Chương 14: Hình Trong Tiểu Niệm Đầu - Con đường Vịnh Xuân
Có thể bạn quan tâm
Chương 14. Hình trong Tiểu Niệm Đầu
– Như ta đã nói – Tế Vân giảng giải – các đòn tấn công, phòng thủ của Vịnh Xuân Quyền đều được triển khai từ tư thế tấn Nhị tự kiềm dương. Và bài quyền này cũng vậy.
Và Tế Vân đã đứng sát với mộc nhân và bắt đầu bài quyền, vừa đánh vừa đọc to khẩu quyết:
“Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
Giao thoa than thủ – giao thoa bát thủ – cổn thủ thâu quyền
Nhật tự xung quyền – khuyên thủ thâu quyền (tả – hữu)
Than thủ – bán khuyên thủ – hộ thủ – phục thủ
Trắc chưởng – chánh chưởng – than thủ – khuyên thủ thâu quyền
Tả hữu án thủ – hậu án thủ – tiền án thủ
Lan thủ – phất thủ – lan thủ – song chẩm thủ – tiêu chỉ thủ
Trường kiều án thủ – song đề thủ – thâu quyền
Trắc chưởng – hoành chưởng thâu quyền
Than thủ – chẩm thủ – quát thủ
Lao thủ – hạ lộ hoành chưởng – thâu quyền
Bàng thủ – than thủ – ấn chưởng – thâu quyền
Thoát thủ – liên hoàn xung quyền – thâu cước”
Các môn sinh đều đang trong quá trình tập bài quyền này, nhưng họ cũng phải há hốc mồm ngạc nhiên vì các đòn đánh của sư phụ của họ đều rất có lực, tựa như có thể đánh dập thân và gãy tay mộc nhân.
“Trông có vẻ đơn giản, nhưng khi bắt đầu tập, mọi người sẽ cảm nhận được sự bài bản của nó. Khi ứng dụng vào thực chiến thì phát hiện những tuyệt kỹ cao cấp cũng đều nằm trong bài Tiểu Niệm cả. Luyện Tiểu Niệm không dễ, mà cũng chả khó vì nó chính là những thế đỡ và đánh căn bản nhất của Vịnh Xuân Quyền. Đối với những người mộng mơ cho rằng nó cao siêu, thì nó là cao siêu, khó thành công. Còn đối với ai hiểu đúng, nó là Tiểu Niệm Đầu, tức là “Những khái niệm ban đầu nhỏ bé” thì người đó sẽ sớm thành công hơn.”
“Nhưng để học sao cho hiệu quả thì không phải đơn giản đâu. Anh có biết những yếu tố cơ bản của mỗi bài quyền không?” – Tế Vân quay qua hỏi Túc Cường.
“Dạ, tôi cũng chỉ là người học được vài ba ngón võ, cũng không giám múa lưỡi trước bậc tiền bối” – Túc Cường cũng mạnh dạn trả lời “Đó là Hình, Ý và Khí”.
“Như vậy là anh chàng này cũng là người có căn bản chứ không phải kẻ võ biền” – Tế Vân suy nghĩ.
“Đúng vậy” – Tế Vân tiếp – “Hình là động tác, Ý là ứng dụng và Khí là công lực”. “Hình theo nghĩa là hình ảnh. Tiểu Niệm giúp ta nắm vững được những phân thế cơ bản nhất của 18 đòn tay của Vịnh Xuân Quyền, trong đó có 8 thế đỡ, 4 thế tấn công và nhiều thủ pháp”.
Nói đến đây, Tế Vân ra hiệu cho mọi người đứng vòng tròn, còn mình và Túc Cường ở giữa.
“Anh có thể đứng thế tấn Nhị tự kiềm dương mà không?”
“Dạ được” – Túc Cường đã được nhìn qua tư thế này khi Tế Vân dạy học trò và anh có thể làm được lại ngay.
“Anh còn nhớ khi tỉ thí với cậu học trò Hoàng Phiên của tôi, cậu đã đá với lực khá mạnh vào vùng bụng nhưng cậu ta lại không bị ngã. Như mọi người biết, vùng bùng là mềm nhất, và nếu là vùng bụng dưới thì chỉ cần đánh nhẹ cũng có thể đánh gục được đối phương”.
Lúc này Túc Cường mới ngợ thêm được một điều là dù khi mình đánh trúng phần bụng dưới của Hoàng Phiên thì dù cậu ta không ngã thì cũng khó có thế đứng thẳng được chứ đừng nói là bị đau đớn. Đương nhiên anh biết rõ là Hoàng Phiên chưa hề luyện nội công nên chưa thể dùng nội công để đỡ đòn đánh của mình.
Tế Vân kêu một cậu học trò tới và nói thực hiện đòn đá vào vùng bụng dưới của Túc Cường. Và anh tỏ ra ngạc nhiên vì Tế Vân nói với anh là không được đỡ.
Đòn vừa xuất ra thì anh đã biết ngay trình độ của cậu học viên này quá tệ, tốc độ chậm và thiếu lực. Anh thừa sức tránh né hoặc phản đòn nhưng anh phải trúng một đòn vì anh muốn thử xem ông lão kia định dạy gì cho mình.
Và kết quả là Túc Cường ngã ngửa ra sau và cảm giác hơi đau ở bụng. Nếu ở tư thế chiến đâu bình thường, có lẽ anh đã không bị như vậy. Ở tư thế Chính Nhị tự kiềm dương mã bụng của anh trực diện với đòn đá nên hứng toàn lực của đòn đá nên cảm giác đau sẽ nhiều hơn. Nều ở tư thế tấn thường của anh, phần thân của anh sẽ nghiêng so với hướng đánh, và phần bị đánh sẽ dễ gồng cứng người hơn. Đối với thế tấn này, hai chân vuông góc với hướng đánh, mặt chân quá nhỏ để chống lại đòn đánh vuông góc, do vậy lại càng dễ bị ngã.
