giữ nguyên ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 07/04/2016
Đúng rồi. Chuẩn thì phải giữ nguyên.
-
-
CaoHieu – 07/04/2016
Tập nhật tự xung quyền ở tiểu niệm đầu có cần tập phát kình lực hay chỉ đấm như vậy là được ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 07/04/2016
Đương nhiên cần tập phát kình lực rồi em, nhưng phải biết dừng lại đúng lúc (cẳng tay tối đa 180 độ) và kình tầm 1/10 thôi chứ ko phải 10/10 nhé.
-
-
thang – 09/04/2016
anh cho em hỏi hit thở khi tập tiểu niệm chỉ đơn giản là hít vào thở ra bằng bụng thôi hay cần phải tìm cách dẫn khí đến chỗ này chỗ kia vậy?? trước giờ em thở bằng vòng tiểu chu thiên khi tập và thấy có gì đó không ổn như đản trung hơi nhói, điểm giữa 2 chân mày ê ê khi thở ra, xin anh chỉ giáo thêm ạ
-
Chiến Lê Tiến – 10/04/2016
Chào bạn. Thực ra việc hít thở nó không quá phức tạp là bạn phải tập trung dẫn khí đến chỗ này hay chỗ kia, khi bạn tập thở đúng phương pháp tự khắc bạn có thể tự dẫn khí được đến các huyệt đạo. Cái này bạn có thể tự cảm nhận được một cách rõ ràng. Còn về vòng tiểu chu thì mình không có nhiều kiến thức lắm nên chưa thể chỉ cho bạn được, tuy nhiên theo mình thấy nếu bạn tập thở mà cảm thấy khó chịu hay nhói quá thì bạn nên xem xét lại phương pháp tập của mình. Lúc tập bạn có cảm giác thỏa mái, dễ chịu, tĩnh tâm thì việc tập thở mới có ích cho mình được. Cụ thể hơn bọn có thể đọc bài viết của một bạn trong nhóm mình đã viết. Thân. https://www.facebook.com/groups/vinhxuanhk/permalink/1788252148061075/
-
-
Phạm – 24/04/2016
– Thầy cho em hỏi trước khi tập bài tiểu niệm đầu thì mình chỉ cần tấn kiềm dương và than thủ cho thành thạo thôi ạ ? Có cần tập các thủ pháp khác không ?
– Với trong bài tiểu niệm đầu mình có thể thay thế than thủ duỗi bằng than thủ xoắn được không ạ ? Mong thầy trả lời giúp em cảm ơn !
-
Chiến Lê Tiến – 25/04/2016
Chào bạn. Đây là một câu hỏi khá hay mình xin phép trả lời như sau: – Đứng tấn nhị tự kiềm dương và than thủ nhất định phải chắc chắn và đúng trước, còn các thủ pháp riêng mình khuyến khích bạn tập thêm Hộ thủ, Phục thủ, Bàng thủ nhé bạn. Sau đó bạn có thể bắt đầu tập TNĐ, một số thủ pháp khác có thể bạn chưa đúng nhưng ít nhất bạn có được cái khung là bài TNĐ sau đó mình bắt đầu chỉnh sửa, uốn nắn dần dần như cắt tỉa cái cây vậy. – Mình chưa hiểu than thủ xoắn của bạn như thế nào cả phiền bạn giải thích rõ hơn cho mình nhé. Riêng trong bài TNĐ mình thấy Than thủ ở đoạn 4 là tầm trung (ngang chấn thủy), còn lại là Than thủ cao, tay ngang cổ.
-
Bình Vịnh Xuân – 25/04/2016
Đoạn sô 4 than thủ đưa từ ngực ra. Các đoạn sau đều đưa từ dưới xoắn lên em nhé.
-
Phạm – 25/04/2016
– Cảm ơn thầy !
-
-
-
-
Phạm – 25/04/2016
– Khi vào học bài than thủ em thấy có 2 video hướng dẫn tự học do sư phụ Hoàng Thuần Lương biểu diễn : 1 là than thủ duỗi ( Than thủ mà điểm khởi đầu chính là thế lập tấn. Độ cao cổ tay xuất ra ở trên Chấn thuỷ. Tay Than ngửa ngay từ điểm khởi đầu rồi đưa ra phía trước theo một đường gần thẳng ) và 2 là than thủ xoắn (Than thủ tại vị trí chấn thuỷ hoặc thấp hơn. Tay ta xoắn từ dưới lên tạo thành đường xoắn ốc. Điểm khởi đầu thường thế thủ khác như Hộ thủ, Phục thủ, Chẩm Thủ, v.v… ). Vậy mình có thể thay thế than thủ duỗi bằng than thủ xoắn trong bài TNĐ được không ?ạ
-
Bình Vịnh Xuân – 25/04/2016
Đoạn sô 4 than thủ đưa từ ngực ra. Các đoạn sau đều đưa từ dưới xoắn lên em nhé.
