Bài Soạn Lớp 7: Qua đèo Ngang

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ 19 ở làng Nghi Tàm nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội.
  • Bà là một nữ sỹ tài hoa hiếm hoi trong thời trung đại.
  • Hiện còn để lại 6 bài thơ Nôm Đường luật trong đó có bài qua đèo ngang.

2. Tác phẩm:

  • Xuất xứ: Bài thơ được ra đời thế kỉ 19, khi bà lần đầu xa nhà, xa quê vào kinh đô Huế nhận chức “cung trung giáo tập” (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ nhà vua).
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú …

Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Đường luật là luật thơ có từ đời Đường, từ năm 618 đến năm 907 ở Trung Quốc.
  • Số câu: gồm 8 câu trong 1 bài.
  • Số chữ: 7 chữ trong 1 câu.
  • Cách gieo vần: chỉ 1 vần – cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8: tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).
  • Phép đối sử dụng ở các cặp câu: 3 – 4; 5 – 6.

Ví dụ: Lom khom/dưới núi/tiều vài chú

Lác đác/bên sông/chợ mấy nhà

  • Có luật bằng trắc, luật niêm chặt chẽ.
  • Bố cục có 4 phần: Đề - Thực - Luận - Kết.

=> Không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật.

Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào …

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

Cảnh tượng Đèo Nganh được miêu tả ở thời điểm: bóng xế tà. đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác.

Vì vậy, thời điểm đó giúp cho tác giả dễ bày tỏ tâm trạng buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.

Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? .

Trả lời:

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết:

  • Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước.
  • Thời gian: chiều tà, ngày hết => cảm giác buồn vắng.
  • Âm thanh: Chim đa đa gợi lên nỗi nhớ nhà, chim quốc quốc thể hiện nỗi niềm nhớ nước => càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
  • Con người: tiều vai chú lom khom thể hiện sự nhỏ bé, ít ỏi. Ngoài ra, “chợ mấy nhà” thưa thớt, lèo tèo…

Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang …

Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

Qua cách miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên lúc chiều ta, hùng vĩ, bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng con hoang sơ, gợi cảm giác buồn vắng lặng.

Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan …

Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Trả lời:

Khi bước tới Đèo Ngang, tâm trạng bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức.

  • Thứ nhất là mượn cảnh nói tình:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.

Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

=> Sự nuối tiếc thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu thương nhớ, buồn đau.

  • Thứ hai là trực tiếp tả tình thông qua:

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

=>Giữa cảnh vật bao là trời, non, nước mà chỉ có “ta với ta” thể hiện nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng của tác giả.

Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: …

Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

Trả lời:

Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

[Luyện tập] Câu 1: Tìm hàm nghĩa cụm từ ta với ta?

Trả lời:

Điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất, số ít. Hai từ “ta” nhưng chỉ một con người. Ta với ta – mình đối diện mình trong cảnh trời non nước bao la. Điều này để cực tả nổi buồn thầm lặng, cô đơn, hiu quạnh tột cùng của người khách lữ thứ khi không biết chia sẻ cùng ai.

Từ khóa » Bài Qua đèo Ngang Lớp 7