Dù bị ngã, nhưng Túc Cường biết là Tế Vân có ý khi sắp đặt như vậy. Anh đứng dậy và tiếp tục chờ đợi.
“Có ai biết anh chàng này đã sai như thế nào khi đứng tấm không?” – Tế Vân hỏi các học viên.
“Nhìn cơ bản thì đúng, nhưng có một số phải chỉnh” – Việt Hương lên tiếng – “Bàn chân của Túc Cường mới chỉ chân song song, chưa chếch vào trong để tạo hình tam giác đều. Nghĩa là mỗi bàn chân là 60 độ so với thân mình. Đầu gối trùng xuống một cách tự nhiên như đang ngồi ghế. Như thế thì kéo đầu gối vào thì mới có thể đứng vững. Chân và hông của Túc Cường lại gồng cứng chứ không buông lỏng tối đa, dẫn tới không cảm nhận được sực cứng cáp của mặt đất và nhanh mỏi. Nếu thả lỏng thì sẽ kết hợp với độ cứng của mặt đất mà thân hình phản sạ lại đòn đánh tới. Thân cũng không đúng tư thế, bụng phưỡn ra, lưng gù, cổ dướn tới trước, dẫn tới thiếu tự tin, khí lực sẽ không truyền lên được, hơi thở cũng vì thế mà mất đi. Cần phải giữ thân thẳng, cảm thấy thăng bằng và trọng tâm nằm trên giữa bàn chân”.
“Anh đã hiểu rồi chứ” – Tế Vân quay ra hỏi Túc Cường.
“Dạ hiểu rõ rồi ạ” – Anh vui mừng, nhưng cũng thán phục cả những nhìn nhận tinh tế từ người bạn thân Việt Hương, cũng thán phục về cách dạy võ của Tế Vân. Ông không chỉ dạy quyền cước đơn thuần mà còn phân tích, giảng dạy cụ thể của thế đứng thì bạn của mình mới có thể truyền đạt lại được như vậy.
Tế Vân lại ra hiệu cho Túc Cường đứng tấn một lần nữa và kêu một học viên khác làm lại đòn đánh đối với Túc Cường.
Lần này thì khác, học viên này là người có trình độ hơn. Đòn đánh đi với tốc độ nhanh và chuẩn sác. Lần này anh biết là sẽ đau nhưng cũng đành nhắm mắt chịu đòn, để mặc cơ thể phản ứng.
Nhưng thật kỳ lạ, đòn chỉ hơi đau dù tai của Túc Cường đã nghe rõ đòn đánh vào bụng mình tạo thành tiếng lớn. Và anh không ngã. Toàn thân anh bị đẩy về phía sau một chút và hạ thấp hơn. Lúc này anh lại nghiệm ra thêm một điều: trọng tâm càng thấp thì càng vững.
“Tư thế sai thì người ta búng một cái cũng đổ. Lấy hai ngón tay kéo một cái cũng ngã” – Tế Vân tiếp “Nếu sai hình thì không bao giờ tới được giai đoạn Ý, hoặc được một phần Ý chứ không bao giờ đến được giai đoạn Khí. Cho nên đã tập là phải đúng hình trước đã. Đúng hình thì đúng theo thế Chính thân kiềm dương mã. Cảm thấy đứng vững như bàn thạch, người hẩy không ngã, kéo không đi. Đứng đúng thì đánh vào các bộ phận trên cở thể sẽ không bị đau. Đúng hình thì bất kỳ một thủ pháp nào thì cũng cảm thấy được sự mạnh mẽ của nó, buông lỏng nhưng lại cực kỳ vững chắc. Giống như ta làm một nhà xưởng bằng khung thép ấy. Những thanh thép nhỏ nhưng kết cấu lại thì cực kỳ chắc chắn. Hãy tưởng tượng chúng ta đang kết cấu cái “ngôi nhà” cơ thể của chúng ta từ những mẩu xương. Những bó gân chỉ còn là những mối hàn nhỏ. Và hãy cảm nhận sự chắc chắn đó từ những góc độ khoá khớp đúng”.
Từ khóa » Tiểu Niệm đầu Vịnh Xuân Quyền
-
Bài Quyền 1: Tiểu Niệm Đầu (Siu Nim Tao) | Tự Học Vịnh Xuân ...
-
Tự Học Tiểu Niệm Đầu ( Siu Nim Tao ) - Vịnh Xuân Quyền - YouTube
-
Tiểu Niệm Đầu Vịnh Xuân Quyền HK Hoàng Thuần Lương - YouTube
-
Tiểu Niệm đầu - Bài Quyền "cội Rễ" Của Kỹ Thuật Vịnh Xuân
-
Sức Mạnh Bên Trong Của Bài Tiểu Niệm Đầu
-
Sơ Lược 3 Bài Quyền Căn Bản Của Vĩnh Xuân Quyền | Café Kiểu
-
Vịnh Xuân Quyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vịnh Xuân Quyền Hông Kông - Khẩu Quyết... - Facebook
-
Cách để Học Vịnh Xuân Quyền - WikiHow
-
Khẩu Quyết Tiểu Niệm đầu 1. Mã Khai... - VÕ ĐƯỜNG VỊNH XUÂN
-
Top 14 Cách Tập Tiểu Niệm đầu
-
Sự Ra đời Của Võ Phái Vịnh Xuân Quyền (Kỳ 2): 3 Thủ Pháp Cơ Bản