-
Phạm – 25/04/2016
– Cảm ơn thầy !
-
-
-
Phạm – 25/04/2016
– Xin lỗi thầy do máy em lag nên gửi 3 câu trả lời giống nhau mong thầy thông cảm .
-
Tùng – 25/04/2016
Em chào thầy ạ. Thầy hướng dẫn thêm cách thở hay dùng ý khi luyện tập với ạ. và em hỏi quanh khu vực đại học bách khoa hà nội có nơi nào dạy vịnh xuân không ạ.
-
Trần Anh – 04/05/2016
Tập cho tới khi một động tác đều có thốn kình đi kèm thì mới đúng. ? Nghĩa là gì ạ ?
-
Chiến Lê Tiến – 06/05/2016
Anh có thể đọc trong bài nhất thốn quyền để hiểu thêm. Nếu vẫn khó hiểu anh có thể post câu hỏi ở đây hoặc phần hỏi đáp.
-
-
Cao Hiếu – 07/05/2016
Anh có thể nêu sự khác nhau của Chánh chưởng, Thượng lộ hoành chưởng và Hạ lộ hoành chưởng được không ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 10/05/2016
Chánh chưởng là chưởng đứng, còn 2 cái kia là chưởng ngang.
-
-
Phan – 16/05/2016
Anh ơi, có nhiều cách đỡ đòn,mình nên chọn quyền nào cho phù hợp vậy
-
Chiến Lê Tiến – 22/05/2016
Cái này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhiều cách đánh khác nhau nên mình khó khó trả lời chính xác được. Mỗi đòn đỡ có thể bảo vệ từng cửa riêng biệt, than thủ và bàng thủ đỡ 2 cửa trên, chẩm thủ án thủ bàng thấp thì đỡ cửa dưới, v.v
-
-
hai phong – 22/05/2016
xin thầy số điện thoại ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 29/05/2016
Anh không đăng số điện thoại vì sợ spam. Em có thể liên lạc với anh qua đây http://www.facebook.com/2binh/
-
-
nguyễn quang – 23/07/2016
em biến tấu nó đi cho nó hơi giống bản gốc đc ko, mà em ko biết “quát thủ” với “lao thủ” như thế nào cả
-
Bình Vịnh Xuân – 25/07/2016
Tuỳ duyên em ơi. Tập làm sao cho sớm có thành quả là được.
-
-
Thăng – 27/07/2016
TrOng bài ca quyết giao thoa than thủ ko có phải ko ạ ở câu 2 ạ
-
Bình Vịnh Xuân – 01/10/2016
Có cũng được, không có cũng được. Chủ yếu dùng để đánh dấu trung lộ. Vì bản thân cổn thủ dùng được nên bên VXHK thường bỏ qua Giao thoa Than Thủ.
-
-
Thăng – 27/07/2016
TrOng bài ca quyết câu 4 nó ko đc rõ lắm ạ
-
Bình Vịnh Xuân – 01/10/2016
Cụ thể luôn đi em, em hỏi mông lung quá.
-
-
Dam Dong – 04/08/2016
đây là cách mình luyện Tiểu Niệm Đầu theo sự hướng dẫn trên Website
http://vinhxuan.nao.vn/tu-hoc/tieu-niem-dau/
của anh Bình hướng dẫn. Mong mọi người góp ý để mình tiến bộ hơn. XIN CẢM ƠN !!!
https://www.youtube.com/watch?v=Fw0FmW3JWpE
-
Bình Vịnh Xuân – 06/10/2016
À, thì ra em đã học qua bài của anh trước rồi mới quay lại? Tốt lắm.
-
-
Nguyễn – 15/11/2016
Cảm ơn anh nhiều!
-
TUAN – 16/12/2016
anh ơi! Thốn kình là gì ạ? và bài tiểu niệm đầu của Diệp Chuẩn ở đâu ạ?
-
Vũ – 06/01/2017
anh ơi! Cho em hỏi là e thuận tay trái thì vẫn tập như thế hay là phải đổi ngược tay ạ?
-
Bình Vịnh Xuân – 15/01/2017
Vẫn thế em ạ.
-
-
Long – 12/02/2017
Chào anh. Hiện em đang tập Tiểu Niệm Đầu nên em muốn mua Mộc Nhân để luyện, vì Đối Luyện thì em không có điều kiện do bạn bè đều theo học Karate, Taywondo,.. mà tập bằng phương pháp tưởng tượng thì em sợ kết quả thấp. Nhưng em tìm thì thấy mộc nhân có rất nhiều loại, vậy anh có thể góp ý là em nên sử dụng loại Mộc Nhân nào cho phù hợp với bài Tiểu Niệm Đầu cũng như các bài quyền Vịnh Xuân sau này không ạ. Em cảm ơn.
-
Bình Vịnh Xuân – 19/03/2017
Chào bạn. Cẩn thận nhé, chỉ có loại này là ổn cho VXHK: Tiêu chuẩn mộc nhân Hong Kong
-
-
nguyên – 13/06/2017
em mới học nên ko hiểu Án thủ, truất thủ, hoành chưởng, đề thủ, ấn chưởng, phất thủ là gì nên xin được chỉ
-
Bình Vịnh Xuân – 18/06/2017
Chào em. Chắc là ngoài em ra có khá nhiều bạn sẽ thắc mắc như vậy. Đây là lời giải thích của anh:
- Án thủ là chưởng xuống. Ở trong bộ 4 lần ấn xuống và tới trước. Dùng để đỡ đòn chân của đối thủ hoặc các đòn nắm cổ tay, v.v.. ở tầm thấp
- Truất thủ là bàn tay úp đặt lên cổ tay của đối thủ. Triệt tiêu lực của đối thủ trước khi phóng ngón tay tiêu chỉ vào mắt.
- Hoàng chưởng là chưởng ngang, cổ tay ở trong, mũi tay hướng ra ngoài.
- Đề thủ là đánh bằng lưng bàn tay như đầu con hạc húc lên vào cằm, má, thái dương đối thủ.
- Ấn chưởng là chưởng ngược, tay ngửa hẳn, cổ tay ở trên, mũi tay trúc xuống, đánh vào cằm đối thủ.
- Phất thủ là đánh trỏ và cạnh tay sang ngang chếch lên 45 độ, chặt cổ đối thủ.
Có giúp ích được em chứ?
-
Long – 25/07/2017
mặc dù em cũng ko biết những cái này nhưng mà em tập Tiểu Niệm Đầu được hai ngày thì giờ những cái anh nói em đều cảm giác rất quen thuộc,đúng là hiệu quả xuất hiện rồi
-
Bình Vịnh Xuân – 02/08/2017
Rất tuyệt. Vậy nghĩa là em đã là đúng những điều anh hướng dẫn. Chúc mừng em.
-
-
-
Vũ – 14/06/2017
cho em hỏi là lúc tập bài này thì cơ lưng , ngực , cánh tay có phải gồng lên không hay thả lỏng vừa phải , tới lúc tung quyền , thu quyền mới gồng lên
-
Bình Vịnh Xuân – 18/06/2017
Tuỳ vào lúc em nhé. Thời gian đầu nên gồng để tạo cơ gân cho săn chắc… Sau lỏng dần để tập trung vào khí và nội công.
-
-
vovinam – 09/07/2017
a diệp vấn ơi bài thiền động kia có giống thiền bất động ko a, khí huyết thu vào đan điền có nhiều hơn ko a
-
Bình Vịnh Xuân – 20/07/2017
Thiền tĩnh (bất động) chủ yếu để khí tụ đan điền. Còn thiền động thì ngược lại, chủ yếu để đưa khí huyết từ đan điền tới các bộ phận của cơ thể.
-
-
Long – 25/07/2017
cho em hỏi là em học qua nhều bài rồi,một trong những bài đó có nhắc đến Cầm Nã nhưng em lại tìm ko thấy làm sao em học Cầm Nã đây?
-
Bình Vịnh Xuân – 02/08/2017
Cầm nã sẽ phát sinh ra khi em học xong hết 18 đòn tay, tấn pháp, bộ pháp và Chi Sao. Nói chung nó gần như là giới hạn cuối cùng của kỹ thuật.
-
-
Dau Viet Hai – 29/12/2017
em thay anh Binh giang rat hay ,noi Tieu Niem Dau rat de hieu va doc cau chu ro rang trong bai ca quyet Tieu Niem Dau. ben canh xem danh su Diep Van, em cung thuong xem anh Binh day
-
Bình Vịnh Xuân – 05/01/2018
Cám ơn em đã feedback kết quả rèn luyện. Là một động lực lớn cho anh.
-
-
dauviethai – 10/01/2018
em thay Ly Tieu Long cung chi hoc Tieu Niem Dau va da tro thanh cao thu du da sang lap ra Jeet Kune Do. em van rat thich Tieu Niem Dau
-
Bình Vịnh Xuân – 12/01/2018
Ông học Tiểu Niệm Đầu và Chi Sau đó em. Không những thế sau 3 năm ông học được những gì chưa chắc đã tiết lộ hết.
-
-
dauviethai – 13/01/2018
em de nghi the nay, minh dung nhac den Ly Tieu Long co duoc khong ? vi Ly Tieu Long mat long Ton su Diep Van, Diep Van khong muon nhac den Ly Tieu Long nua ma.
-
Bình Vịnh Xuân – 17/01/2018
Mình trung lập mà em? Ai giỏi cái gì mình noi gương cái đấy.
-
-
Dau Viet Hai – 17/01/2018
em thua anh, em thay Vinh xuan quyen nhieu cai rat hay, no cung giong Thai cuc quyen Duong gia chi it nhu vay . dac diem cua Vinh xuan Hong Kong cung khong khac may voi Thai cuc quyen Duong gia ,danh su Duong Trung Phu cua Thai cuc quyen tung noi : ” cho du song het tuoi troi cung khong the thay het cai hay cua vo thuat” nhung ma Vinh xuan quyen tu Nam Thieu Lam cung nhu Thai cuc quyen tu danh tuong Tran Vuong Dinh doi Minh dua tren co so noi gia quyen, Lao giao, Nho Giao , y hoc… em chi mong rang, Vinh xuan quyen cua minh duoc ruc ro nhu Thai cuc quyen cach may tram nam. Duc Phat Thich Ca Mau Ni da tung day : ” cac con hay tu thap sang duoc ma di”, anh lap trang web chi duong cho chung em tap luyen nhu la nguoi dan duong. em cam on anh da lap ra trang web nay
-
Bình Vịnh Xuân – 09/02/2018
Cám ơn em!
-
-
Đậu Việt Hải – 19/04/2018
em thưa anh, em xin hỏi : tại sao lúc Diệp Vấn tập Tiểu Niệm Đầu giao thoa bát thủ tay lại sát người vậy anh ?
-
Bình Vịnh Xuân – 25/05/2018
Vì đòn đấy ngày xưa dùng để đo trung lộ là chính. Sau này tới thời Hoàng Thuần Lương và càng ngày càng cao lên vì trung lộ cũng thu lại.
-
-
Đậu Việt Hải – 19/04/2018
em xem Nhất đại tông sư Diệp Vấn tập bài Tiểu Niệm Đầu tuy mờ nhưng mà rất đẹp
-
Bình Vịnh Xuân – 25/05/2018
Tuỳ thời và tuỳ người đóng mà em.
-
-
Đậu Việt Hải – 29/05/2018
em thưa anh, em cũng mập như Albert Chong nhưng có khi là mập hơn. em tập Tiểu niệm đầu cùi trỏ không kéo vào trung lộ được. bây giờ phải làm sao anh ?
-
Bình Vịnh Xuân – 12/06/2018
Em chịu khó tập theo cách của Bình Định Gia là ép 2 cùi trỏ vào cùng lúc. Sẽ rất mệt nhưng sẽ tăng cả thể lực cho em luôn.
-
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Your rating Rate… Perfect Good Average Not that bad Very poorYour review *
Name *
Email *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Related products
- Add to cart
Tấn Nhị Tự Kiềm Dương Mã
Rated 5 out of 5 0₫ Tấn Nhị Tự Kiềm Dương Mã quantity - Add to cart
Thâu quyền (thu quyền) đôi
Rated 5 out of 5 0₫ Thâu quyền (thu quyền) đôi quantity - Add to cart
Cổn Thủ (Kwan Sau)
Rated 5 out of 5 0₫ Cổn Thủ (Kwan Sau) quantity - Add to cart
Ứng dụng Tiểu Niệm Đầu
Rated 5 out of 5 0₫ Ứng dụng Tiểu Niệm Đầu quantity
- previous post: Tấn Nhị Tự Kiềm Dương Mã
- next post: Ứng dụng Tiểu Niệm Đầu
Từ khóa » Tiểu Niệm đầu Vịnh Xuân Quyền
-
Tự Học Tiểu Niệm Đầu ( Siu Nim Tao ) - Vịnh Xuân Quyền - YouTube
-
Tiểu Niệm Đầu Vịnh Xuân Quyền HK Hoàng Thuần Lương - YouTube
-
Tiểu Niệm đầu - Bài Quyền "cội Rễ" Của Kỹ Thuật Vịnh Xuân
-
Sức Mạnh Bên Trong Của Bài Tiểu Niệm Đầu
-
Sơ Lược 3 Bài Quyền Căn Bản Của Vĩnh Xuân Quyền | Café Kiểu
-
Chương 14: Hình Trong Tiểu Niệm Đầu - Con đường Vịnh Xuân
-
Vịnh Xuân Quyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vịnh Xuân Quyền Hông Kông - Khẩu Quyết... - Facebook
-
Cách để Học Vịnh Xuân Quyền - WikiHow
-
Khẩu Quyết Tiểu Niệm đầu 1. Mã Khai... - VÕ ĐƯỜNG VỊNH XUÂN
-
Top 14 Cách Tập Tiểu Niệm đầu
-
Sự Ra đời Của Võ Phái Vịnh Xuân Quyền (Kỳ 2): 3 Thủ Pháp Cơ Bản